Hiện nay, xét nghiệm ADN huyết thống đã trở nên quen thuộc và được sử dụng trong nhiều quy trình của Tòa án cũng như UBND xã phường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ những thông tin liên quan đến quá trình lấy mẫu, thủ tục đăng ký và quy trình trả kết quả xét nghiệm ADN. Trong bài viết sau đây, chuyên gia tư vấn của NOVAGEN sẽ cung cấp đầy đủ hướng dẫn chuẩn bị xét nghiệm ADN từ A tới Z.

Xét nghiệm ADN mẫu nào là chính xác nhất?

Tuy thuộc vào điều kiện thực tế, mẫu xét nghiệm ADN có thể lấy 1 trong những loại sau và đều đảm bảo độ chính xác của kết quả phân tích ADN, đạt trên 99,999999%:

* Mẫu thông thường:

  • mẫu máu
  • mẫu tế bào niêm mạc miệng
  • mẫu gốc chân tóc
  • mẫu móng tay, móng chân
  • mẫu cuống rốn

* Mẫu đặc biệt:

  • bàn chải đánh răng
  • bã kẹo cao su
  • đầu lọc thuốc lá
  • thìa, dĩa, đũa ăn cơm
  • dịch tinh trùng

Về cơ bản, các loại mẫu thông thường và mẫu đặc biệt đều là sinh phẩm của cùng một người, trong đó chứa các tế bào có thể tách được ADN.

Tuy nhiên, do lượng tế bào ở các mẫu đặc biệt thường ít hơn so với các mẫu thông thường nên quy trình tách chiết ADN sẽ khó hơn, chi phí xét nghiệm cao hơn và thời gian phân tích ADN sẽ lâu hơn. 

Chính vì vậy, đối với các mục đích xét nghiệm ADN huyết thống dân sự tự nguyện chỉ để biết kết quả, các gia đình có thể tự lấy mẫu của những người liên quan tại nhà. 

Do đó, ưu tiên lấy các mẫu sinh phẩm thông thường như:

  • gốc chân tóc
  • móng tay
  • tế bào niêm mạc miệng

>>> Hướng dẫn lấy mẫu tóc:

- chuẩn bị 1 tờ giấy sạch, dùng nhíp nhổ từ từ để thấy được cả gốc chân tóc (là chấm tròn nhỏ ở cuối sợi tóc);

- số lượng tóc cần nhổ: 6-8 sợi (nhiều hơn càng tốt)

- lưu ý: không nhặt tóc hoặc lông đã rụng ở dưới sàn, không dùng kéo cắt ngang sợi tóc

- đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: do gốc chân tóc chưa hoàn thiện nên KHÔNG nhổ tóc, mà thay vào đó lấy các mẫu khác như móng tay, nước bọt...

>>> Hướng dẫn lấy mẫu móng tay:

- Rửa tay sạch sẽ hoặc vệ sinh bằng cồn xịt khuẩn;

- Chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy trắng hoặc giấy ăn sạch để hứng móng tay khi cắt;

- Số lượng móng tay cần cắt: 5-6 móng tay (nhiều hơn càng tốt)

- Nếu móng tay ngắn thì có thể cắt ở cả 2 bàn tay, nếu ít thì cắt thêm móng chân

- Đối với trẻ nhỏ: do móng mỏng hơn người lớn nên thường cắt ở cả 2 bàn tay và cắt thêm móng chân

Trong tình huống không thể lấy được các mẫu thông thường hoặc cần phải bảo mật khi lấy mẫu, chúng ta có thể tìm cách lấy 1 trong các loại mẫu đặc biệt như đã đề cập ở trên.

Đối với các dịch vụ xét nghiệm ADN Cha Con khi đang mang thaixét nghiệm ADN làm khai sinh, phục vụ trưng cầu giám định của Tòa án, quá trình thu mẫu xét nghiệm ADN sẽ do chuyên viên NOVAGEN trực tiếp tiến hành tại các địa điểm thu mẫu của Trung tâm, hoặc tại Tòa án theo quy định.

Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ gì?

Xét nghiệm ADN huyết thống không chỉ với mục đích biết kết quả, mà bản kết quả xét nghiệm ADN còn được sử dụng trong nhiều thủ tục Hành chính, pháp lý khác nhau.

Vì vậy, tùy thuộc vào yêu cầu khi đăng ký xét nghiệm ADN, các loại giấy tờ cá nhân cần thiết sẽ được Trung tâm NOVAGEN yêu cầu cung cấp cụ thể theo từng loại xét nghiệm.

Yêu cầu giấy tờ đối với xét nghiệm ADN dân sự 

Đây là xét nghiệm ADN tự nguyện với mục đích chỉ cung cấp kết quả xác minh quan hệ huyết thống đối với những người liên quan, không dùng làm căn cứ pháp lý cho các thủ tục Hành chính hoặc Tòa án.

Do đó, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin số điện thoại và họ tên của người yêu cầu làm xét nghiệm ADN để Trung tâm có căn cứ khi trả kết quả phân tích ADN.

Đối với mẫu của những người tham gia xét nghiệm, có thể ghi rõ họ tên hoặc bảo mật bằng cách ghi theo kí hiệu mẫu A, B hoặc mẫu Bố, Con...

Mẫu bản kết quả xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện

Yêu cầu giấy tờ đối với xét nghiệm ADN làm khai sinh

Đây là xét nghiệm ADN huyết thống dùng làm căn cứ cho các thủ tục Hành chính tại UBND xã phường, ba gồm đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn hoặc đổi họ cho con trong giấy khai sinh sang họ bố đẻ.

