Mẫu máu là một mẫu sinh phẩm phổ biến trong việc thực hiện xét nghiệm ADN đem lại kết quả chính xác tới 99,999999%. Cùng với mẫu niêm mạc miệng, mẫu máu là loại mẫu được ưu tiên trong các xét nghiệm ADN pháp lý. Vậy cách thu mẫu máu được thực hiện như thế để xét nghiệm ADN. Xin mời theo dõi bài viết sau đây.
Nội dung:
Mẫu máu dùng trong xét nghiệm là gì?
Mẫu máu là một phần nhỏ của máu được thu từ cơ thể để sử dụng cho mục đích xét nghiệm. Trong xét nghiệm ADN, mẫu máu chứa ADN của mỗi cá nhân, giúp xác định mối quan hệ huyết thống, đặc điểm di truyền, hoặc sàng lọc các vấn đề sức khỏe.
Để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm chính xác, việc thu thập và xử lý mẫu máu phải được thực hiện cẩn thận, theo đúng quy trình được hướng dẫn từ chuyên gia.
Ưu điểm của xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
- Quy trình thu mẫu nhanh chóng, chỉ cần 10 phút là có thể thu được mẫu chuẩn dùng trong xét nghiệm ADN
- Thời gian làm xét nghiệm nhanh, có thể trả kết quả từ 4h kể từ khi Lab nhận được mẫu
- Thời gian bảo quản được lâu, vì máu tươi hay máu khô đều có thể dùng được để phân tích ADN.
- Không bị nhiễm khuẩn vì được lấy và bảo quản trong môi trường an toàn, vô trùng.
- Có thể sử dụng mẫu máu tĩnh mạch của mẹ để xét nghiệm ADN thai nhi ngay từ khi mang thai.
- Là mẫu phẩm được ưu tiên sử dụng trong xét nghiệm ADN pháp lý.
Nhược điểm của xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
- Quá trình lấy mẫu máu có thể gây không thoải mái cho người xét nghiệm.
- Đòi hỏi bảo quản đặc biệt: Nếu không được bảo quản đúng cách, mẫu máu có thể trở nên không sử dụng được sau thời gian ngắn.
- Quá trình thu mẫu cần người có kỹ thuật chuyên môn.
- Quá trình thu mẫu cần người có kỹ thuật chuyên môn.
- Không áp dụng cho người ghép tủy, người có tiền sử truyền máu trong thời gian gần hoặc ngay trước thời điểm xét nghiệm ADN.
Cách thu mẫu máu để thực hiện xét nghiệm ADN
Mẫu máu được dùng cho cả xét nghiệm ADN pháp lý và xét nghiệm ADN tự nguyện. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thu mẫu máu để thực hiện xét nghiệm ADN cho từng loại hình dịch vụ.
1. Thu mẫu máu để làm xét nghiệm ADN pháp lý
Bước 1: Điền thông tin vào đơn đăng ký xét nghiệm.
Bước 2: Xác nhận người được lấy mẫu qua giấy tờ tùy thân (Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy chứng sinh…) và gương mặt ngoài đời. Ghi đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu.
Bước 3: Chụp ảnh 3*4 (kích thước 3cm*4cm) người được lấy mẫu và các giấy tờ tùy thân (căn cước công dân với người lớn và giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh đối với trẻ nhỏ).
Bước 4: Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu…
Bước 5: Dùng bông y tế đã tẩm cồn lau sạch vị trí lấy mẫu.
Bước 6: Lấy máu bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng (Kim tiêm, kim chích máu…).
Bước 7: Thấm lấy từ 2-3 giọt máu lên thẻ lấy mẫu/ gạc/ tăm bông vô trùng.
Bước 8: Sát trùng lại bằng bông cồn tại vị trí lấy mẫu.
Bước 9: Cho vào phong bì đựng mẫu (không đựng mẫu trong túi nilon hoặc hộp kín).
Bước 10: Lập Biên bản thu mẫu.
2. Thu mẫu máu để làm xét nghiệm ADN tự nguyện
Với xét nghiệm ADN tự nguyện, khách hàng không cần phải xác minh danh tính, cũng như cần phải được chuyên viên xét nghiệm trực tiếp thu mẫu. Tuy nhiên, các bước thu mẫu cần được thu theo quy trình chuẩn để mẫu đạt chất lượng tốt nhất.
Bước 1: Điền thông tin vào đơn đăng ký xét nghiệm với các thông tin xác nhận về loại mẫu xét nghiệm.
Bước 2: Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu…
Bước 3: Dùng bông y tế đã tẩm cồn lau sạch vị trí lấy mẫu.
Bước 4: Lấy máu bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng (Kim tiêm, kim chích máu…).
Bước 5: Thấm lấy từ 2-3 giọt máu lên thẻ lấy mẫu/gạc/tăm bông vô trùng.
Bước 6: Sát trùng lại bằng bông cồn tại vị trí lấy mẫu.
Bước 7: Cho thẻ lấy mẫu/gạc/tăm bông vô trùng vào phong bì đựng mẫu (không đựng mẫu trong túi nilon hoặc hộp kín).
Các bước thực hiện cần được thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho người tham gia xét nghiệm, tránh lẫn mẫu, nhiễm mẫu để nhanh chóng có được kết quả xét nghiệm ADN chính xác và nhanh chóng nhất.
Xem thêm bài viết: Lẫn mẫu – nhiễm mẫu xét nghiệm ADN là gì?
Kết luận
Mẫu máu là một trong những loại mẫu được ưu tiên trong việc dùng để xét nghiệm ADN, đặc biệt là trong xét nghiệm ADN pháp lý. Việc lấy mẫu máu tương đối đơn giản, an toàn và không xâm lấn. Lượng máu thu thập đủ nhỏ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lấy mẫu, nhưng vẫn chứa đủ ADN để phân tích.
Tuy nhiên, để việc thu mẫu máu diễn ra an toàn và đạt chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên NOVAGEN để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm bài viết: Các bước xét nghiệm ADN