Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, mẫu xét nghiệm ADN đã được mở rộng, có thể sử dụng nhiều loại sinh phẩm khác nhau. Ngoài 4 loại mẫu được sử dụng phổ biến là mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mẫu tóc có chân, móng tay và móng chân thì còn có những loại mẫu đặc biệt, mẫu bí mật khác để kết luận chính xác về mối quan hệ huyết thống chỉ cần mẫu đạt chuẩn chất lượng. Vậy có thể xét nghiệm ADN bằng những mẫu nào và cách lấy mẫu như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết “Xét nghiệm ADN bằng gì? 10 loại mẫu cho kết quả chính xác” được chia sẻ ngay sau đây!
Nội dung:
- 1 1. Xét nghiệm ADN bằng gì? 10 loại mẫu cho kết quả chính xác
- 1.1 1.1. Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
- 1.2 1.2. Xét nghiệm ADN bằng mẫu niêm mạc miệng
- 1.3 1.3. Xét nghiệm bằng mẫu móng tay, móng chân
- 1.4 1.3. Xét nghiệm ADN bằng gì? Xét nghiệm ADN bằng tóc có chân
- 1.5 1.4. Xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn
- 1.6 1.5. Xét nghiệm ADN bằng gì? Dùng ADN tự do của thai nhi trong máu tĩnh mạch của mẹ
- 1.7 1.6. Xét nghiệm ADN bằng mẫu nước ối
- 1.8 1.7. Xét nghiệm ADN mẫu bí mật đặc biệt như bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…
- 2 Một số lưu ý khi chọn mẫu sinh phẩm xét nghiệm ADN
1. Xét nghiệm ADN bằng gì? 10 loại mẫu cho kết quả chính xác
ADN có nhiều nhất trong nhân tế bào và bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể có chứa nhân tế bào thì đều có thể sử dụng làm mẫu sinh phẩm để xét nghiệm ADN. Cụ thể:
1.1. Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
Mẫu máu được coi là một mẫu phẩm phổ biến trong việc thực hiện xét nghiệm ADN do độ chính xác cao, sự ổn định và khả năng cung cấp kết quả nhanh chóng. Trong quá trình lấy mẫu máu, các chuyên gia thường sử dụng bộ dụng cụ để thu thập 1-2 giọt máu, sau đó tiến hành phân tích ADN. Máu khô có thể được bảo quản ổn định trong khoảng thời gian từ vài tuần đến một thời gian dài mà vẫn giữ nguyên đủ lượng ADN cần thiết để thực hiện quá trình giải trình tự gen.
Đặc biệt, mẫu máu của phụ nữ mang thai cũng có thể được sử dụng để xét nghiệm ADN của thai nhi ngay cả khi chưa chào đời.
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao: Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu đảm bảo kết quả chính xác.
- Kết quả nhanh chóng: Thời gian đáp ứng từ 4-6 tiếng, giúp tiết kiệm thời gian.
- An toàn và vô trùng: Mẫu máu ít bị nhiễm khuẩn khi được lấy và bảo quản trong môi trường an toàn.
Nhược điểm:
- Gây đau và sợ hãi: Quá trình lấy mẫu máu có thể gây không thoải mái cho người xét nghiệm.
- Đòi hỏi bảo quản đặc biệt: Nếu không được bảo quản đúng cách, mẫu máu có thể không sử dụng được.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu nên được thực hiện tại trung tâm xét nghiệm ADN uy tín và việc thu thập mẫu cần do các chuyên viên có kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo chất lượng.
1.2. Xét nghiệm ADN bằng mẫu niêm mạc miệng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ thuật tách ADN từ các tế bào niêm mạc miệng là khá dễ dàng, không xâm lấn và tiêu tốn lượng hóa chất ít hơn rất nhiều so với các quy trình tách chiết ADN từ những mẫu sinh phẩm khác như máu, cuống rốn, móng tay, hay các loại dịch sinh học khác.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu niêm mạc miệng cho kết quả với độ chính xác cao và cùng với mẫu máu, niêm mạc miệng là mẫu được ưu tiên trong các xét nghiệm ADN pháp lý.
Ưu điểm của mẫu tế bào niêm mạc miệng bao gồm tính dễ lấy, tốc độ nhanh chóng, không gây đau đớn, và độ chính xác cao. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh và làm giảm chi phí do quy trình lấy mẫu đơn giản.
Tuy nhiên, nhược điểm của mẫu tế bào niêm mạc miệng là có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn từ thức ăn trong miệng, gây bất lợi trong quá trình tách chiết ADN.
Lưu ý khi thu mẫu niêm mạc miệng: Cho người cho mẫu súc miệng bằng nước sạch khoảng 10 – 20 giây, đối với trẻ em cho bé uống 1 ngụm nước sạch.
