Hỏi đáp chung về các loại mẫu ADN

 

 

Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? 

Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? 
Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? 

Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? Tất cả các loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho kết quả chính xác giống nhau. Dù đó là mẫu máu, mẫu nước bọt (niêm mạc miệng), mẫu móng tay/móng chân, mẫu tóc có gốc chân tóc, cuống rốn trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, trong quá trình xét nghiệm ADN, có những trường hợp mẫu xét nghiệm ADN không lên kết quả. Nguyên nhân của việc mẫu ADN không lên được kết quả KHÔNG PHẢI do loại mẫu, mà do quá trình thu mẫu ADN có sai sót. Dẫn tới nhiều hiểu lầm về việc có loại mẫu xét nghiệm ADN đúng, có loại mẫu ADN sai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh độ chính xác của loại mẫu xét nghiệm ADN thường dùng hiện nay. 

I. Trong các loại mẫu xét nghiệm ADN thì mẫu nào đúng nhất?

Tất cả các loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho kết quả chính xác 99,999999% như nhau. 

Các loại mẫu ADN thường dùng bao gồm: mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt), mẫu móng tay/chân, mẫu tóc có gốc chân tóc và mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh. Tất cả những mẫu ADN này đều có độ chính xác như nhau. 

Lý do là bởi: ADN của mỗi người là duy nhất và không thay đổi từ lúc sinh ra cho tới khi mất đi. Thành phần ADN có trong tế bào máu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào móng tay/chân, tế bào trong gốc chân tóc, tế bào trong cuống rốn,… của một người là như nhau, tức là hoàn toàn giống nhau. Do đó, mẫu xét nghiệm ADN nào cũng cho kết quả chính xác bởi vì thành phần ADN lấy được từ mọi loại mẫu ADN đều giống nhau hoàn toàn. 

II. Mẫu ADN nào dễ cho kết quả sai? Mẫu ADN nào kém nhất?

Trên thực tế, không có loại mẫu ADN nào dễ cho kết quả sai. Các loại mẫu ADN đều cho kết quả chính xác như nhau. 

Như đã giải thích, thành phần ADN có trong tế bào nằm trong mọi loại mẫu ADN đều giống hệt nhau. Mẫu ADN sẽ không cho kết quả sai lệch từ KHÔNG thành CÓ mối quan hệ huyết thống và ngược lại. 

Tuy nhiên nhiều người khi làm xét nghiệm ADN khi thu mẫu tại nhà hay gặp phải trường hợp mẫu ADN kém, mẫu ADN không lên được kết quả và được yêu cầu thu lại mẫu ADN. Nên dẫn tới nhiều người làm xét nghiệm ADN mới nghĩ rằng mẫu tóc, móng tay tự thu tại nhà thì kém, còn mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) thì tốt hơn, chính xác hơn, cho kết quả ADN đúng hơn. 

Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bởi mẫu tóc và móng tay hay bất cứ loại mẫu ADN nào đều sẽ cho kết quả chính xác giống như nhau. Lý do cho việc mẫu ADN kém không xét nghiệm được không phải do loại mẫu, mà do quá trình thu mẫu ADN tại nhà và bảo quản mẫu ADN chưa đúng, chưa chuẩn. 

Còn với mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng – đây được coi là 2 loại mẫu ADN dễ phân tách để xét nghiệm hơn, nếu so với mẫu móng tay hay tóc. Điều quan trọng hơn cả đó là, mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng là 2 loại mẫu ADN thường do chuyên viên xét nghiệm thu trực tiếp, được thực hiện đúng kỹ thuật và bảo quản đúng cách.

Nên việc tiến hành xét nghiệm ADN từ máu và niêm mạc miệng thuận lợi, gần như không xảy ra tình huống phải thu lại mẫu như với mẫu tóc và móng tay do khách hàng tự thu tại nhà.

Vậy tại sao mẫu xét nghiệm ADN lại kém và không lên được kết quả? Có 6 nguyên nhân chính như sau:

1. Mẫu xét nghiệm ADN bị thu sai cách

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẫu xét nghiệm ADN kém và không lên được kết quả ADN. Thường gặp nhất là tình huống khách hàng nhặt tóc rụng, tóc cắt ngang để xét nghiệm ADN. 

