Xét nghiệm ADN dân sự và xét nghiệm ADN pháp lý giống và khác nhau như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều khách hàng thắc mắc khi có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ADN. Vậy để hiểu rõ hơn về điểm giống và khác biệt giữa hai loại xét nghiệm này, cùng NOVAGEN tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung:
1. Xét nghiệm ADN dân sự, tự nguyện là gì?
Xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện là một phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người trong một gia đình có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp gần. Ví dụ : Cha – con, mẹ – con, ông – cháu, cô/dì/chú/bác – cháu, anh em , chị em…
Xét nghiệm ADN huyết thống dân sự, tự nguyện chỉ nhằm mục đích để gia đình/cá nhân người đi làm xét nghiệm biết được sự thật về tính huyết thống. Nhằm giải quyết các vấn đề như tìm kiếm người thân thất lạc, nghi ngờ việc ngoại tình, xác định nguồn gốc của con ngoài giá thú, hay thậm chí nghi ngờ các tình huống trao nhầm con. Thường xét nghiệm này mang tính chủ động và được thực hiện bí mật.
Vì vậy, nên lưu ý rằng xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện không được sử dụng cho các công việc hành chính pháp lý, do không đảm bảo tính pháp lý và cam kết cần thiết.
Trong xét nghiệm ADN tự nguyện, khách hàng có thể tự chủ động thu mẫu và mang mẫu đi xét nghiệm. Đơn vị xét nghiệm ADN chỉ chịu trách nhiệm độ chính xác trên mẫu được mang tới. Vì mẫu có thể được thu không đúng cách hoặc bị lẫn mẫu, nhiễm mẫu…
2. Xét nghiệm ADN pháp lý, hành chính là gì?
Xét nghiệm ADN hành chính pháp lý là việc thực hiện giám định ADN để phục vụ cho 1 mục đích theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc người làm dịch vụ muốn có thể sử dụng bản kết quả trước cơ quan pháp luật.
Ví dụ: Xét nghiệm ADN khai sinh, xét nghiệm ADN phân chia tài sản, xác định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn, quyền thừa kế, thủ tục visa hay xét nghiệm ADN nhập tịch…
Vì tác động trực tiếp đến lợi ích và luật pháp giữa những người xét nghiệm hoặc trẻ em. Xét nghiệm ADN hành chính cần được thực hiện bởi cơ quan phân tích di truyền và được cam kết và đảm bảo đúng theo quy định pháp lý.
Đối với xét nghiệm ADN pháp lý, đơn vị xét nghiệm chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả xét nghiệm trước cả pháp luật và khách hàng. Do vậy các thủ tục phức tạp hơn, yêu cầu chính xác và đầy đủ các giấy tờ hơn, do vậy chi phí cũng sẽ cao hơn xét nghiệm tự nguyện.
>>> Xem thêm: Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý
3. Điểm giống nhau giữa xét nghiệm ADN Pháp lý và xét nghiệm ADN tự nguyện
Cả 2 dịch vụ về bản chất đều thông qua việc phân tích mẫu xét nghiệm ADN để trích xuất dữ liệu di truyền và thực hiện việc so sánh giữa các mẫu này. Mục tiêu chung của cả hai loại xét nghiệm này là xác định mối quan hệ huyết thống giữa các cá nhân tham gia vào quá trình giám định.
Xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện và xét nghiệm ADN pháp lý tại NOVAGEN đều có độ chính xác như nhau, trên 99.999999%. Điều này là vì về mặt khoa học không cho phép sự chính xác đạt 100% do vẫn có thể xuất hiện xác xuất sai về mẫu, do thời tiết hay môi trường, nhầm lẫn của nhân viên kỹ thuật…
Đây cũng là một trong các điểm khác biệt có thể xảy ra giữa các đơn vị xét nghiệm ADN. Do tính chất chuyên nghiệp khác nhau nên mặc dù công nghệ như nhau và tiêu chuẩn chung như nhau nhưng có thể dẫn ra kết quả khác nhau.
>>> Xem thêm: Thế nào là một địa chỉ xét nghiệm ADN uy tín?
Như vậy, xét nghiệm ADN pháp lý và xét nghiệm ADN tự nguyện đều có độ chính xác như nhau, các loại mẫu “có thể” dùng làm xét nghiệm như nhau.
Tại NOVAGEN, cả 2 loại xét nghiệm trên phiếu kết quả xét nghiệm đều được in chìm Logo của NOVAGEN và chữ ký tay của tiến sĩ Đặng Trần Hoàng cùng hội đồng khoa học nên không thể làm giả. Do vậy nếu có khách hàng cố tình làm giả kết quả ADN sẽ bị phát hiện ngay và còn có thể bị kiện do việc làm giả tài liệu.
>>> Xem thêm: Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?
NOVAGEN cam kết bảo mật 100% đối với mọi thông tin khách hàng đối với cả 2 loại xét nghiệm.
4. Xét nghiệm ADN pháp lý và xét nghiệm ADN tự nguyện khác nhau như thế nào?
4.1. Mục đích sử dụng kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng cho các công việc hành chính pháp luật, bao gồm làm giấy khai sinh cho con, xác định quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn, làm cơ sở phân chia tài sản, tiếp nhận quyền thừa kế, thủ tục visa, nhập tịch… Trong khi đó, xét nghiệm ADN huyết thống dân sự, tự nguyện không có giá trị pháp lý nên không được sử dụng trong các công việc hành chính pháp lý.
