Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối, lên tới 99,999999%. Tuy nhiên trên thực tế lại có những trường hợp mẫu xét nghiệm ADN không ra kết quả hay cho ra kết quả nhưng không đúng như mong đợi.
Vậy tại sao mẫu lại không ra kết quả? Mẫu không ra kết quả thì phải làm gì? Thông tin giải đáp chi tiết, mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây!
Nội dung:
1. Tại sao mẫu không ra kết quả? Nếu lần gửi mẫu xét nghiệm ADN đầu tiên không cho ra kết quả thì là tại sao?
Mẫu xét nghiệm ADN không ra kết quả hay gửi mẫu xét nghiệm ADN lần đầu tiên không cho ra kết quả có thể là do những lý do như chất lượng mẫu kém, không đủ số lượng mẫu, mẫu bị hư hỏng, sai sót trong quá trình xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm,… Cụ thể:
1.1. Chất lượng mẫu kém, số lượng mẫu không đủ
- Mẫu không chứa đủ ADN: Điều này thường xảy ra khi mẫu thu thập không đủ lượng hoặc không lấy đúng vị trí chứa nhiều ADN, ví dụ như lấy mẫu nước bọt không áp sát thành má trong, không xoay đều 5 – 7 vòng hay trường hợp chỉ lấy 1 – 2 sợi tóc mà lại không có gốc chân tóc,…
- Mẫu bị nhiễm bẩn: Vi khuẩn, tạp chất hoặc các yếu tố bên ngoài môi trường có thể làm mẫu bị nhiễm bẩn như trường hợp bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá bị vứt xuống đất,… cũng sẽ dẫn đến việc xét nghiệm ADN ra kết quả không chính xác, không ra được kết quả.
1.2. Bảo quản, lưu trữ mẫu không đúng cách
- Bảo quản không đúng cách: Mẫu có thể bị hỏng do bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay bảo quản ở môi trường ẩm ướt làm mẫu bị mốc. Ví dụ bỏ tăm bông thấm nước bọt vào túi zip, túi nilon sẽ khiến mẫu bị hấp hơi, nhiễm vi khuẩn yếm khí.
- Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích quá dài: Tùy từng loại mẫu xét nghiệm ADN mà thời gian bảo quản sẽ khác nhau. Do đó, nếu thời gian từ khi lấy mẫu đến khi được vận chuyển tới phòng thí nghiệm để tách chiết, phân tích quá dài cũng sẽ khiến mẫu bị hỏng. Có thể kể đến trường hợp như mẫu tinh trùng chỉ bảo quản được trong vài giờ và nếu không được gửi đến phòng lab kịp thời thì sẽ không thể tiến hành làm xét nghiệm được.
1.3. Lỗi kỹ thuật tại phòng thí nghiệm
- Sai sót trong quá trình xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm: Dù rất hiếm gặp, nhưng lỗi kỹ thuật vẫn có thể xảy ra trong quá trình phân tích ADN ở những đơn vị xét nghiệm chuyên môn chưa cao.
- Thiết bị hoặc hóa chất không đạt chuẩn: Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến trang thiết bị, công nghệ và hóa chất xét nghiệm được sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
>>> Xem thêm: Bạn Có Biết: “Lấy Mẫu Gì Để Xét Nghiệm ADN” Không?
2. Cần phải làm gì khi mẫu xét nghiệm ADN không ra kết quả? Nếu lấy lại mẫu có cần lấy của cả 2 người không?
Khi gặp phải tình huống xét nghiệm ADN không ra kết quả thì bạn có thể áp dụng thực hiện các biện pháp khắc phục như liên hệ lại với đơn vị làm xét nghiệm để hỏi rõ nguyên nhân, xin lại hướng dẫn thu thập mẫu, kiểm tra lại quá trình lấy mẫu, kiểm tra lại quá trình bảo quản – vận chuyển mẫu và cuối cùng, tiến hành thu thập – gửi lại mẫu xét nghiệm mới. Thông tin chi tiết:
2.1. Liên hệ với đơn vị xét nghiệm
Bạn cần liên hệ lại với đơn vị xét nghiệm để biết rõ lý do tại sao mẫu không cho ra kết quả, yêu cầu đơn vị xét nghiệm kiểm tra lại quá trình phân tích. Nếu nguyên nhân đến từ công đoạn tự thu thập mẫu tại nhà của bạn thì cần hỏi kỹ lại hướng dẫn thu thập mẫu, quy trình gửi lại mẫu từ các chuyên viên tư vấn của đơn vị xét nghiệm.
2.2. Kiểm tra lại quá trình lấy mẫu
Cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm và tốt hơn hết là đeo găng tay y tế để tránh tiếp xúc trực tiếp với mẫu. Ngoài ra, cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của đơn vị xét nghiệm cách lấy mẫu chính xác, đặc biệt là vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy.
Ví dụ như lấy mẫu tóc cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, lau khô nhíp rồi đeo găng tay y tế vào và dùng nhíp nhổ tối thiểu 5 – 7 sợi tóc phải có gốc chân tóc mới được.
2.3. Kiểm tra điều kiện bảo quản và vận chuyển mẫu
Mẫu sau khi lấy cần được cho vào phong bì hoặc gói bằng giấy sạch để có thể thông khí, bay hơi tự nhiên. Không được cho mẫu vào trong túi nilon hay túi zip để tránh trường hợp mẫu bị hấp hơi, yếm khí.
Ngoài ra, mẫu thu được cần được gửi đến đơn vị xét nghiệm càng sớm càng tốt để tránh trường hợp mẫu bị hư hỏng do hết thời gian bảo quản.
2.4. Tiến hành gửi lại mẫu
Nếu mẫu xét nghiệm ban đầu không cho ra kết quả thì cần tiến hành lấy lại mẫu mới với những mẫu không đạt yêu cầu, không lên đủ dữ liệu. Trường hợp lấy lại mẫu của cả 2 người sẽ xảy ra khi cả 2 mẫu này đều không lên đủ dữ liệu.
Sau khi thu mẫu lại theo đúng hướng dẫn của trung tâm xét nghiệm thì bạn sẽ tiến hành gửi lại mẫu qua chuyển phát nhanh hoặc mang mẫu trực tiếp đến trung tâm xét nghiệm.
>>> Xem thêm: Các Cách Lấy Mẫu Xét Nghiệm ADN Tại Nhà
Bài viết trên, NOVAGEN đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc tham khảo vấn đề “Mẫu xét nghiệm ADN không ra kết quả phải làm gì?” Nhìn chung, khi mẫu xét nghiệm ADN không cho ra kết quả thì điều đầu tiên bạn cần làm là phải xác định nguyên nhân rồi mới đến việc thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, quan trọng nhất với trường hợp tự thu mẫu tại nhà thì bạn cần phải liên hệ trực tiếp với trung tâm xét nghiệm ADN để được các chuyên viên hướng dẫn, tư vấn thu mẫu một cách chi tiết, cụ thể nhất!