Phải làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm ADN có kết luận không cùng huyết thống với đứa con của mình? Tham khảo những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống, đưa ra giải pháp hợp lý để có quyết định cuối cùng đúng đắn nhất!
Ngày nay, cuộc sống hiện đại làm nảy sinh và thường trực nhiều mối quan hệ phức tạp đi kèm với nhiều nghi vấn về mối quan hệ huyết thống. Nhiều người đã lựa chọn xét nghiệm ADN để làm rõ nghi ngờ về những đứa con. Mỗi kết quả ADN có thể là niềm vui cho gia đình này, nhưng có thể là nỗi buồn và thậm chí là chia ly của một gia đình khác…
Khi đối mặt với tình huống: đứa con mình nuôi bấy lâu nay lại có kết luận không cùng huyết thống, không phải là con mình, nhiều người đã “sốc”, không dám tin vào sự thật phũ phàng và nghi ngờ về độ chính xác của bản kết quả.
Vậy phải làm gì khi kết quả xét nghiệm ADN có kết luận KHÔNG cùng huyết thống? Những thông tin NOVAGEN cung cấp dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống, đưa ra giải pháp và cách xử lý để đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất!
Nội dung:
Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm ADN có kết luận không cùng huyết thống?
Khi đối mặt với kết quả xét nghiệm ADN có kết luận không cùng huyết thống mà vẫn có những băn khoăn, nghi ngờ, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin sau để khẳng định lại độ chính xác của kết quả, giúp bạn giải quyết tình huống này thông thái nhất.
Xác nhận lại kết quả và thảo luận thêm với chuyên viên tư vấn
Khi nhận bản kết quả xét nghiệm ADN, hãy liên hệ trực tiếp với trung tâm xét nghiệm để hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm, đặt câu hỏi cụ thể về quá trình xét nghiệm, phương pháp thực hiện và bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
Qua cuộc trò chuyện này, bạn có thể nhận được giải đáp chi tiết và rõ ràng, giúp bạn xác định mức độ tin cậy của kết quả và có cái nhìn toàn diện về tình hình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về bất kỳ yếu tố nào có thể tạo ra sự hiểu lầm hoặc nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm.
Giữ sự bình tĩnh & làm lại xét nghiệm với mẫu phẩm khác
Các mẫu dùng xét nghiệm ADN được sử dụng phổ biến hiện nay như: Xét nghiệm ADN bằng máu; tế bào niêm mạc miệng; chân tóc; móng tay
Ngoài ra còn có các mẫu phẩm đặc biệt: Cuống rốn; bã kẹo cao su; đầu lọc thuốc lá; bàn chải đánh răng; dao cạo râu,…
Mặc dù được khuyến nghị nhưng các mẫu trên vẫn là mẫu rất phổ biến khi khách hàng làm xét nghiệm ADN nhất là tự nguyện dân sự. Lý do đơn giản là vì tâm lý lấy mẫu bí mật nên các loại mẫu trên dễ dàng lấy và không bị người thân nghi ngờ. Nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ về kết quả sai lệch
Các mẫu sinh phẩm đều có thể khẳng định mối quan hệ huyết thống với độ chính xác như nhau, trên 99,999999% nếu chất lượng mẫu đạt chuẩn. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ loại mẫu phẩm nào để tiến hành xét nghiệm.
Tuy nhiên, với các trường hợp làm xét nghiệm ADN tự nguyện, việc khách hàng tự thu mẫu tại nhà và với các mẫu thuộc dạng mẫu khó trước đây như tóc, móng tay hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro làm giảm chất lượng mẫu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:
- Thu mẫu không đúng cách
- Mẫu bị nhiễm chất khác, hư hỏng trong quá trình thu mẫu hoặc bảo quản không đúng cách.
- Nhầm lẫn mẫu giữa các thành viên trong gia đình.
- Bị tráo mẫu
- Thông tin kèm theo mẫu không đầy đủ hoặc không chính xác.
Vì vậy, khi nhận được bản kết quả xét nghiệm ADN không cùng huyết thống, bạn nên bình tĩnh, không vội vàng khẳng định mà nên nhờ tư vấn thêm từ chuyên viên, lựa chọn một mẫu phẩm khác để làm xét nghiệm lại, đối chiếu với bản kết quả ban đầu, khẳng định lại độ chính xác của kết quả.
Để tránh những sai sót trong quá trình tự thu mẫu tại nhà, chú ý những lưu ý sau để đảm bảo chất lượng mẫu tốt nhất!
- Xem kỹ hướng dẫn thu mẫu xét nghiệm ADN đúng cách, xem video, hướng dẫn cụ thể để làm theo.
- Lưu ý vệ sinh dụng cụ khi thu mẫu, hướng dẫn bảo quản mẫu đúng cách để tránh mẫu bị nhiễm và hư hại.
- Mẫu được thu xong nên đánh dấu rõ ràng trên mẫu và đảm bảo mẫu của mỗi người được để riêng để tránh nhầm lẫn.
- Gửi mẫu về trung tâm xét nghiệm càng sớm càng tốt để chất lượng mẫu tốt nhất, tránh trường hợp bị tráo mẫu.
- Kiểm tra kỹ trước khi gửi mẫu đi.
Bằng cách giảm thiểu những rủi ro này, trung tâm xét nghiệm có thể đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao trong kết quả xét nghiệm ADN thu được từ mẫu tự thu.
=> Để được hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm và bảo quản đúng cách từ chuyên gia, liên hệ với chúng tôi
=> Chi tiết: Cách lấy mẫu xét nghiệm ADN tại nhà
Về mặt pháp luật, quy trình thu và nhận mẫu được thực hiện theo thông tư 47/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về quy trình giám định pháp y ban hành ngày 31/12/2013.
