Thư viện công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam

Xét nghiệm ADN cha/mẹ con

 

 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 
Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì?

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì phải làm gì? Trên thực tế hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện phụ sản, sản nhi hay khoa sản tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh thành phố đều đã có những quy định, hệ thống để đảm bảo không trao nhầm con cho mẹ. 

Tuy nhiên, mỗi bệnh viện lại áp dụng một cách thức khác nhau và do đó quy trình chưa được đồng bộ ở các tuyến dưới, đặc biệt là tuyến xã, huyện. Bên cạnh đó, việc sơ sót trong quá trình tắm, thăm khám, điều trị,.. cho trẻ sơ sinh tuy hiếm xảy ra nhưng hoàn toàn có thể gây nên tình trạng trao nhận nhầm bé. Vậy khi có nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 

Quy định tránh nhầm lẫn mẹ con tại bệnh viện sản, khoa sản hiện nay

Từ năm 2014 đến nay, nhiều bệnh viện phụ sản, sản nhi tại các tỉnh thành phố, cũng như khoa sản tại các bệnh viện lớn đã ứng dụng quy trình đeo vòng đánh dấu cho cả mẹ và con, để tránh nhầm lẫn dẫn tới trao nhầm con cho mẹ. 

Vòng đánh dấu mẹ con là loại vòng nhựa dẻo mềm, không thể tháo ra trong suốt thời gian tại bệnh viện. Trên vòng có đầy đủ thông tin của mẹ và bé, mã số nhập viện,… được ghi bằng mực không phai. 

Mã số của mỗi bộ vòng mẹ -con sẽ do điều dưỡng trưởng quản lý, được phát từng ngày theo số lượng sản phụ và em bé chào đời. Vòng cho hai mẹ con sẽ chỉ được cắt khi xuất viện, và sẽ được bệnh viện tiêu hủy sau đó. 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 
Quy định đeo vòng cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại các bệnh viện sản hiện nay

Mỗi bệnh viện sẽ có quy trình đeo vòng đánh dấu cho trẻ sơ sinh và sản phụ khác nhau, song sẽ đều dựa trên những bước như sau: 

1) Khi nhập viện sinh, mẹ sẽ được đeo vòng tay ghi tên, tuổi, mã số nhập viện. 

2) Tại thời điểm trẻ chào đời sẽ được cắt dây rốn, lau người sạch sẽ và thực hiện da kề da với mẹ. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ ghi chép lại tên mẹ, giới tính và tên tạm đặt/biệt danh của bé lên vòng và đeo vòng cho con. Ngoài ra có thể ghi thêm thông tin cân nặng, giờ sinh,… tùy từng bệnh viện.

3) Với sản phụ hôn mê hoặc cần điều trị sau khi sinh, bệnh viện sẽ trao em bé cho người nhà đã được sản phụ xác nhận trước đó. Người nhà sẽ có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên vòng tay của bé. 

3) Thông tin trên vòng của mẹ và con đều sẽ không bị mờ kể cả khi tắm gội bằng xà phòng. Bác sĩ hay hộ sinh nào là người đỡ đẻ cho bé thì người đó cũng sẽ là người trả bé cho mẹ sau khi tắm hay thực hiện thăm khám, chiếu đèn vàng da,… ,. Cả nhân viên y tế và mẹ đều phải có trách nhiệm kiểm tra lại số trên vòng của bản thân mình, của con sau khi trao nhận.

Với quy trình kể trên, việc trao nhầm con là trường hợp rất hiếm gặp. Tuy nhiên đây chỉ là quy trình đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện chứ chưa phải quy trình chuẩn nhận diện trẻ sơ sinh tránh nhầm lẫn do Bộ Y tế chính thức ban hành. Do đó, tuy hiếm gặp song khả năng trao nhầm con vẫn có thể xảy ra.

Một số dấu hiệu nghi ngờ trao nhầm con tại bệnh viện

Trẻ mới sinh thường có khuôn mặt “tương tự” nhau, là bởi các đường nét chưa nảy nở và được định hình rõ ràng. Do đó nếu chỉ nhìn vào khuôn mặt của bé thì sẽ khó có thể phân biệt được rằng con có đúng là của mình hay không. Vậy dựa vào đâu để có thể phỏng đoán, nghi ngờ về việc trao nhầm con trong bệnh viện?

