Vì ADN mỗi người là duy nhất và không thay đổi theo thời gian nên sử dụng mẫu sinh phẩm nào để xét nghiệm ADN cũng sẽ cho ra kết quả như nhau. Do đó, việc hai cha con lấy hai loại mẫu khác nhau để xét nghiệm ADN là hoàn toàn có thể.
Chi tiết thông tin giải đáp chi tiết vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết NOVAGEN chia sẻ sau:
Nội dung:
1. Mẫu xét nghiệm ADN là gì? Tại sao hai cha con lấy hai loại mẫu khác nhau có thể xét nghiệm được?
Mẫu xét nghiệm ADN là các mẫu sinh học được thu thập từ cơ thể con người, chứa ADN axit deoxyribonucleic) để phân tích và xác định xem giữa các đối tượng tham gia xét nghiệm có quan hệ gì về mặt di truyền hay không. Từ đó, có thể đưa ra kết luận chính xác về mối quan hệ huyết thống của các cá nhân này.
Và các đối tượng tham gia xét nghiệm (bao gồm cả trường hợp hai cha con) hoàn toàn có thể lấy các mẫu sinh học khác nhau mà vẫn có thể tiến hành xét nghiệm được. Lý do là bởi vì:
1.1. ADN là duy nhất, có trong hầu hết các tế bào cơ thể
Trong cơ thể con người có xấp xỉ 37 nghìn tỷ tế bào và hầu hết mọi tế bào trong cơ thể con người đều có chứa ADN – thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó, ADN sẽ có chủ yếu ở trong nhân tế bào và một phần nhỏ ADN sẽ nằm ở trong ty thể.
Không chỉ vậy, mỗi một người từ khi sinh ra đến khi mất đi đều chỉ có duy nhất 1 mã ADN và mã ADN này hoàn toàn không thay đổi theo thời gian nên thông tin di truyền trong các mẫu sinh học thu thập từ cơ thể của một người đều sẽ giống nhau.
Do đó, hai cha con hoàn toàn có thể lấy hai loại mẫu khác nhau để thực hiện xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống được.
>>> Xem thêm: Cần lấy mẫu gì để làm xét nghiệm ADN?
1.2. Phương pháp tách chiết, phân tích ADN hiện đại
Ngoài ra, dù là mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, mẫu móng tay/móng chân hay mẫu tóc,… thì quá trình tách chiết ADN đều có mục tiêu cuối cùng là thu được ADN sạch, đủ lượng từ mẫu. Và các công nghệ, trang thiết bị xét nghiệm ADN hiện đại ngày nay hoàn toàn có thể xử lý nhiều loại mẫu khác nhau để chiết xuất, phân tích ADN từ chúng một cách chính xác, hiệu quả nhất.
2. Nên sử dụng loại mẫu nào để thực hiện xét nghiệm ADN cha – con?
Các mẫu sinh học có thể thu thập để thực hiện xét nghiệm ADN xác minh mối quan hệ thuyết thống gồm:
- Mẫu xét nghiệm ADN thông thường: Mẫu máu, mẫu nước bọt, mẫu móng chân/móng tay, mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu cuống rốn của trẻ sơ sinh,…
- Mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, dịch sinh học,…
Tất cả các mẫu xét nghiệm trên đều sẽ cho ra duy nhất 1 kết quả, mẫu nào cũng có độ chính xác như nhau là 99,999999% nên việc sử dụng loại mẫu nào để thực hiện xét nghiệm ADN cha – con sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng cũng như độ thuận tiện khi lấy mẫu. Cụ thể:
2.1. Xét nghiệm ADN cha – con tự nguyện nên sử dụng mẫu nào?
Trong trường hợp này thì nên thu thập các mẫu như mẫu móng tay/móng chân hay mẫu tóc có gốc chân tóc của cha và con tham gia xét nghiệm. Lý do là vì những mẫu này rất dễ thu thập tại nhà và cũng rất dễ để tiến hành tách chiết, phân tích. Bên cạnh đó, mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng tay/móng chân gần như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ ẩm, thời tiết và có thể bảo quản trong thời gian dài từ vài tháng đến một năm.
Ngoài ra, nếu không thể lấy được những mẫu này thì có thể chọn thu thập các mẫu xét nghiệm đặc biệt như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, dịch sinh học,… Tuy nhiên, chi phí cũng như thời gian xét nghiệm các mẫu đặc biệt này sẽ cao và lâu hơn các mẫu thông thường.
>>> Xem thêm: Lấy mẫu xét nghiệm ADN tại nhà như thế nào?
2.2. Xét nghiệm ADN cha – con pháp lý nên sử dụng mẫu nào?
Với các trường hợp xét nghiệm ADN phục vụ mục đích pháp lý thì cả cha và con sẽ phải đến trung tâm xét nghiệm để các chuyên viên thu mẫu, làm thủ tục trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ thu mẫu do các chuyên viên đến nhà thực hiện.
Các chuyên viên của trung tâm xét nghiệm ADN thường sẽ thu các mẫu sinh học như mẫu máu, mẫu nước bọt vì đây là những mẫu có nồng độ ADN cao, ít bị lẫn tạp chất, ít bị biến đổi. Đặc biệt hơn, quá trình tách chiết, phân tích ADN từ những mẫu này cũng sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn nên kết quả trả ra cũng sẽ nhanh hơn.
Lưu ý: Những mẫu xét nghiệm ADN khác như mẫu móng tay/móng chân, mẫu tóc thường chỉ được sử dụng khi tòa án, cơ quan chức năng chấp thuận.
Kết luận
Có thể kết luận rằng việc hai cha con lấy hai loại mẫu khác nhau để thực hiện xét nghiệm ADN là hoàn toàn được phép. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện xét nghiệm ADN được diễn ra một cách thuận tiện, suôn sẻ nhất thì người thu mẫu cần phải nắm được chi tiết các bước trong quy trình thu mẫu từ lấy mẫu đến bảo quản, vận chuyển sao cho đúng cách để đảm bảo tính chính xác của kết quả trả ra.