Bố con có cùng nhóm máu không? Dựa vào nhóm máu có xác định được mối quan hệ huyết thống không?

Nhóm máu là một trong những yếu tố quan trọng trong lĩnh vực y học và di truyền. Nhiều người thắc mắc tại sao nhóm máu của con không giống nhóm máu của bố mẹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế di truyền nhóm máu, khả năng xuất hiện các nhóm máu khác nhau trong gia đình, và giải đáp câu hỏi "Bố con có cùng nhóm máu không?".

Phân loại nhóm máu

Nhóm máu con người thường được phân thành các hệ thống ABO và Rh. Trong hệ thống ABO, nhóm máu chia thành bốn loại chính: A, B, AB và O. Trong khi đó, hệ thống Rh được đánh giá bằng việc có (+) hoặc (-) sau nhóm máu, ví dụ như A+, O-...

Bố con có cùng nhóm máu không?

Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần hiểu cơ chế di truyền nhóm máu của bố mẹ cho con cái.

Cơ chế di truyền của nhóm máu như sau:

Theo cơ sở khoa học, nhóm máu của người con tự nhiên sẽ được thừa hưởng từ bố mẹ thông qua quá trình di truyền gen. Tuy nhiên, việc nhóm máu của con không nhất thiết phải giống với bố mẹ là do nhóm máu là biểu hiện của kiểu gen. Quá trình xác định nhóm máu của con dựa vào tính trạng trội và lặn trong hệ thống nhóm máu ABO. Các tổ hợp gen khác nhau khi kết hợp ngẫu nhiên sẽ tạo nên những nhóm máu khác nhau. Ví dụ như:

  • Nếu cả bố và mẹ đều có nhóm máu A, con cái có thể có nhóm máu A hoặc O.
  • Nếu cả bố và mẹ đều có nhóm máu B, con cái có thể có nhóm máu B hoặc O.
  • Nếu bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B, con cái có thể có nhóm máu A, B, AB hoặc O.
  • Nếu cả bố và mẹ đều có nhóm máu O, con cái sẽ có nhóm máu O.

Trong hệ thống Rh, nếu một trong số bố mẹ mang nhóm máu Rh âm (-) thì con cái sẽ có thể mang cả hai loại Rh, trong khi nếu cả bố mẹ đều có nhóm máu Rh dương (+) thì con cái cũng có thể mang cả hai loại Rh hoặc chỉ mang nhóm máu Rh dương (+).

Bảng xác định nhóm máu của con theo nhóm máu của bố mẹ

Như vậy, dựa vào cơ chế di truyền ở trên ta có thể trả lời cho câu hỏi tại sao nhóm máu của con có thể không giống nhóm máu của bố mẹ. Con có thể mang nhóm máu giống của bố, mẹ cũng có thể không. Khi kết hợp các gen của bố và mẹ có thể tạo ra một nhóm máu mới của con khác với cả bố và mẹ.

Xác định mối quan hệ huyết thống dựa vào nhóm máu có chính xác không?

Việc xác định mối quan hệ huyết thống dựa vào nhóm máu chỉ mang tính chất tương đối, có độ chính xác không cao, và không được thừa nhận về mặt pháp lý. Con cái có thể cùng nhóm máu với bố mẹ và có thể không giống, nguyên nhân là do gen di truyền quy định.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dựa vào bảng dự đoán nhóm máu người con theo di truyền có thể biết được con bạn có phải con của bạn không. Ví dụ như:

  • Nếu cả bố và mẹ mang nhóm máu A thì con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc là O. Trường hợp mà con sinh ra mang nhóm máu khác với A và O thì có khả năng người con không phải là con của bố mẹ.
  • Nếu cả bố và mẹ đều có nhóm máu B, con cái có thể có nhóm máu B hoặc O. Trường hợp con sinh ra mang nhóm máu khác với B và O thì có khả năng người con không phải con của bố mẹ.
  • Bố mẹ có cùng nhóm máu O mà con lại mang nhóm máu A, B hoặc AB thì hẳn đó không phải con thực sự của họ.

Lưu ý: Xác định mối quan hệ huyết thống dựa vào nhóm máu có xác suất chính xác chỉ khoảng 30%. Đây là một xác suất thấp, không đủ thuyết phục để chứng minh quan hệ huyết thống.

Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ có xét nghiệm ADN là phương pháp xác định được mối quan hệ huyết thống chính xác cao nhất lên đến 99,999999% và được công nhận trước pháp luật.

Xem thêm: Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá xét nghiệm ADN MỚI NHẤT

Xét nghiệm ADN là xét nghiệm công nghệ cao để xác định mối quan hệ huyết thống, đã được sử dụng phổ biến tại các cơ quan hành chính tại Việt Nam.

Bản kết quả xét nghiệm ADN là bằng chứng khoa học đáng tin cậy nhất để giải quyết những nghi vấn về huyết thống này. Vì vậy nếu bạn có nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống trong gia đình, không nên suy đoán qua nhóm máu hay qua vẻ bề ngoài, hãy đến cơ sở xét nghiệm ADN uy tín để tìm lời giải đáp. Mọi bí mật sẽ được bật mí với xét nghiệm ADN.