Có nhiều loại mẫu khác nhau để xét nghiệm ADN như mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng tay móng chân,… Vậy lấy mẫu gì để xét nghiệm ADN cho kết quả chính xác, với từng loại xét nghiệm ADN khác nhau. Theo dõi bài viết dưới đây!
Nội dung:
Lấy mẫu gì để xét nghiệm ADN cha con, mẹ con, họ hàng?
Với xét nghiệm ADN cha con, mẹ con, họ hàng nội ngoại theo hình thức tự nguyện, tức là làm để biết trong nội bộ gia đình, thì bạn có thể sử dụng một trong rất nhiều loại mẫu ADN như sau:
- Mẫu ADN thông thường: máu, niêm mạc miệng (nước bọt), móng tay/móng chân, tóc có góc chân tóc, cuống rốn trẻ sơ sinh để khô tự nhiên.
- Mẫu ADN đặc biệt: bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, tinh dịch, dao cạo râu.
Mẫu ADN đặc biệt thực chất là những vật phẩm đã qua sử dụng của một người, mà trên đó có khả năng sót lại những thành phần chứa ADN, từ đó có thể làm xét nghiệm ADN thông qua những mẫu ADN này. Mẫu ADN đặc biệt chỉ được khuyến nghị sử dụng trong trường hợp muốn lén làm xét nghiệm ADN mà không muốn cho đối phương biết nên khó hoặc không thể thu thập mẫu ADN thông thường
Cần lưu ý rằng việc xét nghiệm ADN bằng các mẫu ADN đặc biệt thì chi phí xét nghiệm ADN sẽ cao hơn +1.500.000 VNĐ/ mẫu cũng như tốn thời gian hơn (thường sẽ mất từ 1-5 ngày tùy theo độ khó của từng loại mẫu ADN cụ thể). Ngoài ra, mẫu ADN đặc biệt còn có rủi ro không lên được kết quả xét nghiệm ADN vì lượng ADN trong mẫu có thể quá thấp, hoặc có rủi ro lẫn mẫu – nhiễm mẫu không thể xét nghiệm được ADN.
Lấy mẫu gì để xét nghiệm ADN thai nhi sớm nhất?
Hiện nay ngay từ tuần thai thứ 7 đã có thể xét nghiệm ADN thai nhi để xác định người cha cho thai nhi là ai bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ. Đây là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi tiên tiến nhất hiện nay: sớm nhất từ tuần thai thứ 7 lại vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bởi vì không xâm lấn vào vùng tử cung của mẹ.
Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bằng máu tĩnh mạch cánh tay của mẹ: Tách chiết ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ, thực hiện giải trình tự ADN của thai nhi để so sánh với ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha. Với người cha thì có thể sử dụng các mẫu ADN thông thường hoặc mẫu ADN đặc biệt như trên để phân tích ADN.
- Nếu hai mẫu ADN có độ trùng khớp ở những vị trí gen (locus gen) đặc biệt thể hiện mối quan hệ cha con ruột, thì kết luận người đàn ông là cha ruột của thai nhi.
- Ngược lại, nếu mẫu ADN của người đàn ông và thai nhi không khớp nhau thì kết luận người đàn ông không phải cha của thai nhi.
Xem thêm: Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi
Ngoài ra, gia đình có thể chọn phương án xét nghiệm ADN thai nhi bằng chọc ối khi thai đủ 15 tuần tuổi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xét nghiệm ADN thai nhi bằng cách chọc dò ối hoặc sinh thiết gai nhau là phương pháp xâm lấn. Khi thực hiện, cả mẹ và thai nhi có thể đối mặt với nguy cơ rò ối, nhiễm trùng ối thậm chí sảy thai, hoặc một số vấn đề khác như lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con, viêm nhiễm, hoặc tổn thương thai nhi.
Do đó, việc thu mẫu nước ối hoặc gai nhau để làm xét nghiệm ADN thai nhi không được khuyến nghị, và bắt buộc được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện lớn để hạn chế rủi ro tối đa.
Xem thêm: Chọc ối có nguy hiểm không? Chọc ối được thực hiện như thế nào?
Lấy mẫu gì để làm xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh
Mẫu xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng là mẫu cuống rốn, mẫu máu gót chân hoặc tế bào niêm mạc miệng. Trong đó, mẫu cuống rốn có thể dùng cho xét nghiệm ADN tự nguyện, còn mẫu máu gót chân hoặc tế bào niêm mạc miệng được thu trực tiếp bởi chuyên viên xét nghiệm ADN mới được dùng cho xét nghiệm ADN khai sinh của trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh, KHÔNG NÊN lấy mẫu chân tóc vì tóc của trẻ rất yếu và mỏng, chân tóc không sâu nên không đảm bảo mẫu phẩm đạt chất lượng và khi nhổ tóc có thể làm đau trẻ.
Ngoài ra, móng tay (chân) của trẻ sơ sinh rất mảnh, mềm và cũng gây nên khó khăn cho việc thu mẫu phẩm.
Lấy mẫu gì để thực hiện xét nghiệm ADN khai sinh, nhập tịch hay làm thủ tục thừa kế?
Khác với các xét nghiệm ADN tự nguyện, xét nghiệm ADN Pháp lý thường được sử dụng để giải quyết các thủ tục Hành chính – Pháp lý tại các cơ quan nhà nước như làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn, phân chia tài sản, nhập tịch,… Do đó, xét nghiệm ADN hành chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để đảm bảo độ chính xác, đáng tin cậy và tính pháp lý của kết quả, mẫu xét nghiệm ADN hành chính phải được thu thập trực tiếp bởi nhân viên được công nhận và làm việc tại các trung tâm xét nghiệm uy tín. Hơn nữa, từng cơ sở xét nghiệm có thể đề ra những yêu cầu cụ thể về mẫu xét nghiệm ADN hành chính, nhằm đảm bảo tính chuẩn xác và tuân thủ quy định pháp luật.
Tại NOVAGEN, Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý được thực hiện một cách chuyên nghiệp và ưu tiên sử dụng mẫu máu hoặc mẫu niêm mạc miệng để đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy trong các quy trình hành chính quan trọng này.
Lấy mẫu gì để xét nghiệm ADN có quan trọng không?
Theo lý thuyết di truyền, mỗi con người đều có một hệ gen duy nhất và không thay đổi theo thời gian. Vì vậy, việc phân tích thông tin gen từ mỗi người và sau đó so sánh chúng là một phương pháp đáng tin cậy để xác định sự liên quan huyết thống giữa các cá nhân.
Theo sự đánh giá của các chuyên gia, cho đến thời điểm hiện tại, xét nghiệm ADN là bằng chứng khoa học chính xác nhất trên thế giới để xác minh mối quan hệ huyết thống giữa các người trong trường hợp nghi ngờ.
Trên thực tế, độ chính xác của các loại mẫu ADN là như nhau và đều là 99,999999%, bởi ADN của mỗi người là duy nhất. Việc lựa chọn Lấy mẫu gì để xét nghiệm ADN sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh thực tế của từng người, cũng như loại xét nghiệm ADN mà người đó thực hiện.
Ngoài ra, việc chọn mẫu ADN gì cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian nhận được kết quả và chi phí làm xét nghiệm. Ví dụ khi dùng mẫu ADN đặc biệt thì chi phí sẽ cao hơn so với mẫu ADN thông thường.
Nguồn: NOVAGEN