“Có khi nào xét nghiệm ADN cha con sai hoặc nhầm không?” là câu hỏi được nhiều khách hàng của NOVAGEN quan tâm và muốn được giải đáp chi tiết. Ngày nay, xét nghiệm ADN nói chung và xét nghiệm ADN cha con nói riêng với sự phát triển của khoa học công nghệ có độ chính xác cao gần như tuyệt đối, đạt từ 99,999999% trở lên.
Tuy nhiên, trong thực tế lại có một vài trường hợp đặc biệt dẫn tới những nhầm lẫn, sai sót không đáng có trong việc xét nghiệm ADN. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và làm thế nào để có thể tránh được những sai sót, nhầm lẫn trong xét nghiệm ADN? Thông tin chi tiết mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau đây!
Nội dung:
1. Xét nghiệm ADN cha con có sai hoặc nhầm không?
Với câu hỏi “Xét nghiệm ADN cha con có sai hoặc nhầm không?” thì các chuyên gia đã khẳng định rằng: Xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống cha con theo đúng quy trình và tiêu chuẩn có độ chính xác gần như tuyệt đối, đạt từ 99,999999% trở lên.
ADN được di truyền từ cha mẹ ruột sang con, ADN của con luôn nhận từ 50% của mẹ và 50% của bố. Bên cạnh đó, mọi tế bào trong cơ thể của mỗi người đều có cùng một nguồn ADN và ADN của mỗi người là duy nhất, không thay đổi theo thời gian.
Chính vì vậy, xét nghiệm ADN sẽ không sai hoặc nhầm trong trường hợp lấy mẫu đúng người, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình xét nghiệm.
2. Nguyên nhân khiến kết quả xét nghiệm ADN cha con sai hoặc nhầm
Kết quả xét nghiệm ADN cha con có thể sẽ bị sai hoặc nhầm vì nhiều lý do khác nhau như cố trình tráo mẫu ADN, lấy nhầm mẫu ADN, mẫu ADN bị trộn lẫn, mẫu ADN bị hỏng, mẫu ADN không đủ, biến đổi gen,… Cụ thể:
2.1. Lấy nhầm mẫu ADN hoặc mẫu ADN bị tráo
Với những trường hợp làm xét nghiệm ADN cha con dân sự tự nguyện (tự thu mẫu gửi về trung tâm) thì việc kết quả xét nghiệm ADN bị sai có thể là do sự chủ quan lấy nhầm mẫu ADN của người khác hoặc cố tình đánh tráo mẫu ADN.
Không chỉ vậy, còn có cả những trường hợp khách hàng cấu kết với nhân viên tại đơn vị xét nghiệm ADN để đánh tráo mẫu xét nghiệm ADN thu được thành mẫu của người khác.
Hậu quả là kết quả xét nghiệm ADN có thể từ không có quan hệ huyết thống thành có quan hệ huyết thống và ngược lại. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc gia đình cũng như tác động nặng nề tới tinh thần, danh dự của những người liên quan.
2.2. Mẫu xét nghiệm ADN bị trộn lẫn
Mẫu xét nghiệm ADN bị trộn lẫn là tình huống mẫu xét nghiệm ADN của người này bị lẫn với mẫu xét nghiệm ADN của người khác. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do gặp sai sót trong quá trình thu mẫu, đóng gói mẫu và thu mẫu không đúng theo hướng dẫn của đơn vị xét nghiệm ADN.
Ví dụ như trong gói giấy đựng mẫu tóc của người A lại lẫn 1 – 2 sợi tóc của người B hay trong phong bì đựng mẫu móng tay của người C có lẫn các vụn móng tay của người đã cắt trước đó,…
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì hệ thống trang thiết bị xét nghiệm ADN sẽ nhận diện được việc trong mẫu có chứa ADN của nhiều người khác nhau, đưa ra kết luận không thể xét nghiệm được và trung tâm xét nghiệm ADN sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thu lại mẫu mới.
