Có rất nhiều gia đình từng rơi vào tình huống trớ trêu khi đứa con sinh ra lại không có nét nào giống với bố. Câu nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” dường như đã trở thành một áp lực vô hình đối với nhiều người, khiến họ phải đối mặt với những ánh mắt soi mói và những lời ra tiếng vào của chính các thành viên trong gia đình lẫn mọi người xung quanh. Vậy tại sao lại xuất hiện trường hợp con đẻ ra không giống bố? Và con đẻ ra không giống bố thì phải làm gì? Tham khảo ngay bài viết được NOVAGEN chia sẻ sau đây để được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể!
Nội dung:
1. Những đặc điểm có thể di truyền từ bố sang con về ngoại hình
Con người có khoảng 20.000 đến 23.000 gen tùy thuộc vào cách xác định gen và các gen sẽ được lưu trữ ở các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, ty thể. Mỗi tế bào bình thường ở người sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng cộng 46 nhiễm sắc thể) và mỗi cặp sẽ bao gồm một nhiễm sắc thể nhận được từ mẹ, một nhiễm sắc thể nhận được từ cha. Trong quá trình phân bào và thụ tinh thì các gen (gen trội, gen lặn) sẽ tiến hành phân ly, tái tổ hợp để quyết định xem con sinh ra sẽ mang những đặc điểm di truyền như thế nào.
Do đó, xét về ngoại hình thì con sinh ra có thể thừa hưởng một số đặc điểm phổ biến như:
1.1. Chiều cao
Theo lý thuyết, gen di truyền chỉ đóng góp khoảng 70% vào việc quyết định chiều cao của trẻ, trong đó, gen từ bố và mẹ mỗi người chiếm 35%. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chiều cao của bố sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với con cái.
Tiến sĩ Beatrice Knight, giảng viên tại Bệnh viện Royal Devon and Exeter (Anh) cho biết các ông bố thường sẽ truyền lại chiều cao của mình sang cho con. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã liên hệ tới 1000 gia đình để thu thập số liệu về chiều cao, cân nặng của bố mẹ cũng như của con cái trong 2 năm đầu đời và kết quả thống kê cho thấy những đứa trẻ có bố cao thường có xu hướng cao lớn, nặng cân hơn so với những trẻ có bố thấp.
1.2. Chất lượng mái tóc
Theo các nghiên cứu khoa học, độ dày của tóc ở trẻ em, đặc biệt là bé trai, có mối quan hệ mật thiết với gen di truyền từ người bố. Tình trạng tóc như chất lượng, độ dày hay mỏng, đều phụ thuộc nhiều vào tình trạng tóc của bố. Vì vậy, nếu người bố gặp vấn đề về tóc như rụng tóc hay hói đầu thì có khoảng 70% khả năng con trai của họ cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Tuy nhiên, với con gái thì tỷ lệ này đã giảm xuống và chỉ còn khoảng 15%.
1.3. Má lúm đồng tiền
Má lúm đồng tiền thực chất là một dạng khiếm khuyết được hình thành do cơ mặt bị rút ngắn lại và ở Việt Nam thì đặc điểm này lại được coi là nét duyên dáng trên khuôn mặt. Tuy hiện nay vẫn còn khá ít nghiên cứu về di truyền má lúm đồng tiền được thực hiện nhưng theo quan sát thường thấy thì nếu bố có má lúm đồng tiền thì rất có thể con sinh ra cũng sẽ có má lúm đồng tiền.
1.4. Đôi mắt
Đôi mắt của trẻ được di truyền từ cả bố lẫn mẹ, nhưng phần lớn ảnh hưởng đến từ bố. Nếu người bố có đôi mắt hai mí, khả năng cao con sẽ thừa hưởng đặc điểm này, với tỷ lệ lên đến khoảng 60%. Ngược lại, nếu bố có mắt một mí, con cũng có xu hướng sở hữu mắt một mí với xác suất cao hơn và cơ hội sở hữu đôi mắt 2 mí sẽ thấp hơn.
1.5. Hàm răng
Hình dạng và kích thước răng của trẻ có thể được di truyền từ cả bố và mẹ, nhưng gen từ người bố thường chiếm ưu thế, nên con cái thường có hàm răng giống bố hơn. Nếu người bố gặp vấn đề về răng miệng, con cái cũng có khả năng bị ảnh hưởng tương tự. Chẳng hạn, nếu bố có răng thưa, hàm răng không cân đối, hàm trên hô hoặc răng mọc lệch lạc thì con cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên.
