Thư viện công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam

Xét nghiệm ADN cha/mẹ con

 

 

Bố con ruột có cùng nhóm máu không?

“Bố con ruột có cùng nhóm máu không?” là câu hỏi được rất nhiều khách hàng của NOVAGEN quan tâm và muốn được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể. Trên thực tế thì nhóm máu là một đặc điểm di truyền phức tạp và khoa học đã chứng minh được rằng bố con ruột không nhất thiết sẽ phải giống nhau về nhóm máu. Tức là, nhóm máu của con có thể giống nhóm máu của bố hoặc nhóm máu của con cũng có thể không giống nhóm máu của bố.

Thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây:

Bố con ruột có cùng nhóm máu không?
Bố con ruột có cùng nhóm máu không?

1. Nhóm máu là gì? Di truyền nhóm máu như thế nào?

Nhóm máu là phân loại máu dựa trên sự vắng mặt hay có mặt của các kháng thể và các kháng nguyên di truyền có trên bề mặt tế bào hồng cầu. Tùy thuộc vào hệ thống nhóm máu mà các kháng nguyên này có thể là carbohydrate, protein, glycolipid hoặc glycoprotein.

Có rất nhiều hệ thống nhóm máu khác nhau (45 hệ thống nhóm máu ở người được công nhận tính đến tháng 12 năm 2023) nhưng trong đó, hệ thống nhóm máu ABO (A, B, AB, O) và Rh (Rh+, Rh-) được xem là hai hệ thống quan trọng, phổ biến nhất ở người. Sự kết hợp giữa hai hệ thống nhóm máu này sẽ hình thành 8 loại nhóm máu khác nhau, cụ thể là A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.

Nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 alen IA, IB, IO quy định và mỗi người sẽ được thừa hưởng một alen từ bố và một alen từ mẹ để tạo ra kiểu gen của các nhóm máu tương ứng. Cụ thể:

  • Nhóm máu A: IAIA và IAIO
  • Nhóm máu B: IBIB và IBIO
  • Nhóm máu AB: IAIB
  • Nhóm máu O: IOIO

Hệ thống nhóm máu Rh sẽ được xác định theo sự có mặt của các kháng nguyên D trên màng hồng cầu và những người có kháng nguyên D thì sẽ thuộc nhóm Rh+ (dương tính) và ngược lại, nếu không có sẽ là Rh- (âm tính). Các protein kháng nguyên trên màng hồng cầu của nhóm máu Rh được mã hóa bởi các trình tự gen đặc hiệu nên mối liên quan giữa nhóm máu Rh giữa bố mẹ và con cái cũng tuân theo quy luật di truyền. Cụ thể:

Nhóm máu Rh của Mẹ Nhóm máu Rh của Bố Nhóm máu Rh của Con
Rh (+) Rh (+) Rh (+)
Rh (-) Rh (-) Rh (-)
Rh (+) Rh (-) Rh (+) hoặc Rh (-)
Rh (-) Rh (+) Rh (+) hoặc Rh (-)

2. Bố con ruột có nhất thiết phải có cùng nhóm máu không? Tại sao bố con ruột có thể khác nhóm máu?

Mặc dù nhóm máu được di truyền từ bố mẹ nhưng không nhất thiết phải có cùng nhóm máu là do sự kết hợp phức tạp của các alen di truyền nhận được từ bố mẹ.

Theo quy tắc di truyền học của Mendel thì mỗi nhóm máu thuộc hệ thống ABO đều sẽ được quy định bởi các alen đặc trưng mang tính trội hoặc tính lặn (có 2 alen trội quy định tính trạng nhóm máu là IA, IB và có 1 alen lặn quy định tính trạng nhóm máu là IO). Sự kết hợp giữa các alen lặn và alen trội nhận được từ bố mẹ này sẽ quy định nhóm máu của người con.

Chính vì vậy, con sinh ra có thể có cùng nhóm máu hoặc có thể không cùng nhóm máu với bố ruột. Ví dụ như sự kết hợp giữa người bố mang nhóm máu A (kiểu gen IAIA hoặc IAIO), mẹ mang nhóm máu B (kiểu gen IBIB hoặc IBIO) có thể sinh ra con mang nhóm máu A, B, AB, O.

Trường hợp bố mang nhóm máu A (kiểu gen IAIA hoặc IAIO) kết hợp với mẹ mang nhóm máu O (kiểu gen IOIO) có thể sinh ra con mang nhóm máu A hoặc O. Tương tự, bố mang nhóm máu A (kiểu gen IAIA hoặc IAIO) kết hợp với mẹ mang nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) có thể sinh ra con mang nhóm máu A, B, AB,O.

3. Cùng nhóm máu có thể kết luận được mối quan hệ huyết thống bố con không?

Như đã giải thích ở trên thì theo quy luật di truyền, bố con có thể sẽ có cùng nhóm máu hoặc có thể sẽ không có cùng nhóm máu. Do đó, việc cùng nhóm máu không thể kết luận được mối quan hệ huyết thống bố con, phương pháp này chỉ có xác suất đúng khoảng 30% và chỉ có thể loại trừ được một số trường hợp nếu biết thêm nhóm máu của mẹ. Ví dụ như bố mẹ có cùng nhóm máu O mà con sinh ra lại mang nhóm máu A,B,AB thì chắc chắn đứa con này không phải con ruột của họ.

Để biết được mối quan hệ huyết thống giữa người bố giả định và người con thì phải tiến hành làm xét nghiệm ADN. Đây là phương pháp có độ chính xác cao nhất hiện nay (từ 99,999999%), được pháp luật công nhận và được thực hiện để phục vụ rất nhiều mục đích từ dân sự tự nguyện, chỉ để biết trong gia đình đến các thủ tục hành chính, pháp lý như ly hôn, khai sinh, bảo lãnh – di dân – nhập tịch, điều tra tội phạm hình sự,…

Xem thêm: 

Kết luận: Bố con ruột có thể có cùng nhóm máu hoặc không và việc bố con có cùng nhóm máu hay không lại phụ thuộc vào sự kết hợp ngẫu nhiên của các gen di truyền từ bố mẹ. Ngược lại, cũng không thể nói rằng bố con có cùng nhóm máu là bố con ruột và cần phải xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ huyết thống một cách chính xác.

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ, mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