Hỏi đáp chung về các loại mẫu ADN

 

 

Nếu mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ, phải làm sao?

mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ
Nếumẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ, phải làm sao?

Khi gửi mẫu xét nghiệm ADN tới các đơn vị, có không ít khách hàng nhận được thông báo: mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc mẫu xét nghiệm không đủ ADN, dẫn tới không lên được kết quả là có hay không có huyết thống. Trong trường hợp này cần phải xử lý thế nào? Và cần làm gì để mẫu xét nghiệm ADN có thể lên được kết quả?

I. Cách xử lý khi mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ mẫu ADN

Khi mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ mẫu ADN thì sẽ không ra được kết quả ADN, từ đó không thể kết luận về mối quan hệ huyết thống. Trong trường hợp này khách hàng buộc phải thu lại mẫu xét nghiệm ADN mới và gửi lại cho trung tâm xét nghiệm ADN. 

Việc thu lại mẫu khiến khách hàng lãng phí thời gian, công sức, khiến việc xét nghiệm ADN trở nên tốn chi phí, gây chậm trễ công việc của khách hàng. Đặc biệt với những trường hợp khó thu lại mẫu xét nghiệm ADN như: thu mẫu bí mật, người làm xét nghiệm ADN đang ở nước ngoài,… thì có thể còn dẫn tới trường hợp KHÔNG xét nghiệm được. 

II. Nguyên nhân mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ

Có nhiều lý do dẫn tới việc mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ lượng ADN cần thiết để xét nghiệm. 

a) Nguyên nhân khiến mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng

(1) Mẫu xét nghiệm ADN bị trộn lẫn

Đây là tình trạng lẫn mẫu – nhiễm mẫu, tức là mẫu xét nghiệm ADN bị lẫn với ADN của người khác, khiến cho máy móc không thể nhận ra được ADN của người cần xét nghiệm và do đó không thể kết luận được quan hệ huyết thống. 

Một số tình huống gây nên tình trạng lẫn mẫu ADN:

  • Khi thu mẫu, người thu mẫu chạm tay vào mẫu xét nghiệm ADN dẫn tới mẫu xét nghiệm ADN bị trộn lẫn với ADN của người thu mẫu (khi tiếp xúc với bề mặt da, mồ hôi,…)
  • Không vệ sinh dụng cụ lấy mẫu sau mỗi lần lấy mẫu, khiến cho mẫu ADN của người sau bị lẫn một phần thừa từ ADN của người trước. 
  • Khi gói mẫu ADN để xét nghiệm sơ ý làm lẫn lộn mẫu của người này với người kia. Ví dụ: làm rơi 1-2 sợi tóc của người này vào trong gói tóc của người kia,…
Nếu mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ, phải làm sao?
Không vệ sinh bấm móng tay trước khi cắt là nguyên nhân phổ biến dẫn tới lẫn mẫu, nhiễm mẫu ADN

(2) Bảo quản mẫu xét nghiệm ADN sai cách

Với nhiều loại mẫu xét nghiệm ADN, việc bảo quản sai cách sẽ làm mẫu bị biến đổi về thành phần, cấu trúc dẫn tới mẫu bị hỏng. Lỗi sai thường gặp đó là khách hàng cho mẫu ADN vào túi nilon hoặc túi zip, khiến mẫu ADN bị hấp hơi, đọng nước gây hỏng mẫu. 

(3) Do vận chuyển làm hỏng mẫu ADN

Trong một số trường hợp, mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt nhạy cảm với va đập, việc va đập có thể làm hỏng kết cấu và thành phần mẫu. 

Ví dụ: Với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sử dụng mẫu máu mẹ chứa ADN tự do của thai nhi, nếu không bảo quản mẫu máu vào ống đựng máu chuyên dụng, chèn xốp chống sốc đúng quy chuẩn sẽ có thể làm va đập và làm hỏng các ADN tự do của thai nhi trong ống đựng máu và khiến mẫu máu đã thu không thể xét nghiệm được.