Trao nhầm ngay từ thời điểm trong phòng sinh: Tình huống này khá hiếm gặp, bởi mỗi ca đỡ đẻ thường hoặc ca đẻ mổ đều có 1 ê-kíp bác sĩ, hộ sinh, y tá, điều dưỡng riêng vfa do đó rất khó để có thể trao nhầm con. 

Và trong trường hợp này cũng rất khó để có thể xác minh được liệu đứa bé có phải con ruột không, ngoài việc dựa vào giới tính và số cân nặng phỏng đoán khi siêu âm. Tuy nhiên đây cũng là những thông tin không được xác thực và hoàn toàn có thể sai lệch

Trên thực tế, đã từng ghi nhận một trường hợp nghi ngờ con bị trao nhầm vì giới tính con lúc sinh ra có sự khác biệt so với siêu âm. Song khi làm xét nghiệm ADN cha mẹ con, đã xác nhận rằng đứa trẻ là con ruột của cha mẹ. 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 
Trao nhầm con ở bệnh viện có những dấu hiệu gì?

Trao nhầm trong quá trình tắm, thăm khám, điều trị cho bé: Đây là tình huống được ghi nhận khá nhiều khi phát hiện trao nhầm con tại bệnh viện. 

Hiện nay với quy trình đeo vòng đánh dấu cho trẻ sơ sinh và sản phụ, việc trao nhầm con khó có thể xảy ra. Tuy nhiên cha mẹ, người thân không nên chủ quan mà cần kiểm tra quần áo, tã lót, vòng tay của bé mỗi ngày, đặc biệt là khi nhận bé từ tay y tá. 

Nếu trên cơ thể bé có đặc điểm nổi bật nào đó, ví dụ vết chàm, vết bớt,… cần lưu ý kiểm tra kỹ càng. Ngoài ra mẹ có thể quan sát thói quen riêng của bé khi ăn, trạng thái khi ngủ, độ dài giấc ngủ, phản ứng khi buồn ngủ (gắt ngủ), tóc và phần thóp của con,… để phỏng đoán. 

Phát hiện trao nhầm khi bé đã trở về nhà: Khi bé đã phát triển, đường nét khuôn mặt rõ nét hơn và đã có thể nhìn ra được bé có giống cha hay mẹ không. Nếu như càng lớn, bé càng không giống cha mẹ hay bất cứ người thân nào trong gia đình, thì cha mẹ có quyền nghi ngờ rằng bé có thể đã bị trao nhầm từ bệnh viện. 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì?

Khi có nghi ngờ về việc trao nhầm con, cha mẹ cần bình tĩnh, ổn định tâm lý và tiến hành tìm hiểu, xác minh thông tin rõ ràng. Sau đó tiến hành xét nghiệm ADN mẹ con để có căn cứ khoa học chính xác về mối quan hệ mẹ con ruột giữa người mẹ và đứa trẻ.

1. Kiểm tra lại những mốc thời gian đáng nghi

Việc trao nhầm con thường được ghi nhận trong quá trình bé đi tắm, chiếu đèn vàng da hoặc điều trị tại khoa sơ sinh, tức là trong những khoảng thời gian tách biệt với mẹ và người thân. Do đó, nếu có nghi ngờ về việc trao nhầm con, cha mẹ cần rà soát lại những thời điểm đáng ngờ, liên hệ bệnh viện để được hỗ trợ kiểm tra camera, liên lạc với những sản phụ khác cùng thời điểm,…

2. Nhờ sự trợ giúp từ các sản phụ cùng phòng sinh

Nếu giữ thông tin liên lạc với sản phụ cùng phòng hoặc người thân của các sản phụ khác, hãy liên hệ với những gia đình đó để tìm hiểu và xác minh thông tin. Bạn có thể nhờ những gia đình này cho xem ảnh chụp của đứa trẻ, hỏi han về đứa trẻ,… để nhờ sự trợ giúp từ họ. 

3. Xét nghiệm ADN mẹ – con giữa người mẹ với đứa trẻ

Hiện nay phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống mẹ con giữa người mẹ với đứa trẻ là cách thức chính xác nhất để có thể xác minh xem liệu có bị trao nhầm con ở bệnh viện được hay không. 