Nhiều khách hàng nhặt tóc rụng trên gối, trên sàn nhà hoặc cắt ngang sợi tóc để gửi đến trung tâm để làm xét nghiệm ADN. Tuy nhiên tóc rụng và tóc cắt ngang không được sử dụng trong xét nghiệm ADN huyết thống thông thường. 

Tóc để xét nghiệm ADN huyết thống phải là tóc có gốc chân tóc đầy đủ được nhổ bằng nhíp. Thao tác nhổ gốc chân tóc cần nhẹ nhàng để lấy tối đa phần gốc chân tóc lên. Bởi ADN trong mẫu tóc là phần nhân tế bào nằm ở gốc chân tóc chứ không phải sợi tóc. 

Tham khảo bài viết: Tóc cắt ngang có xét nghiệm ADN được không? 

Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? 
Khi thu mẫu ADN sai cách sẽ dẫn tới trường hợp mẫu không xét nghiệm ADN được

2. Mẫu xét nghiệm ADN bị thu thiếu số lượng

Trong trường hợp không lấy đủ số lượng mẫu ADN tối thiểu, rất có thể mẫu ADN sẽ không thể xét nghiệm được. Bởi vì lúc này trong mẫu không chứa đủ thông tin ADN để hệ thống máy móc có thể nhận diện và so sánh được ADN. 

Số lượng mỗi loại mẫu ADN cần thiết để thực hiện xét nghiệm ADN:

  • Mẫu máu: 5-7ml máu 
  • Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt): khoảng 7-15ml nước bọt, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) được thu bằng cách dùng 2-3 chiếc tăm bông thấm nước bọt trong thành má trong, cần xoay nhẹ hoặc quệt dọc khoảng 15 – 20 lần. 
  • Mẫu tóc có gốc chân tóc: Lấy từ 5-7 sợi tóc có nguyên phần chân tóc được nhổ lên bằng nhíp, không dùng tóc tự rụng hoặc tóc cắt ngang. 
  • Mẫu móng tay/chân: Thu thập từ 5-7 mảnh móng tay/chân trở lên. 
  • Mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh: Sử dụng nguyên phần cuống rốn rụng tự nhiên để thực hiện xét nghiệm. 

Tham khảo chi tiết: Cần bao nhiêu mẫu để thực hiện xét nghiệm ADN?

3. Mẫu xét nghiệm ADN bị nhiễm bẩn, lẫn lộn

Trong quá trình lấy mẫu ADN, do vô tình mà người thu mẫu có thể làm cho mẫu ADN bị nhiễm bẩn, dẫn tới tình trạng lẫn mẫu – nhiễm mẫu. Tức là mẫu ADN bị lẫn ADN của một hoặc nhiều người khác nhau, hoặc bị nhiễm bẩn nặng dẫn tới không thể xét nghiệm được.

Một số tình huống thường gặp bao gồm: 

Không lau sạch bấm móng tay trước khi cắt móng tay làm xét nghiệm ADN

Trên dụng cụ cắt móng tay sẽ còn những mẩu vụn móng tay cũ của người sử dụng trước đó. Do đó nếu người lấy mẫu xét nghiệm ADN quên không lau sạch bấm móng tay thì rất dễ dẫn tới tình trạng móng tay bị lẫn lộn các mẩu vụn này, và do đó mẫu móng tay thu được khi xét nghiệm ADN sẽ không lên kết quả.

Dùng tay cầm trực tiếp lên mẫu ADN thu được

Trong nhiều trường hợp, việc chạm tay trực tiếp vào mẫu ADN cũng có thể gây nên tình trạng mẫu ADN không xét nghiệm được. Ví dụ khi tay quá bẩn, hoặc tay ra nhiều mồ hôi, tay chạm liên tục vào nhiều mẫu ADN của nhiều người khác nhau,…

Mẫu ADN bị rơi xuống đất/rơi xuống nước

Khi mẫu ADN như tóc, móng tay,… bị rơi xuống đất, bị giẫm lên hoặc rơi xuống nước có thể sẽ làm mẫu bị hỏng và không xét nghiệm ADN được.