(4) Do thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)

Với nhiều loại mẫu xét nghiệm ADN, yếu tố thời tiết không đảm bảo có thể làm mẫu bị hỏng và không thể xét nghiệm được. Có thể kể đến như:

  • Quá nóng/quá lạnh: Một số loại mẫu xét nghiệm cần được bảo quản trong môi trường nhiệt độ cụ thể. Do đó, nếu thời tiết quá nóng hoặc lạnh có thể khiến mẫu biến chất. 
  • Độ ẩm quá cao: Với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, độ ẩm không khí quá cao có thể khiến mẫu bị nấm mốc và do đó không thể xét nghiệm được. 
  • Ánh sáng: Một số mẫu ADN nhạy cảm với ánh sáng. Bảo quản chúng trong điều kiện ánh sáng mạnh có thể làm thay đổi cấu trúc hoặc tính chất của mẫu.

(5) Mẫu xét nghiệm ADN bị nhiễm khuẩn hoặc oxy hóa

Trong quá trình thu mẫu nếu không cẩn thận có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào mẫu xét nghiệm ADN đã thu, làm biến đổi thành phần của mẫu. Ngoài ra, có một số mẫu ADN cần phải được bảo quản trong điều kiện không có không khí hoặc oxy hóa. Cả hai trường hợp này đều làm cho mẫu xét nghiệm ADN không thể xét nghiệm được.

(6) Mẫu ADN quá cũ 

Trong nhiều trường hợp, mẫu xét nghiệm ADN đã quá cũ, dẫn tới các thành phần chứa ADN trong mẫu đã bị phân hủy đáng kể, khiến mẫu không thể xét nghiệm được. 

Ví dụ: mẫu xương cốt đã chôn hàng chục năm trong mỗi trường ẩm thấp thì nhiều khả năng tủy xương đã bị phân hủy hết, không xét nghiệm được. 

b) Nguyên nhân mẫu xét nghiệm ADN không đủ

(1) Thu mẫu không đúng cách thức

Việc thu mẫu xét nghiệm ADN sai cách sẽ khiến mẫu ADN không đủ lượng ADN để xét nghiệm. Ví dụ: Khách hàng dùng tóc tự rụng (rụng trên gối, trên lược,…) để làm xét nghiệm ADN. 

Bởi vì tóc tự rụng chỉ chứa một lượng chân tóc rất nhỏ, gần như không đáng kể, do đó số lượng ADN từ chân tóc rụng cũng rất thấp, nhiều khả năng sẽ không có đủ ADN để xét nghiệm. 

>>> Xem thêm bài viết: Tóc tự rụng, tóc cắt ngang có làm xét nghiệm ADN được không? Tại sao?

(2) Rơi, thất lạc một phần mẫu trong quá trình vận chuyển

Mẫu được thu nếu gói hay bọc không chặt có thể rơi hoặc thất lạc một phần trong quá trình vận chuyển. Thông thường để đảm bảo lượng ADN để xét nghiệm, các đơn vị xét nghiệm ADN thường khuyến nghị khách hàng cung cấp ít nhất từ 5-7 sợi tóc có chân tóc, hoặc từ 5-7 mảnh móng tay/chân trở lên. Nếu mẫu xét nghiệm ADN bị rơi hoặc thất lạc một phần trong quá trình vận chuyển, sẽ có rủi ro không đủ lượng mẫu để xét nghiệm ADN. 

(3) Mẫu ADN đặc biệt thường có rủi ro không đủ ADN để xét nghiệm

Mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt bao gồm

  • Bàn chải đánh răng 
  • Dao cạo 
  • Bã kẹo cao su
  • Đầu lọc thuốc lá
  • Tinh dịch (từ bao cao su, quần lót, khăn lau,…)

Đây là những loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt, sử dụng trong trường hợp không thể thu được những mẫu xét nghiệm thông thường như móng tay/chân hay tóc có chân,…

Việc thu mẫu ADN gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt của người được làm xét nghiệm sẽ gặp phải rủi ro không đủ lượng ADN để xét nghiệm. 

