Có rất nhiều trường hợp người mẹ sinh con ra, người mẹ đang mang thai nhưng lại không biết chính xác bố của đứa con sinh ra, thai nhi trong bụng là ai. Vậy muốn tìm bố cho con thì cần làm gì? Để xác định chính xác bố ruột cho con thì cần phải làm xét nghiệm ADN, tiến hành so sánh mẫu ADN của con với mẫu ADN của người nghi ngờ là bố của con.
Thông tin chi tiết về từng trường hợp, từng phương pháp xét nghiệm ADN cần thực hiện, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây!
Nội dung:
1. Tìm bố cho con thì cần làm gì? Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống bố – con
Sẽ rất khó để có thể xác định bố của con là ai nếu người mẹ quan hệ với nhiều người khác nhau trong một khoảng thời gian gần nhau. Lý do là bởi vì tuổi thai sẽ không được tính dựa trên ngày quan hệ tình dục mà sẽ được tính theo chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, cần phải tiến hành xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống thì mới có thể biết được rằng bố của con là ai.
Xét nghiệm ADN là xét nghiệm được thực hiện để tách chiết, phân tích, so sánh, đối chiếu thông tin di truyền (ADN) và đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống của những cá nhân tham gia xét nghiệm. Đây là cách xác định quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay (trên 99,999999%) và được tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận dựa trên cơ sở khoa học sau:
- ADN là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển, sinh sản) ở người và hầu hết các loài sinh vật khác.
- Mọi tế bào trong cơ thể người gần như đều có cùng một kiểu ADN và ADN của mỗi người là duy nhất, không thay đổi theo thời gian.
- ADN của mỗi người sẽ được nhận 50% từ mẹ, 50% từ bố và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Một số trường hợp tìm bố cho con và phương pháp xét nghiệm ADN phù hợp
Có rất nhiều trường hợp tìm bố cho con cụ thể nhưng nhìn chung, tìm bố cho con vẫn sẽ được chia thành 2 trường hợp chính sau:
2.1. Trường hợp người mẹ đã sinh con ra
Với trường hợp người mẹ đã sinh con ra và muốn làm xét nghiệm ADN để tìm bố cho con thì sẽ thực hiện xét nghiệm ADN cha con thông thường. Nếu con vẫn là trẻ sơ sinh thì nên ưu tiên sử dụng các loại mẫu xét nghiệm ADN dễ thu thập, không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như mẫu niêm mạc miệng, mẫu máu gót chân, mẫu cuống rốn. Còn nếu con đã lớn thì có thể thực hiện thu mẫu tương tự như khi thực hiện thu mẫu với người bố giả định.
Đối với người bố giả đinh, các mẫu xét nghiệm ADN dễ, thông thường có thể thu thập được bao gồm mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, mẫu gốc chân tóc, mẫu móng chân/móng tay. Trong trường hợp không thể thu được các mẫu trên thì có thể tiến hành thu các mẫu đặc biệt như dao cạo râu, bã kẹo cao su, bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá,…).
Mẫu ADN của người bố giả định và mẫu ADN của người con sau khi thu thập sẽ được đem đi tách chiết, phân tích để so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống cha – con.
2.2. Trường hợp người mẹ đang mang thai
Với trường hợp người mẹ đang mang thai và muốn làm xét nghiệm ADN để tìm bố cho con thì có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi theo một trong hai phương pháp xâm lấn và không xâm lấn. Cụ thể:
- Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn
Đây là phương pháp được thực hiện để xác định mối quan hệ huyết thống cha – con thông qua việc phân tích, so sánh ADN của thai nhi trong mẫu nước ối hoặc mẫu tế bào gai nhau với ADN của người bố giả định trong mẫu xét nghiệm thu được. Phương pháp này đã có từ rất lâu và do việc chọc dò ối có độ an toàn cao hơn sinh thiết nhau thai nên mẫu xét nghiệm được sử dụng chủ yếu trong phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn là mẫu nước ối.
Mẹ mang thai có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ADN để tìm bố cho con bằng phương pháp này thì có thể tiến hành làm ở tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 22 của thai kỳ. Xét nghiệm ADN theo phương pháp này có thể đi kèm theo một số nguy cơ tiềm ẩn như sinh non, sảy thai, nhiễm trùng ối, rò rỉ ối,… nên cần kiểm tra, cân nhắc thật kỹ lưỡng và cần lựa chọn các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện.
- Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi được thực hiện bằng cách lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ đang mang thai. Người mẹ đang mang thai có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi để tìm bố cho đứa con trong bụng thì có thể tiến hành thực hiện từ tuần thai kỳ thứ 7 trở đi.
Trong giai đoạn từ tuần thai kỳ thứ 7 trở đi thì các phân tử ADN tự do của thai nhi sẽ xuất hiện trong máu của người mẹ đang mang thai. Do đó, chỉ cần thu mẫu máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ là có thể tách chiết được mẫu ADN của thai nhi mà không cần phải tác động đến môi trường an toàn của thai nhi như khi thực hiện chọc ối, sinh thiết nhau thai.
Còn mẫu của người bố giả định có thể thực hiện thu thập tương tự như trong trường hợp người mẹ đã sinh con ra. Mẫu ADN của người bố giả định sau khi tách chiết, phân tích sẽ được đem đi so sánh, đối chiếu với mẫu ADN của thai nhi để đưa ra được kết luận về mối quan hệ huyết thống cha – con.
Xem thêm:
Kết luận: “Tìm bố cho con” là một vấn đề hết sức nhạy cảm và không thể dựa vào phỏng đoán mà có thể xác định chính xác được. Để “tìm bố cho con” thì người mẹ phải tiến hành làm xét nghiệm ADN cha con, xét nghiệm ADN thai nhi với người cha giả định. Đây là cách xác định quan hệ huyết thống cha – con hiện đại, chính xác nhất hiện nay và kết quả xét nghiệm ADN sẽ cung cấp bằng chứng xác thực để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế, nuôi dưỡng con cái cùng nhiều vấn đề pháp lý khác.