1.3. Xét nghiệm bằng mẫu móng tay, móng chân
Xét nghiệm ADN thông qua mẫu móng tay, móng chân là phương pháp phổ biến và tiện lợi, đặc biệt được ưa chuộng vì khả năng tự thu mẫu tại nhà mà không cần đến trung tâm xét nghiệm. Móng tay và móng chân không chỉ dễ bảo quản mà còn chứa đựng đủ lượng ADN cần thiết cho quá trình phân tích ADN huyết thống.
Đối với việc thu mẫu, người lớn thường chỉ cần cắt 5 đến mảnh móng tay hoặc móng chân, trong khi đối với trẻ em, cần thu thập mẫu từ cả hai bàn tay để đảm bảo đủ lượng ADN cho việc phân tích.
Ưu điểm: Sử dụng mẫu móng tay, móng chân để xét nghiệm ADN mang lại kết quả xét nghiệm chính xác gần như tuyệt đối, và người tự lấy mẫu có thể thực hiện quy trình đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà mình.
Nhược điểm: Quá trình phân tích ADN từ mẫu móng tay và móng chân thường mất nhiều thời gian hơn, đôi khi lên đến 2 ngày. Móng chân của người lớn còn thường chứa bụi hoặc các chất bẩn, làm tăng khó khăn trong quá trình tinh sạch và tách chiết ADN, gây ra một số thách thức cho quá trình xét nghiệm. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và khả năng tự lấy mẫu, phương pháp này vẫn được ưa chuộng trong nhiều trường hợp.
Lưu ý khi thực hiện lấy mẫu:
- Trước khi lấy mẫu lần thứ 2 nên vệ sinh lại đầu bấm móng tay tránh sót mẫu người thứ nhất.
- Không lấy mẫu nhiều người cùng 1 lúc, cần lấy mẫu riêng biệt tránh nhầm lẫn.
1.3. Xét nghiệm ADN bằng gì? Xét nghiệm ADN bằng tóc có chân
Mẫu tóc có chân là một trong những mẫu dễ thu thập và bảo quản ADN hiệu quả nhất. Việc lưu giữ mẫu tóc có chân tóc có thể được thực hiện trong khoảng thời gian dài, thậm chí có thể lên đến vài tháng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả xét nghiệm ADN. Đặc biệt, độ chính xác của mẫu tóc này tương đương với các mẫu khác do ADN có sự đồng nhất trong cấu trúc gen của tế bào trong cơ thể. Thời gian trả kết quả xét nghiệm ADN có thể thay đổi tùy thuộc vào quan hệ huyết thống và thường kéo dài từ 6 giờ đến vài ngày.
Mẫu tóc được sử dụng để làm xét nghiệm phải có kèm chân tóc (ít nhất 5 -7 sợi nguyên chân). Trong trường hợp tóc bị cắt đứt và không có chân thì nên lấy lại mẫu để quá trình phân tích được diễn ra suôn sẻ.
Ưu điểm: Cách lấy mẫu xét nghiệm dễ dàng, nhanh chóng, người xét nghiệm có thể tự lấy tại nhà.
Nhược điểm: Quá trình lấy tóc cần phải chậm rãi, cẩn thận để có thể lấy được cả phần chân tóc. Ngoài ra, cách thức này không phù hợp với trẻ dưới 3 tuổi do tóc tơ của trẻ nhỏ còn mỏng.
1.4. Xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn
Sử dụng cuống rốn làm mẫu xét nghiệm ADN là một phương pháp thu thập mẫu phổ biến để xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh vừa không xâm lấn lại an toàn, đơn giản và bảo quản dễ dàng.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn có độ chính xác cao tương đương các mẫu khác.
1.5. Xét nghiệm ADN bằng gì? Dùng ADN tự do của thai nhi trong máu tĩnh mạch của mẹ
Xét nghiệm ADN thai nhi thông qua việc tách ADN tự do của thai nhi trong máu tĩnh mạch của mẹ. Phương pháp này lấy từ 7 – 10 ml máu tĩnh mạch của mẹ ở tuần thai kỳ thứ 7 trở đi để tiến hành phân tách ADN của thai nhi tự do có trong máu mẹ nhằm xác định mối quan hệ huyết thống cha con giữa thai nhi và người cha nghi vấn.
Đây là xét nghiệm huyết thống trước sinh không xâm lấn có thể xác định chính xác quan hệ cha-con từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ với độ chính xác lên tới 99,99%, phương pháp này đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhờ vào sự tiến triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ giải trình tự gen.
Việc lấy mẫu nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt không có bất cứ rủi ro hay tác động nào đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẫu ADN của thai nhi được tiến hành giải trình tự ADN so sánh với mẫu xét nghiệm của người cha giả định như: tóc có chân, móng tay, móng chân, máu, niêm mạc miệng,…
Xem thêm:
1.6. Xét nghiệm ADN bằng mẫu nước ối
Qua việc phân tích ADN từ mẫu nước ối có thể xác định quan hệ huyết thống với người cha giả định hoặc chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền thai nhi có khả năng mắc phải. Tuy nhiên, chọc ối có thể những rủi ro nhất định chiếm tỷ lệ khoảng dưới 1%.
Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn một địa chỉ uy tín để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc và kết quả xét nghiệm ADN chính xác.
Trong trường hợp xét nghiệm ADN thai nhi, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn để đảm bảo an toàn nhất.
1.7. Xét nghiệm ADN mẫu bí mật đặc biệt như bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…
Trong trường hợp bất đắc dĩ không thể thu được các mẫu thông thường thì có thể sử dụng mẫu đặc biệt. Tuy nhiên, các loại mẫu này có chi phí cao hơn mẫu thông thường và có nhiều rủi ro nhiễm mẫu cao hoặc mẫu không đủ ADN.
Một số vật phẩm đặc biệt có thể sử dụng để xét nghiệm ADN huyết thống như bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…
Nếu thu mẫu theo đúng hướng dẫn và bảo quản đúng cách, mẫu đạt chất lượng thì độ chính xác của xét nghiệm lên đến 99,999999%.
Mẫu đạt chất lượng thường đảm bảo 2 tiêu chí sau:
- Đủ lượng ADN: Mẫu đủ lượng ADN thì mới có thể tiến hành các bước tiếp theo.
- Bảo quản đúng cách: Mẫu được bảo quản thông thoáng ở điều kiện bình thường, không bảo quản mẫu trong túi nilon hoặc túi kín, tránh làm ẩm mốc mẫu, gây ảnh hưởng đến chất lượng ADN.
Dùng mẫu xương, răng:
Xương và răng đều chứa một lượng quan trọng ADN, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét nghiệm ADN. Trong lĩnh vực giám định hài cốt, mẫu xương và răng thường được ưa chuộng bởi khả năng tồn tại lâu dài mà không bị phân hủy, ngay cả trong những điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt.
Theo các nghiên cứu, việc xét nghiệm hài cốt bằng các mẫu này được khuyến khích được thực hiện với mẫu sinh phẩm từ thân nhân theo dòng mẹ. Quy trình này không chỉ giúp thuận tiện cho quá trình phân tích và xét nghiệm, mà còn nâng cao độ chính xác của kết quả. Thêm vào đó, việc thực hiện xét nghiệm ADN từ xương hoặc răng theo dòng mẹ cũng mang lại độ chính xác cao hơn, đồng thời hỗ trợ trong việc xác định nguồn gốc và mối quan hệ gen học một cách chính xác.
Dùng mẫu tinh dịch:
Mẫu tinh dịch là một trong những loại mẫu sinh phẩm đặc biệt, thường dùng trong những trường hợp không thể thu được các loại mẫu khác hoặc trong những tình huống nhạy cảm. Trong những trường hợp nêu trên, có thể lấy mẫu tinh dịch trong bao cao su, đồ lót, khăn lau để mang đi xét nghiệm ADN.
Một số lưu ý khi chọn mẫu sinh phẩm xét nghiệm ADN
Mặc dù có nhiều phương pháp thu mẫu sinh phẩm để tiến hành xét nghiệm, nhưng quyết định lựa chọn loại mẫu cần được xem xét một cách cẩn thận do có nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Nên liên hệ đến trung tâm để được tư vấn và hướng dẫn kỹ trước khi thu mẫu. Tránh trường hợp thu mẫu không đạt chất lượng hoặc nhiễm mẫu.
Đối với các xét nghiệm ADN pháp lý, những người tham gia xét nghiệm cần đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm để thu mẫu đảm bảo tính pháp lý cho bản kết quả.
Khi sử dụng mẫu tóc hoặc mẫu móng tay, người tham gia xét nghiệm có thể tự thu mẫu, nhưng cần phải thực hiện phân loại một cách cẩn thận để tránh nhầm lẫn giữa các mẫu sinh phẩm từ những người tham gia khác nhau. Đặc biệt cần lưu ý đến trường hợp trẻ em, khi tóc tơ còn mỏng và móng tay chưa đủ dày và nhiều.
Sau khi thu mẫu, nên gửi đến trung tâm xét nghiệm càng sớm càng tốt, để đảm bảo chất lượng mẫu được tốt nhất.
Thêm vào đó, mỗi loại mẫu sinh phẩm cũng đi kèm với chi phí xét nghiệm và thời gian trả kết quả khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về các yếu tố này giúp bạn có thể lựa chọn phương pháp thu mẫu phù hợp nhất, đồng thời đảm bảo trải nghiệm xét nghiệm ADN của bạn là tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp rõ câu hỏi thắc mắc “Xét nghiệm ADN bằng gì?” của bạn đọc. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ ngay tới số hotline hoặc facebook NOVAGEN để được hướng dẫn và hỗ trợ một cách chu đáo nhất!