Điểm khác biệt với xét nghiệm ADN dân sự, quy trình đăng ký xét nghiệm ADN làm khai sinh sẽ phải do chuyên viên Trung tâm trực tiếp thu mẫu của bố và con, có thể là tại nhà hoặc tại văn phòng thu mẫu của NOVAGEN.

Ngoài ra, các giấy tờ được yêu cầu cung cấp kèm theo với từng người làm xét nghiệm để chứng minh nhân thân sẽ bao gồm:

* Đối với trẻ con: giấy chứng sinh do bệnh viện cấp; hoặc giấy khai sinh theo họ Mẹ

* Đối với người lớn: CMND hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu

Đối với người chưa đủ tuổi/ chưa có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý cần có chữ ký của người bảo lãnh được chính quyền địa phương xác nhận (có dấu đỏ).

Những người tham gia xét nghiệm sẽ được ghi rõ Họ tên đầy đủ kèm theo những thông tin cá nhân khác (ngày sinh, nơi sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu...), không được phép ghi kí hiệu hoặc ẩn danh.

Ngoài ra, với người từ 18 tuổi trở lên, sẽ có thêm thủ tục lấy dấu vân tay để đưa vào hồ sơ đăng ký xét nghiệm ADN nhằm đảm bảo đầy đủ các thông tin xác thực về nhân thân.

Yêu cầu giấy tờ đối với xét nghiệm ADN Pháp lý tại Tòa án

Đối với các tranh chấp quyền nuôi con; nhận Cha cho Con ngoài giá thú; xác nhận huyết thống khi ly hôn; xác nhận huyết thống để phân chia tài sản thừa kế, thủ tục lấy mẫu giám định ADN huyết thống sẽ được tiến hành tại Tòa dưới sự chứng kiến của Thẩm phán phụ trách và các cơ quan liên quan.

Các giấy tờ và quy trình lấy mẫu sẽ giống như khi làm xét nghiệm ADN khai sinh.

Tuy nhiên, quy trình làm ADN với Tòa án sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

- Tòa sẽ ban hành Quyết định Trưng cầu giám định ADN huyết thống cho các đương sự liên quan;

- Chuyên viên của Trung tâm Xét nghiệm ADN NOVAGEN sẽ có mặt tại Tòa theo thời gian và địa điểm ghi trong Quyết định Trưng cầu để làm thủ tục và thu mẫu xét nghiệm ADN cho các đương sự;

- Các bên liên quan sẽ cùng ký xác nhận vào Biên bản thu mẫu xét nghiệm ADN và sau đó, bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý sẽ được gửi lại trực tiếp cho Thẩm phán thụ lý để giải quyết xác minh huyết thống theo quy trình của Tòa. 

Mẫu bản kết quả xét nghiệm ADN làm khai sinh, Pháp lý...

Thời gian có kết quả xét nghiệm ADN huyết thống

Đối với các xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ (Cha-Mẹ-Con):

Thời gian có kết quả ADN là trong 2 ngày làm việc, áp dụng với các mẫu thông thường như: máu, móng tay, gốc chân tóc, tế bào niêm mạc miệng...

Tại văn phòng NOVAGEN Hà Nội: nếu Quý khách hàng đến làm thủ tục trong buổi sáng thì có thể lựa chọn gói làm nhanh sau 4 tiếng có kết quả

Đối với các xét nghiệm ADN huyết thống không trực hệ:

Thời gian trả kết quả sẽ tùy thuộc vào từng loại quan hệ cần xác minh.

  • Ông nội - cháu Trai: 2 ngày 
  • Bà nội - cháu Gái: 2-3 ngày 
  • Anh em Trai cùng bố: 2 ngày 
  • Chị em Gái cùng bố: 2-3 ngày 
  • Xét nghiệm ADN ty thể theo dòng Mẹ: 3-5 ngày 
  • Xét nghiệm ADN ty thể mẫu hài cốt: 25-30 ngày 
  • Xét nghiệm ADN Cha Con trước sinh (gói thường): 7-8 ngày
  • Xét nghiệm ADN Cha Con trước sinh (gói nhanh): 4-5 ngày

Các trường hợp có nhiều người cùng làm xét nghiệm ADN

Thông thường, 1 ca xét nghiệm ADN sẽ gồm 2 người, mỗi người có thể lấy nhiều loại mẫu khác nhau để gửi tới Trung tâm NOVAGEN phân tích ADN.

Trong thực tế, thường gặp các ca gồm 1 bố và nhiều con.

Khi đó, từ con thứ 2 trở đi sẽ chỉ tính thêm 1,000,000đ/người

Với trường hợp 1 con và nhiều bố nghi vấn cũng áp dụng tương tự như vậy.

Xét nghiệm ADN Cha Con khi đang mang thai có dùng cho Tòa án được không?

Công nghệ hiện nay cho phép xác định quan hệ huyết thống giữa em bé trong bụng mẹ và người Cha nghi vấn ở ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ với độ chính xác cao, đạt trên 99,99%.

Tuy nhiên, do những quy định pháp lý hiện hành, bản kết quả xét nghiệm ADN Cha Con trước sinh chỉ được lưu hành nội bộ trong gia đình.

Sau khi em bé sinh ra, nếu muốn có căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con và các vấn đề huyết thống liên quan khác, gia đình có thể cho cả bố và con tới văn phòng NOVAGEN để làm gói dịch vụ xét nghiệm ADN Cha Con pháp lý.

Khi đó, bản kết quả xét nghiệm ADN mới có đầy đủ giá trị để cung cấp bằng chứng cho Tòa án theo yêu cầu.