I. Xét nghiệm ADN pháp lý là gì ?

Xét nghiệm ADN pháp lý là quá trình kiểm định và xác nhận quan hệ huyết thống giữa các cá nhân, thường được sử dụng trong các vấn đề liên quan đến pháp lý như khai sinh, quyền thừa kế, quyền nuôi dưỡng, nhập tịch…

Không giống như xét nghiệm ADN mục đích dân sự (để biết), kết quả của xét nghiệm ADN pháp lý là bằng chứng bổ sung cho các thủ tục liên quan đến pháp luật, do đó cách thức thu mẫu và làm hồ sơ xét nghiệm sẽ phức tạp hơn dân sự.

Quá trình xét nghiệm ADN pháp lý có tính chất chính xác và độ tin cậy cao, thường được thực hiện bởi các phòng xét nghiệm ADN chuyên nghiệp và được chứng nhận.

Các trường hợp cần làm xét nghiệm ADN pháp lý

Các mối quan hệ cần xét nghiệm ADN pháp lý phổ biến nhất là bố/mẹ - con, ông/bà - cháu, anh/chị/em… Kết quả giám định ADN sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. 

Xét nghiệm ADN pháp lý để làm giấy khai sinh: 

  • Bố mẹ chưa kết hôn, cần phải xét nghiệm ADN pháp lý để thêm tên bố vào giấy khai sinh của con.
  • Mẹ mất nhưng bố mẹ chưa kết hôn, bố con cần làm xét nghiệm ADN để được thêm tên vào giấy khai sinh của con.
  • Trong trường hợp hi hữu không có giấy chứng sinh, người mẹ cũng cần làm xét nghiệm ADN pháp lý để làm giấy khai sinh cho con
  • Bổ sung thêm tên bố/mẹ vào giấy khai sinh
  • Trên giấy khai sinh không ghi tên cha mẹ ruột, cần xét nghiệm ADN pháp lý để được thay đổi thông tin.

>> Tham khảo thêm: Khi Nào Cần Xét Nghiệm ADN Để Làm Giấy Khai Sinh

Tranh chấp tài sản thừa kế, quyền nuôi con

  • Sử dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế (thường với trường hợp con riêng, con ngoài giá thú)
  • Tranh chấp quyền nuôi con giữa cha mẹ không đăng ký kết hôn. 
  • Bổ sung thủ tục pháp lý ly hôn trong trường hợp nghi ngờ con không có quan hệ huyết thống. 

Nhập cảnh, nhập tịch 

Xác định mối quan hệ huyết thống giữa người bảo lãnh và người nhập cư

II. Mẫu tóc và móng tay có xét nghiệm ADN pháp lý được không? 

Không nên sử dụng mẫu tóc và móng tay để xét nghiệm ADN pháp lý

Mẫu tóc và móng tay chỉ được sử dụng cho xét nghiệm ADN pháp lý khi có sự chấp thuận của tòa án. Do đó, hai loại mẫu này phần lớn được dùng để xét nghiệm ADN dân sự. 

Tại sao không nên dùng mẫu tóc và mẫu móng tay để xét nghiệm ADN pháp lý

Về mặt pháp luật, quy trình thu và nhận mẫu được thực hiện theo thông tư 47/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về quy trình giám định pháp y ban hành ngày 31/12/2013.
Trong quy trình này có nêu rõ: Chỉ thu mẫu móng tay/móng chân để giám định ADN khi không thể thu được các loại mẫu máu/tóc/tế bào niêm mạc miệng (Mục IV - 1.4)

Khi công nghệ xét nghiệm ADN chưa phát triển, mẫu móng và tóc vẫn được cho là một loại mẫu xét nghiệm khó bởi nồng độ ADN có thể tách chiết trong mẫu thấp, không đủ để làm xét nghiệm ADN. Nhưng với tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật sinh học, ngày nay có thể dùng mẫu móng và tóc để xét nghiệm ADN huyết thống một cách chính xác. 

Tuy nhiên, đối với mẫu phẩm như tóc và móng lại không được tin dùng trong xét nghiệm ADN pháp lý. Bởi những lý do tiêu biểu như:

  • Lượng ADN trong mẫu thấp: móng và tóc đều là kết quả của quá trình sừng hóa. Hai loại mẫu tóc và móng không có tế bào nên không có ADN trong nhân. Với mẫu tóc, kỹ thuật viên sẽ tách ADN từ gốc nang tóc nơi có các tế bào cùng mạch máu nhỏ li ti có chứa ADN để xét nghiệm. Tương tự với mẫu móng, ADN được lấy từ mảng tế bào rễ móng còn sót lại sau quá trình sừng hóa. Do đó, có thể thấy, lượng ADN trong hai mẫu này không nhiều.
  • Dễ bị nhiễm mẫu: Khác với mẫu máu hay niêm mạc miệng có bộ thu mẫu và dụng cụ riêng biệt, mẫu móng và tóc nếu không được thu đúng quy trình và làm sạch dụng cụ lấy mẫu, vẫn có khả năng mẫu bị nhiễm ADN, rất khó cho ra kết quả chính xác. Điển hình nhất là khi khách hàng tự thu mẫu móng tay, vật dụng cắt móng tay thường sẽ dùng chung của nhiều người, ngay cả bạn bè tới chơi cũng có thể mượn dùng. Khi chưa được làm sạch đúng cách ( dùng tăm bông và cồn lau kỹ nhiều lần) thì ADN thậm chí mẩu móng tay nhỏ thường xuyên lưu lại trên dụng cụ lấy mẫu. Do vậy khi cắt móng tay để mang đi làm xét nghiệm ADN sẽ bị nhiễm vào dẫn tới không lên hoặc lên sai kết quả.