Trong quy trình này sẽ gồm có nhiều điểm cần lưu ý:
– Mục IV – 1.4 có nội dung: Chú ý: Chỉ thu mẫu móng tay/móng chân để giám định ADN khi không thể thu được các loại mẫu máu/tóc/tế bào niêm mạc miệng.
– Toàn bộ quy trình giám định ADN
– Điều 5 trong mục IV quy định rõ loại kit sử dụng cho các loại xét nghiệm huyết thống.
Điều này thể hiện nội dung bài viết này phản ánh vấn đề khi sử dụng các mẫu như tóc, móng tay mà ra kết quả không cùng huyết thống thì bạn chưa thực sự đủ căn cứ để xác định mối quan hệ.
Thực hiện xét nghiệm lại ở một trung tâm khác với mẫu chất lượng
Việc thực hiện lại xét nghiệm ADN ở một trung tâm khác là một quyết định hợp lý và cần thiết để khẳng định lại độ chính xác của kết quả, đặc biệt nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về kết quả ban đầu.
Về công nghệ gen nói chung đều có các tiêu chuẩn tại mỗi nước và máy móc khi chạy ra kết quả rất hiếm có trường hợp sai lệch nếu mẫu xét nghiệm đã tiêu chuẩn. Các sai sót xảy ra theo ghi nhận thì hầu như toàn bộ đều liên quan tới vấn đề mẫu xét nghiệm. Bao gồm những việc như bị tráo mẫu, lẫn/nhiễm mẫu trong quá trình lấy.
Đặc biệt khi kết quả đã không như ý, khi làm lại cần sử dụng các mẫu chắc chắn như máu hoặc niêm mạc miệng là tối thiểu.
So sánh kết quả từ hai trung tâm xét nghiệm có thể cung cấp cái nhìn tổng thể và giúp xác định sự nhất quán giữa chúng. Khi kết quả xét nghiệm ADN của hai trung tâm khác nhau KHÔNG đồng nhất, bạn có thể thực hiện các bước sau để giải quyết tình huống này:
Xác nhận thông tin
Đảm bảo rằng bạn đã xác nhận thông tin cá nhân và mẫu xét nghiệm được đánh giá là chính xác và không có sự nhầm lẫn.
Liên hệ lại với trung tâm xét nghiệm
Liên hệ với cả hai trung tâm xét nghiệm đề xuất vấn đề và yêu cầu giải thích về sự chênh lệch trong kết quả. Hỏi về phương pháp xét nghiệm, độ chính xác của các máy móc và quy trình kiểm soát chất lượng.
>> Tham khảo: Quy Trình Xét Nghiệm ADN
Yêu cầu làm lại (nếu cần)
Nếu có sự bất đồng lớn và có sự nghi ngờ về độ chính xác, bạn có thể yêu cầu làm lại xét nghiệm từ ít nhất một trong hai trung tâm. Điều này giúp xác nhận độ chính xác của kết quả.
Xem xét chính sách và quy định
Kiểm tra xem có chính sách hoặc quy định nào từ cả hai trung tâm xét nghiệm về việc giải quyết sự không đồng nhất trong kết quả không. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ quy trình và các bước cần thực hiện.
Thông thường khi có sự khác biệt về kết quả của 2 trung tâm, mà khi làm lại vẫn có sự khác biệt. Bạn sẽ cần làm lại xét nghiệm ở một trung tâm xét nghiệm thứ ba để có một xác nhận bổ sung và độc lập. NOVAGEN khuyến nghị sử dụng 3 đơn vị nhà nước đứng ra làm trọng tài xử lý các trường hợp kết quả ADN lệch nhau giữa 2 trung tâm xét nghiệm:
- Viện Pháp Y Quân Đội
- Viện Khoa học Hình sự Bộ Công An
- Viện Pháp Y Quốc Gia
TẠI SAO LẠI XẢY RA TRƯỜNG HỢP 2 TRUNG TÂM RA 2 KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM?
Trường hợp sai lệch mẫu giữa 2 trung tâm ít xảy ra nhưng không phải không có. Điều này có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố như chất lượng mẫu, quy trình thu mẫu, phương pháp xét nghiệm và độ chính xác của trang thiết bị. Điều quan trọng là thảo luận với chuyên gia để hiểu rõ tình huống và đưa ra quyết định tiếp theo phù hợp.
Theo ghi nhận thì hầu như tất cả các trường hợp xảy ra lệch kết quả, sai kết quả xét nghiệm ADN đều liên quan tới vấn đề mẫu. Cụ thể hơn là với các trường hợp khách hàng tự lấy mẫu. Mẫu dễ xảy ra lẫn/nhiễm nhất là mẫu móng tay do việc dùng chung dụng cụ trong nhà.
Đây cũng là lý do mẫu tóc và móng tay hầu hết không được dùng trong các ca ADN có tính pháp lý như khai sinh, nhập tịch, ly hôn, chia tài sản… vì khả năng lẫn/nhiễm mẫu trong quá trình thu mẫu. Cho dù đã thực hiện các biện pháp vệ sinh công cụ dụng cụ đúng cách
Bạn có thể đọc thêm bài viết về lý do tóc và móng tay hiếm khi được dùng trong các ca ADN pháp lý tại đây.
Mẫu tóc và móng tay có xét nghiệm ADN Pháp lý được không?
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm ADN có kết luận không cùng huyết thống?” Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ADN cũng như những dịch vụ khác tại NOVAGEN, liên hệ qua hotline 083.424.3399 để được tư vấn miễn phí.