4.2. Mẫu chọn làm xét nghiệm
Do có mục đích khác nhau nên xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện và xét nghiệm ADN hành chính có sự ưu tiên khác nhau về mẫu xét nghiệm. Cụ thể:
- Đối với mẫu xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện
Sử dụng mẫu xét nghiệm: mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay, móng chân, mẫu tóc có gốc chân tóc,…Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể sử dụng các mẫu xét nghiệm đặc biệt như bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…
Lưu ý: Với các mẫu khó đặc biệt vừa kể phía trên sẽ phát sinh chi phí xét nghiệm do rất khó tách ADN ra khỏi vật dụng đã sử dụng.
Không chỉ vậy, xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện còn có thể tự thu thập mẫu tại nhà và sau đó gửi chúng tới trung tâm xét nghiệm. Người tham gia có thể chọn ghi tên thật hoặc sử dụng một hình thức đánh dấu hiệu nhận biết riêng tư để bảo vệ quyền riêng tư của họ (tên giả).
- Đối với mẫu xét nghiệm ADN pháp lý
Mẫu được ưu tiên sử dụng: mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng (nước bọt). Trên lý thuyết, các mẫu như móng tay, gốc chân tóc… vẫn có thể được dung làm xét nghiệm ADN pháp lý. Nhưng có 2 lý do khiến mẫu máu hoặc niêm mạc miệng được ưu tiên hàng đầu vì:
– Một số cơ quan chức năng sẽ chỉ công nhận hoặc yêu cầu mẫu xét nghiệm phải là thu trực tiếp trong cơ thể người làm xét nghiệm ( máu, niêm mạc miệng)
– Nồng độ ADN trong các mẫu máu, nước bọt sẽ nhiều hơn, cũng dễ tách chiết và tinh khiết hơn. Từ đó kết quả xét nghiệm càng đảm bảo tính chính xác hơn.
4.3. Thủ tục xét nghiệm
Do có mục đích khác nhau, nên xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện và xét nghiệm ADN hành chính có các yêu cầu khác nhau về thủ tục thu mẫu. Cụ thể:
- Thủ tục xét nghiệm ADN tự nguyện
Xét nghiệm ADN tự nguyện, khách hàng có thể tự mang mẫu tới hoặc gửi mẫu tới trung tâm xét nghiệm, có thể sử dụng thông tin khác tên thật.
Vì vậy, trong trường hợp này khách hàng phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về danh tính người tham gia xét nghiệm cũng như độ chính xác của mẫu. Nếu mẫu sai, thu sai cách hoặc bị lẫn, nhiễm mẫu, tráo mẫu thì đơn vị xét nghiệm không chịu trách nhiệm.
- Thủ tục xét nghiệm ADN pháp lý
Trong thủ tục xét nghiệm ADN pháp lý, đơn vị xét nghiệm phải trực tiếp thu mẫu trên người các nhân sự tham gia vào ca xét nghiệm. Bên cạnh đó, đơn vị xét nghiệm phải trực tiếp kiếm tra giấy tờ tùy thân gốc của người tham gia ca xét nghiệm.
Nếu bạn là công dân Việt Nam đủ tuổi có chứng minh thư mang theo giấy tờ tùy thân bản gốc khi đến thực hiện xét nghiệm, nếu trẻ em hoặc dưới 18 tuổi chưa có giấy tờ trên thì có thể mang theo giấy khai sinh có xác nhận của chính quyền hoặc giấy chứng sinh của bệnh viện bản gốc, nếu người làm xét nghiệm là người nước ngoài mang theo hộ chiếu bản gốc.
Tiếp đến, các chuyên viên xét nghiệm sẽ chụp ảnh và lăn vân tay của người làm xét nghiệm (yêu cầu bắt buộc).
Cuối cùng, bản kết quả do có tính pháp lý nên đơn vị xét nghiệm phải được cấp phép đầy đủ bởi các cơ quan thẩm quyền để khi các tòa án, cơ quan chức năng kiểm tra , bản kết quả mới có hiệu lực.
4.4. Bản kết quả xét nghiệm ADN
Bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý do NOVAGEN cung cấp sẽ có đầy đủ thông tin ảnh chụp chân dung và giấy tờ cá nhân của mỗi người làm xét nghiệm ADN (hộ chiếu, CMND, căn cước công dân, giấy chứng sinh, giấy khai sinh theo họ mẹ,…). NOVAGEN chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả xét nghiệm trước các cơ quan pháp lý nhà nước. Bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý có tính pháp lý cao và là bằng chứng có giá trị quyết định trong các phiên Toà.
Bản kết quả xét nghiệm ADN dân sự do NOVAGEN cung cấp sẽ có các thông tin cá nhân sẽ được điền theo yêu cầu của người đăng ký làm xét nghiệm. NOVAGEN cam kết trả kết quả chính xác tuyệt đối trên mẫu xét nghiệm nhận được.
4.5. Chi phí xét nghiệm
Xét nghiệm ADN pháp lý sẽ có chi phí cao hơn xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện. Hiện tại, giá xét nghiệm ADN cha con dân sự tự nguyện tại NOVAGEN là 2.500.000 đồng. Giá xét nghiệm ADN pháp lý đang áp dụng trọn gói chỉ còn 3.500.000đ cho 1 ca gồm bố-con.
>>> Xem thêm: Giá xét nghiệm ADN là bao nhiêu?
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết Xét nghiệm ADN dân sự và xét nghiệm ADN pháp lý giống và khác nhau như thế nào? Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định về việc lựa chọn gói dịch vụ giám định huyết thống phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký dịch vụ hoặc nhận tư vấn miễn phí, xin vui lòng liên hệ với NOVAGEN theo hotline 083.424.3399. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
Mời các bạn theo dõi những thông tin hữu ích mới nhất trên Fanpage của chúng tôi.