Ví dụ: lượng nước bọt trong bã kẹo cao su hay đầu lọc thuốc lá sẽ ít hơn đáng kể so với việc thu trược tiếp mẫu nước bọt (niêm mạc miệng), dẫn tới tình trạng thiếu ADN để xét nghiệm. 

Hay với dao cạo và bàn chải đánh răng, sau khi sử dụng thường được rửa sạch dưới vòi nước mạnh, nên chỉ còn sót một lượng nhỏ mẫu ADN trong các kẽ khuất của dụng cụ. Bởi vậy, rủi ro không đủ ADN là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Nếu mẫu xét nghiệm ADN bị hỏng hoặc không đủ, phải làm sao?
Rủi ro có thể gặp phải khi dùng mẫu ADN đặc biệt đó là không đủ lượng ADN trong mẫu để xét nghiệm

III. Cần làm gì để mẫu xét nghiệm ADN có thể xét nghiệm được?

Với khách hàng tự thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà, cần làm gì để mẫu xét nghiệm ADN gửi đi đảm bảo chất lượng và số lượng, không cần thu lại mẫu? 

a) Thu mẫu ADN đúng cách

Việc thu mẫu ADN đúng cách là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để đảm bảo có thể xét nghiệm ADN được thuận lợi và trôi chảy. Với những khách hàng tự thu mẫu ADN tại nhà, cần chú ý một số điều như sau:

  • Không chạm tay vào mẫu ADN khi thu để tránh mẫu ADN bị nhiễm khuẩn, bị trộn lẫn ADN của người khác khiến mẫu không thể xét nghiệm ADN được. 
  • Với mẫu móng tay/chân làm xét nghiệm ADN: Cần lau sạch bấm móng tay trước khi cắt móng tay/chân cho người làm xét nghiệm ADN. Nên cắt lần lượt từng người xong, lặp lại bước vệ sinh đầu bấm sạch sẽ rồi mới cắt móng tay của người tiếp theo
  • Với mẫu tóc xét nghiệm ADN: Tóc để xét nghiệm ADN bắt buộc phải là tóc nhổ trực tiếp và có gốc chân tóc. Tóc được cắt không có gốc chân, tóc tự rụng sẽ không tính là mẫu ADN đạt chuẩn.

Đọc thêm về cách lấy mẫu ADN tại nhà: Hướng dẫn thu mẫu ADN tại nhà chi tiết

b) Bảo quản và vận chuyển mẫu ADN

Hướng dẫn bảo quản mẫu xét nghiệm ADN: Mẫu xét nghiệm ADN sau khi lấy cần để khô tự nhiên, gói vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì, không để mẫu vào túi nilon hoặc túi zip, không chạm tay vào mẫu ADN (sử dụng găng tay y tế trong trường hợp cần chạm tay vào mẫu ADN).  

Một số lưu ý khi vận chuyển mẫu xét nghiệm ADN

  • Thời gian gửi mẫu ADN: Nên gửi mẫu xét nghiệm ADN càng sớm càng tốt, đặc biệt là mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) và mẫu máu bởi đây là 2 loại mẫu có thời gian bảo quản ngắn (5-7 ngày), dễ bị nhiễm khuẩn hoặc mốc. Mẫu móng tay/chân hoặc tóc có chân có thời gian sử dụng lâu hơn đáng eker (từ vài tháng cho tới một năm) nếu được bảo quản đúng cách. 
  • Cách gói mẫu xét nghiệm ADN: Phong bì đựng mẫu ADN đã thu nên cho vào túi sạch, dán băng dính để mẫu ADN nên đúng quy cách, nên dán băng dính chặt
  • Đơn vị vận chuyển mẫu ADN: Nên chọn đơn vị vận chuyển uy tín, nếu có thể nên gửi hỏa tốc và theo hình thức thư bảo đảm, hoặc với các tỉnh xa có thể gửi theo đường bưu điện, vận chuyển qua xe khách, xe limousine,… Chú ý trước khi gửi mẫu ADN cần kiểm tra kỹ thông tin người nhận, số điện thoại người nhận để tránh trường hợp đơn bị hoàn lại do sai/thiếu thông tin. 
Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