Những dấu hiệu nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện kể trên mới chỉ là phỏng đoán, do đó, chỉ có xét nghiệm ADN mới có thể đưa ra kết luận chính xác liệu đứa trẻ có phải con ruột của người mẹ hay không. 

Nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện thì nên làm gì? 
Xét nghiệm ADn mẹ con là cách chính xác nhất để xác minh liệu có trao nhầm con ở bệnh viện hay không

Xét nghiệm ADN là phương pháp sử dụng mẫu sinh phẩm con người, bao gồm 01 trong các loại mẫu máu, niêm mạc miệng (nước bọt), tóc có gốc chân tóc, móng tay/chân hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh, sau đó tách lấy phần ADN có trong nhân tế bào để thực hiện so sánh giữa các điểm gen (locus gen) giữa hai người, mà ở đây cụ thể là mẹ và con. 

  • Nếu mã ADN của mẹ và con trùng khớp thì đứa trẻ là con ruột của người mẹ, tức là không có tình huống trao nhầm con.
  • Nếu mã ADN của mẹ và con không trùng thì đứa trẻ không phải con ruột của người mẹ, tức là nhiều khả năng đã xảy ra tình huống trao nhầm con ở bệnh viện, hoặc cố tình bị tráo. 

Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm ADN mẹ con là 99,999999%, tức là gần như tuyệt đối. 

Lý do là bởi, ADN của mỗi người là duy nhất và không thay đổi từ lúc là một hợp tử cho tới khi sinh ra, lớn lên, già đi và khuất núi. Mã ADN của con được tạo nên từ 50% ADN mẹ ruột và 50% cha ruột, tức là những điểm gen (locus gen) thể hiện mối quan hệ mẹ con trong bộ ADN con sẽ trùng khớp với ADN của mẹ. 

Có thể nói rằng, mã ADN của mỗi người giống như dấu vân tay độc nhất không thể làm giả, trong mã ADN giữa mẹ và con ruột luôn luôn thể hiện những thông tin về mặt di truyền do mẹ truyền cho con. Do đó, với những trường hợp có nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện, nên thực hiện xét nghiệm ADN mẹ con ruột để tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó 

Chi phí xét nghiệm ADN mẹ con hiện nay chỉ từ 2.500.000 VNĐ cho 1 mẹ – 1 con, kết quả nhận ngay sau nhanh nhất là 4 giờ làm việc và chậm nhất là 02 ngày làm việc. 

Vậy xét nghiệm ADN mẹ con như thế nào? Cha mẹ có thể sử dụng ngay cuống rốn trẻ sơ sinh, sau đó lấy mẫu tóc có gốc chân tóc hoặc móng tay/chân người mẹ để gửi đi thử ADN tại các đơn vị xét nghiệm ADN. Ngoài ra có thể tới trực tiếp trung tâm làm xét nghiệm ADN để chuyên viên xét nghiệm trực tiếp lấy mẫu ADN tại chỗ. Hoặc đặt lịch để chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận bệnh viện/nhà riêng lấy mẫu ADN hai mẹ con. 

Chi tiết tham khảo trong bài viết: Dịch vụ xét nghiệm ADN mẹ con ruột

Ngoài ra, dịch vụ xét nghiệm ADN cha con cũng được nhiều gia đình sử dụng trong tình huống này. 

Bởi có không ít trường hợp gia đình thấy con không giống cha nên nghi ngờ người vợ không chung thủy và tiến hành làm ADN cha con để xác minh sự thật. Khi xét nghiệm ADN cha con thấy con không phải con ruột của cha, mới tiến hành làm thêm xét nghiệm ADN mẹ con, và phát hiện con KHÔNG phải con ruột của cả cha và mẹ. Nói cách khác là đứa trẻ đã bị trao nhầm từ bệnh viện. 

Hiện nay, với quy trình đeo vòng đánh dấu cho trẻ sơ sinh và sản phụ, việc trao nhầm con ở bệnh viện có nguy cơ xảy ra tương đối thấp, gần như là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu đã có nghi ngờ trao nhầm con ở bệnh viện, cha mẹ cần bình tĩnh kiểm tra, xác minh lại thông tin và tiến hành xét nghiệm ADN huyết thống mẹ con giữa người mẹ và đứa trẻ, để có căn cứ xác đáng nhất. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ, mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