4. Mẫu xét nghiệm ADN không phù hợp lứa tuổi

Với một số lứa tuổi nhất định cần phải thực hiện lấy mẫu ADN đặc thù để đảm bảo chất lượng ADN. Cụ thể với trẻ em dưới 3 tuổi, gốc chân tóc vẫn còn khá mảnh,  lượng ADN ở gốc chân tóc thấp và do đó không khuyến nghị sử dụng mẫu tóc có gốc chân tóc. Thay vào đó nên lấy mẫu móng tay/chân hoặc mẫu niêm mạc miệng để xét nghiệm ADN.

Riêng với trẻ sơ sinh: ưu tiên dùng mẫu cuống rốn và mẫu niêm mạc miệng để xét nghiệm ADN.

Tham khảo chi tiết trong bài viết: Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?

Mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả đúng nhất? 
Xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh sẽ ưu tiên dùng một số loại mẫu bao gồm: cuống rốn, niêm mạc miệng (nước bọt) và máu gót chân.

5. Sử dụng những mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt 

Bên cạnh những mẫu ADN thông thường bao gồm: máu, niêm mạc miệng (nước bọt), móng tay/chân, tóc có gốc chân tóc và cuống rốn, thì trong những tình huống đặc thù có thể sử dụng một số loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt bao gồm

  • Bàn chải đánh răng
  • Dao cạo râu
  • Bã kẹo cao su
  • Đầu lọc thuốc lá
  • Tinh dịch (từ quần lót, khăn lau, bao cao su,…)

Các mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt có lượng ADN thấp, mẫu nhiễm nhiều thành phần tạp chất. Do đó khi đã sử dụng các mẫu ADN đặc biệt thì sẽ luôn có rủi ro không lên được kết quả khi xét nghiệm. 

Việc có xét nghiệm ADN được hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng mẫu ADN thu được. Chuyên viên xét nghiệm ADN phải tiến hành xử lý mẫu, chạy mẫu rồi mới có thể kết luận được rằng liệu mẫu ADN đặc biệt đã thu có xét nghiệm được không.

6. Bảo quản mẫu ADN sai cách dẫn tới mẫu bị hỏng

Bọc mẫu ADN sai cách, nhiệt độ quá cao/thấp, độ ẩm quá cao, ánh sáng, va đập trong quá trình vận chuyển,… cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mẫu ADN kém và không xét nghiệm được. 

  • Bọc mẫu ADN trong túi nylon, túi zip: Mẫu ADN có thể sẽ bị hấp hơi dẫn tới mốc, hỏng
  • Nhiệt độ quá cao/thấp, ánh sáng: Một số loại mẫu ADN sẽ bị phân hủy hoặc biến đổi thành phần mẫu, từ đó không xét nghiệm được
  • Va đập trong quá trình vận chuyển: Với một số loại mẫu đặc thù như mẫu máu của thai phụ trong xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, việc va đập có thể khiến thành phần ADN tự do của thai nhi bị hỏng dẫn tới không xét nghiệm được.

III. Làm gì để mẫu ADN cho kết quả đúng?

Mẫu xét nghiệm ADN đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn sẽ cho kết quả chính xác. Tuy nhiên làm thế nào để mẫu ADN thu được sẽ đảm bảo cho kết quả đúng, không bị trả lại vì không xét nghiệm được? 

1. Thu mẫu ADN đúng cách và đủ số lượng

Mỗi loại mẫu xét nghiệm ADN sẽ có cách lấy mẫu khác nhau, do đó bạn cần tham khảo Hướng dẫn thu mẫu ADN tại nhà trước khi thực hiện thao tác lấy mẫu. 

2. Bảo quản mẫu xét nghiệm ADN theo hướng dẫn

Quy tắc bảo quản mẫu xét nghiệm ADN: Mẫu ADN đã thu để khô tự nhiên bảo quản vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì, không để mẫu vào túi nylon hoặc túi zip, không chạm tay vào mẫu ADN khi thu. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