2.3. Mẫu ADN bị hỏng, mẫu ADN không đủ
Mẫu ADN có thể bị hỏng, biến chất dẫn đến việc không thể tiến hành xét nghiệm ADN được vì các lý do như bảo quản trong môi trường độ ẩm quá cao, ánh sáng chiếu trực tiếp hay quá nóng/quá lạnh, nhiễm khuẩn mẫu trong quá trình thu thập, bị va đập trong quá trình vận chuyển,…
Ngoài ra, để có thể thực hiện xét nghiệm ADN thì lượng ADN có trong mẫu phải đạt được đến một mức độ nhất định. Nếu lượng ADN trong mẫu quá thấp thì hệ thống máy móc trang thiết bị sẽ không có đủ dữ liệu để so sánh, đối chiếu và không thể đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống giữa những người tham gia xét nghiệm.
2.4. Biến đổi gen gây sai lệch kết quả xét nghiệm ADN
Bên cạnh đó, còn có những trường hợp hy hữu, hiếm gặp về việc biến đổi gen làm kết quả xét nghiệm ADN cha con sai lệch như:
- Ghép tủy xương: Có thể ADN trong máu, nước bọt,… của người được nhận tủy xương đã bị biến đổi theo ADN của người hiến tủy. Chính vì vậy, với những người đã từng thực hiện hiến tủy thì cần phải nghiên cứu giải trình tự gen toàn bộ cơ thể thay vì xét nghiệm huyết thống cha con đơn thuần.
- Sử dụng tế bào gốc: Những tế bào gốc khi đưa vào trong cơ thể có thể sẽ làm cơ thể xuất hiện những bất thường, đột biến dẫn đến việc ADN ban đầu bị ảnh hưởng. Do đó, cần thông báo việc sử dụng tế bào gốc cho các đơn vị xét nghiệm ADN để được tư vấn chuyên sâu, lựa chọn dịch vụ phù hợp hơn.
- Nhiễm phóng xạ: Có ghi nhận nhiều bất thường trong ADN của những người nhiễm phóng xạ nhiều cấp độ, nguyên nhân chủ yếu là đến từ việc làm việc, sinh sống trong môi trường bị ảnh hưởng bởi các nhà máy phóng xạ, bom nguyên tử,…
- Đột biến tự nhiên, di truyền: Con không chỉ nhận ADN từ cha mẹ mà trong quá trình phát triển có thể xuất hiện các đột biến tự nhiên hoặc đột biến di truyền gây biến đổi ADN.
2.4. Sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện xét nghiệm ADN
Không chỉ vậy, những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện xét nghiệm ADN của đơn vị xét nghiệm ADN như hệ thống máy móc trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, chuyên viên thực hiện xét nghiệm cũng có thể khiến cho kết quả xét nghiệm ADN cha con sai.
>>> Xem thêm:
- Cha ở nước ngoài, con ở Việt Nam thì xét nghiệm ADN kiểu gì?
- Xét nghiệm ADN cha con bằng tóc có chính xác không?
- Có thể kiểm tra ADN cha con bí mật hoàn toàn không?
3. Làm thế nào để tránh sai sót hoặc nhầm lẫn khi xét nghiệm ADN cha con
Để tránh những sai sót hoặc nhầm lẫn không đáng có trong quá trình xét nghiệm ADN cha con, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thì cần phải nắm được một số lưu ý sau:
- Cần cẩn trọng trong quá trình thu mẫu, đóng gói, vận chuyển mẫu và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của trung tâm xét nghiệm ADN, đặc biệt là khi tự lấy mẫu tại nhà.
- Lựa chọn thực hiện xét nghiệm ADN cha con tại những đơn vị uy tín, có độ ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại.
- Thông báo cho đơn vị thực hiện xét nghiệm ADN nếu đã từng thực hiện ghép tủy xương, sử dụng tế bào gốc,… để có được biện pháp giải quyết kịp thời.
Kết luận: Xét nghiệm ADN cha con có thể bị sai hoặc bị nhầm do nhiều nguyên nhân khác nhau từ việc thu thập – bảo quản mẫu ADN không đúng cách, quá trình thực hiện xét nghiệm gặp sai sót, đột biến gen,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cũng như hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, nếu xuất hiện nghi ngờ về việc kết quả xét nghiệm ADN cha con sai hoặc nhầm thì bạn cần bình tĩnh để lựa chọn được phương án giải quyết phù hợp nhất.