2. Tại sao lại có trường hợp con đẻ ra không giống bố?
Cơ thể con người được cấu tạo từ hàng nghìn tỷ tế bào và hầu hết các tế bào trong cơ thể con người đều có chung một kiểu ADN. Bên cạnh đó, ADN của mỗi người là duy nhất và 50% ADN của bố, 50% ADN của mẹ sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành ADN của con. Chính vì vậy, con sinh ra có những đặc điểm giống bố là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không thể nói đứa trẻ không phải con ruột của bố vì thấy đứa trẻ ấy không có nét nào giống bố. Tướng mạo, chiều cao, trí tuệ và tính cách của mỗi người ngoài việc chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền phức tạp thì còn chịu tác động của các yếu tố phi di truyền khác nữa.
Sau đây sẽ là một số lý do, ví dụ cho việc tại sao lại có trường hợp con đẻ ra không giống bố và chứng minh rằng việc dựa vào ngoại hình để xác định mối quan hệ huyết thống cha con có độ chính xác rất thấp. Cụ thể:
2.1. Di truyền đa gen khiến con đẻ ra không giống bố
Không phải cứ mỗi một đặc điểm, mỗi một tính trạng của chúng ta đều do 1 gen quy định. Thực tế thì các gen khác nhau lại có thể tương tác với nhau theo một cách nào đó và ảnh hưởng lên một tính trạng.
2.2. Bố mẹ mang gen dị hợp tử
Ví dụ trong trường hợp bố mẹ mang gen dị hợp tử thì không phải 100% con sinh ra sẽ có màu tóc giống bố hoặc giống mẹ. Mà có tới 25% khả năng con sinh ra sẽ có màu tóc khác hoàn toàn so với màu tóc của bố hoặc màu tóc của mẹ.
2.3. Đột biến khiến con đẻ ra không giống bố
Đột biến gen có thể sẽ gây ra sự biến đổi hoàn toàn về kiểu hình nên nếu hệ gen của người con có độ biến thì việc người con có đặc điểm ngoại hình khác bố/mẹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ như đột biến xảy ra tại gen OCA4 sẽ gây ra bệnh bạch tạng.
2.4. Môi trường
Đối với nhiều đặc điểm ngoại hình thì sự tương tác giữa kiểu gen con cái thừa hưởng từ bố mẹ và điều kiện môi trường sống như (hóa chất, thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục,…) sẽ cho ra kiểu hình của người con. Ví dụ như chiều cao của con không chỉ được quyết định bởi gen mà còn do các tác động khác từ môi trường như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao,…
Ngoài ra, gen lặn ở cha mẹ hiện tại cũng có thể là gen trội ở các đời trước hoặc ở những người có cùng huyết thống trong dòng họ bố mẹ nên con sinh ra có thể sẽ không giống bố mẹ mà sẽ giống những người thân trong dòng họ như ông, bà, chú, bác,…
3. Con đẻ ra không giống bố thì phải làm gì?
Khi một đứa trẻ sinh ra không giống bố thì nhiều người thường đặt ra câu hỏi về mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, việc con cái không giống bố hoặc không giống mẹ về ngoại hình là điều hoàn toàn bình thường, không nhất thiết phải nghi ngờ về vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và những nghi ngờ này xuất phát từ những biểu hiện như vợ có dấu hiệu không chung thủy, có mối quan hệ ngoài luồng,… thì có thể tiến hành xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ huyết thống cha – con. Đây là cách kiểm tra quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay (trên 99,999999%) và được thực hiện bằng việc sử dụng 25 locus gen di truyền để phân tích, so sánh. Nếu trong số 25 locus có từ 3 locus (trừ giới tính) không trùng khớp thì chứng tỏ không có quan hệ huyết thống.
Xem thêm:
- Cha con trùng nhóm máu thì có chắc là cha con ruột không?
- Có khi nào xét nghiệm ADN cha con ra sai hoặc nhầm không?
Kết luận: Cuối cùng, việc con cái sinh ra không giống bố là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và là kết quả của sự phân ly, tái tổ hợp các gen trong quá trình phân bào, thụ tinh. Tuy nhiên, nếu những nghi ngờ vẫn còn tồn tại thì xét nghiệm ADN có thể là một giải pháp để giải tỏa khúc mắc. Hãy cân nhắc thật kỹ và tìm hiểu, lựa chọn những đơn vị xét nghiệm ADN uy tín để được tư vấn giải đáp quy trình thực hiện một cách chi tiết, cụ thể nhất!