Do vậy trong các ca liên quan tới pháp lý, mẫu phẩm phải do nhân viên thu mẫu trực tiếp lấy: tuy quy trình lấy mẫu đơn giản, dễ thực hiện nhưng để thực hiện đúng các bước và đảm bảo mẫu không bị nhiễm, quá trình thu mẫu phảo do nhân viên thu mẫu có kinh nghiệm thực hiện. Không chỉ vậy, kết quả xét nghiệm có hiệu lực trước pháp luật nên nhân viên sẽ thu mẫu xét nghiệm ADN pháp lý, mọi sai sót nhầm lẫn kết quả do cơ sở xét nghiệm chịu tránh nghiệm. Vì lý do này nên khi làm xét nghiệm ADN pháp lý luôn ưu tiên hoặc bắt buộc dùng mẫu niêm mạc miệng hoặc máu của người cần làm xét nghiệm

Các loại mẫu xét nghiệm ADN pháp lý khuyên dùng 

Xét nghiệm ADN pháp lý yêu cầu độ chính xác cao nên mẫu phẩm sinh học được tin dùng nhất khi xét nghiệm pháp lý chính là máu và niêm mạc miệng. Hai loại mẫu này có nồng độ ADN có trong nhân tế bào cao, khi xét nghiệm phân tách ADN sẽ cho ra kết quả chính xác với thời gian nhanh chóng. 
Điều quan trọng , 2 mẫu này lấy trực tiếp từ bên trong miệng hoặc trong cơ thể người cần lấy mẫu. Do vậy khả năng nhiễm mẫu với mẫu máu là không thể và cực kỳ khó nhiễm với mẫu niêm mạc miệng

III. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm ADN pháp lý được ủy quyền bởi tòa án

Bước 1: Tòa án nhân dân khu vực Quận/Huyện ban hành Quyết định Trưng cầu giám định ADN đối với các đương sự được ủy quyền

Bước 2: Chuyên viên NOVAGEN sẽ có mặt tại Tòa án theo Quyết định Trưng cầu gửi tới văn phòng Trung tâm ADN NOVAGEN.

Bước 3: Quy trình thu mẫu sinh phẩm của từng đương sự sẽ được tiến hành trực tiếp bởi chuyên viên NOVAGEN tại Tòa, trước sự chứng kiến của Thẩm phán và các cơ quan liên quan. Các thủ tục bao gồm:

  • Thu mẫu máu hoặc niêm mạc miệng trực tiếp của mỗi người;
  • Chụp ảnh chân dung;
  • Chụp lại các thông tin cá nhân (giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh cũ đối với trẻ nhỏ; CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với người lớn;
  • Lấy dấu vân tay đối với người từ 18 tuổi trở lên;

>> Tham khảo: Tư Vấn Xét Nghiệm ADN Bằng Mẫu Máu Từ A Đến Z

Bước 4: Chuyên viên NOVAGEN niêm phong túi đựng mẫu sinh phẩm của từng đương sự và chuyển về phòng Lab phân tích ADN đạt tiêu chuẩn Quốc tế của NOVAGEN.

Bước 5: Bản kết quả xét nghiệm ADN đầy đủ sẽ được gửi lại Tòa trong thời gian từ 2-5 ngày tùy theo tiến độ phân tích mẫu sinh phẩm

>> Tham khảo: Kết Quả Xét Nghiệm ADN Có Làm Giả Được Không?

 

Với khách hàng có nhu cầu làm thủ tục pháp lý, nhân viên thu mẫu của NOVAGEN sẽ đến trực tiếp điểm hẹn hoặc khách hàng đến trụ sở của NOVAGEN để thu mẫu.
Quy trình thu mẫu ADN pháp lý:

  • Thu mẫu máu hoặc niêm mạc miệng trực tiếp của mỗi người;
  • Chụp ảnh chân dung;
  • Chụp lại các thông tin cá nhân (giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh cũ đối với trẻ nhỏ; CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với người lớn;
  • Lấy dấu vân tay đối với người từ 18 tuổi trở lên;

>> Tham khảo: Quy Trình Xét Nghiệm ADN

Kết quả sẽ được NOVAGEN gửi lại từ 2 ngày (Gói thường)  hoặc 4 tiếng (Gói nhanh) kèm chữ ký và giáp lai xác nhận. 

Với những trường hợp kết quả xét nghiệm ADN huyết thống không trùng, khách hàng nên xét nghiệm ADN pháp lý thêm lần nữa ở cơ sở xét nghiệm ADN khác. Nếu kết quả vẫn chưa trùng khớp, tòa án sẽ lấy quyết định cuối cùng từ giám định ADN của một trong ba đơn vị Viện Pháp Y Quân Đội, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công An và Viện Pháp Y Quốc Gia. 

>> Tham khảo: Bảng Giá xét nghiệm Huyết Thống tại NOVAGEN