Ngày nay, xét nghiệm NIPT đang ngày càng được nhiều mẹ bầu lựa chọn khi có nhu cầu thực hiện sàng lọc trước sinh bởi tính an toàn và cho kết quả chính xác ngày từ tuần thai thứ 9 trở đi. Là một loại hình xét nghiệm công nghệ cao nên quy trình xét nghiệm NIPT và quy trình thu mẫu xét nghiệm NIPT cần được đảm bảo chính xác và khoa học để mang tới bản kết quả cuối cùng có độ tin cậy cao, giúp đưa ra những quyết định y tế chính xác cho thai phụ.
Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi thông qua mẫu máu của người mẹ. Đây là xét nghiệm an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ, thường được thực hiện từ tuần thai thứ 9 trở đi.
Xét nghiệm NIPT được thực hiện bằng cách lấy khoảng 7 – 10ml máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ mang thai, sau đó sử dụng máy móc để phân tích các ADN tự do của thai nhi có trong máu để sàng lọc các nguy cơ về bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi.
Xét nghiệm này không xâm lấn, không tác động đến tử cung nên an toàn tuyệt đối với cả người mẹ mang thai lẫn thai nhi trong bụng. Đặc biệt, những ảnh hưởng có thể xảy ra như khi thực hiện phương pháp chọc ối, sinh thiết nhau thai (rò ối, nhiễm trùng ối, sảy thai, …) sẽ không xảy ra.
Xem thêm: Tổng Hợp 9 Bệnh Di Truyền Lặn Đơn Gen Cần Sàng Lọc Trước Sinh
1. Quy trình thu mẫu xét nghiệm NIPT
Tại NOVAGEN, việc thu mẫu xét nghiệm NIPT nằm trong quy trình thủ tục xét nghiệm NIPT với 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định tuổi thai
Chuyên viên tư vấn sẽ xác nhận lại tuổi thai cùng thai phụ tại tuần thai thời điểm thu mẫu qua phiếu siêu âm để xác định có đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm hay không?
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu
Trước khi tiến hành thu mẫu xét nghiệm NIPT, nhân viên y tế sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm:
- Phiếu đăng ký xét nghiệm NIPT.
- Kim lấy máu.
- Ống đựng mẫu máu.
- Hộp đựng mẫu.
- Bông cồn, panh kẹp, dây garo, găng tay và khẩu trang y tế.
Tất cả dụng cụ đều được đảm bảo vô khuẩn để tránh tình trạng nhiễm mẫu trong quá trình lấy máu. Trước khi thu mẫu, nhân viên y tế sẽ kiểm tra kim và ống đựng mẫu để đảm bảo vẫn còn hạn sử dụng và đúng quy định.
Bước 3: Kiểm tra kim và ống đựng mẫu
- Kim thu mẫu còn nguyên tem mác
- Ống đựng mẫu còn HSD
- Nhân viên thu mẫu đeo gang tay vô khuẩn tránh nhiễm mẫu.
- Các dụng cụ y tế khác đều được đảm bảo vô khuẩn
- Kiểm tra họ tên người được lấy mẫu
- Ghi họ tên người được lấy mẫu, mã ca, tuổi thai vào ống nghiệm
Bước 4: Thu mẫu xét nghiệm NIPT
- Dùng dây Garo cố định trên tay người được lấy mẫu, buộc trên chỗ lấy máu 3 -5 cm
- Xác định và sát trùng vị trí lấy mẫu
- Rút bỏ phần nắp trắng của kim, vặn kim vào giá đỡ
- Vặn bỏ phần nắp đen của kim, lấy ven
- Đưa ống đựng mẫu vào đầu kim còn lại sâu hết phần kim, kim xuyên qua nắp ống
- Máu tự chảy vào ống đựng mẫu cho đến khi hết lực hút chân không (Khoảng 7 – 10ml máu).
- Rút ống máu ra trước, gỡ dây Garo và rút kim, đặt bông vô khuẩn lên vị trí chọc kim để cầm máu, rút kim nhanh
Bước 5: Bảo quản và gửi mẫu
- Nhẹ nhàng đảo ngược ống máu khoảng 5 – 10 lần để trộn các chất hóa học trong ống với máu. Không lắc mạnh vì có thể làm vỡ các tế bào máu
- Đặt ống máu cùng đơn và hộp đựng mẫu
2. Những ưu điểm của phương pháp xét nghiệm NIPT
Xét nghiệm NIPT mang lại nhiều lợi ích so với các phương pháp sàng lọc trước sinh truyền thống, bao gồm:
- Không xâm lấn: Chỉ cần lấy mẫu máu từ người mẹ, tránh các nguy cơ gây hại cho thai nhi như phương pháp chọc ối.
- Độ chính xác cao: Độ chính xác của xét nghiệm NIPT có thể lên đến 99,99% trong việc phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.
- An toàn cho mẹ và bé: Vì không phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn, xét nghiệm này đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và người mẹ.
- Quy trình thu mẫu đơn giản: Với quá trình thu mẫu chỉ khoảng 10 phút xét nghiệm NIPT mang đến sự thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng.
- Phát hiện sớm: Có thể tiến hành từ tuần thứ 10 của thai kỳ, giúp bố mẹ có thời gian chuẩn bị tâm lý và phương án xử lý phù hợp nếu kết quả phát hiện dị tật.
3. Lưu ý khi thực hiện thu mẫu xét nghiệm NIPT
- Xét nghiệm NIPT không thể thay thế hoàn toàn các xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn như chọc ối, nhưng đây là phương pháp sàng lọc hiệu quả cho các bất thường nhiễm sắc thể phổ biến.
- Nếu kết quả NIPT dương tính, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để xác nhận tình trạng của thai nhi và đưa ra những lời khuyên phù hợp
- Xét nghiệm NIPT phù hợp với tất cả các thai phụ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao sinh con mắc các dị tật nhiễm sắc thể như phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên hoặc có tiền sử gia đình liên quan đến các dị tật bẩm sinh.
Xem thêm: Kết Quả Sàng Lọc Trước Sinh Bất Thường, Mẹ Bầu Nên Làm Gì?
Kết luận
Quy trình thu mẫu xét nghiệm NIPT không chỉ đảm bảo tính an toàn, chính xác mà còn giúp thai phụ và gia đình sớm nhận biết các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi. Với công nghệ tiên tiến và quy trình chuyên nghiệp, xét nghiệm NIPT mang lại độ chính xác cao, an toàn tuyệt đối, và là lựa chọn hàng đầu cho các phụ nữ mang thai mong muốn sàng lọc dị tật bẩm sinh mà không gây xâm lấn.