Những đặc điểm tính cách giống nhau trong một gia đình có thể là do di truyền chung và môi trường mà một cá nhân được nuôi dưỡng.
Tính cách (temperament) bao gồm các đặc điểm hành vi như đặc tính xã hội (hòa đồng hoặc nhút nhát), tình cảm (dễ tính hoặc phản ứng nhanh), mức độ hoạt động (năng lượng cao hay thấp), mức độ chú ý (tập trung hoặc dễ bị phân tâm) và tính kiên trì (quyết tâm hoặc dễ nản lòng).
Những ví dụ này đại diện cho một loạt các đặc điểm chung, mỗi đặc điểm có thể có lợi trong một số trường hợp nhất định.
Tính cách vẫn là một đặc điểm kiểu hình khá ổn định, đặc biệt là trong suốt tuổi trưởng thành.
Những tính cách giống nhau trong một gia đình có thể là do di truyền chung và môi trường mà một cá nhân được nuôi dưỡng.
Xem thêm:
- Dấu vân tay có phải do di truyền quyết định?
- Tuổi thọ có phải do di truyền quyết định?
- Màu mắt có được xác định bởi di truyền?
- Trí thông minh có phải do di truyền quyết định?
- Thuận tay trái có phải do di truyền?
- Chiều cao có phải do di truyền?
- Nốt ruồi có được xác định bởi di truyền?
- Má lúm đồng tiền trên khuôn mặt có phải do di truyền quyết định?
Các nghiên cứu về các cặp song sinh cùng trứng (identical twins, những người chia sẻ 100% ADN của họ) và anh chị em sinh đôi khác trứng (non-twin siblings, những người chia sẻ khoảng 50% ADN của họ) cho thấy di truyền đóng một vai trò lớn.
Các cặp song sinh cùng trứng thường có tính cách rất giống nhau khi so sánh với các anh chị em khác của chúng. Ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau được nuôi dưỡng cách xa nhau trong những gia đình riêng biệt cũng có những đặc điểm như vậy.
Các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 20 đến 60% các đặc điểm tính cách được xác định bởi di truyền.
Tuy nhiên, tính cách không có kiểu di truyền rõ ràng và không có gen cụ thể quy định những đặc điểm tính cách cụ thể.
Thay vào đó, rất nhiều (có lẽ hàng nghìn) biến thể gen phổ biến (đa hình) kết hợp với nhau để ảnh hưởng đến các đặc điểm tính cách của từng cá nhân.
Các sửa đổi ADN khác không làm thay đổi trình tự ADN (di truyền biểu sinh) cũng có khả năng góp phần vào các đặc điểm của tính cách.
Các dự án nghiên cứu lớn đã xác định được một số gen đóng vai trò trong quá trình hình thành tính cách.
Nhiều gen trong số này tham gia vào quá trình giao tiếp giữa các tế bào trong não.
Một số biến thể gen nhất định có thể góp phần tạo nên những đặc điểm cụ thể liên quan đến tính cách.
Ví dụ, các biến thể trong gen DRD2 và DRD4 có liên quan đến mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới và các biến thể gen KATNAL2 có liên quan đến tính kỷ luật tự giác và tính cẩn thận.
Các biến thể ảnh hưởng đến gen PCDH15 và WSCD2 có liên quan đến tính xã hội, trong khi một số biến thể gen MAOA có thể được liên kết với tính hướng nội, đặc biệt là trong một số môi trường nhất định.
Các biến thể trong một số gen, chẳng hạn như SLC6A4, AGBL2, BAIAP2, CELF4, L3MBTL2, LINGO2, XKR6, ZC3H7B, OLFM4, MEF2C và TMEM161B góp phần gây ra những trạng thái lo lắng hoặc trầm cảm.
Các yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò trong hình thành tính cách bằng cách ảnh hưởng đến hoạt động của gen.
Ở trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường bất lợi (chẳng hạn như môi trường lạm dụng và bạo lực trẻ em), các gen làm tăng nguy cơ có các đặc điểm tính cách bốc đồng có thể được kích hoạt.
Tuy nhiên, một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường tích cực (ví dụ như một ngôi nhà an toàn và yêu thương) có thể có tính cách điềm tĩnh hơn, một phần là do một bộ gen khác được kích hoạt.
Tài liệu khoa học
- Bratko D, Butković A, Vukasović T. Heritability of personality. Psychological Topics, 26 (2017), 1, 1-24.
- Manuck SB, McCaffery JM. Gene-environment interaction. Annu Rev Psychol. 2014;65:41-70. doi: 10.1146/annurev-psych-010213-115100. PubMed: 24405358
- Power RA, Pluess M. Heritability estimates of the big five personality traits based on common genetic variants. Translational Psychiatry (2015) 5, e604; doi:10.1038/tp.2015.96; published online 14 July 2015. PubMed: 26171985; PubMed Central: PMC5068715
(*) Theo MedlinePlus