Xét nghiệm ADN cha/mẹ con

 

 

Có khi nào mẹ sinh con ra nhưng xét nghiệm ADN lại không phải con ruột không?

Người mẹ sinh ra con nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại không phải con ruột tưởng chừng là một sự việc hết sức vô lý. Xét cho cùng, mỗi một đứa trẻ đều được thừa hưởng một nửa ADN từ bố, một nửa ADN từ mẹ nên xét nghiệm ADN phải chỉ ra được ADN của mẹ và con có sự tương đồng. Tuy nhiên lại có những trường hợp mà con sinh ra không có ADN của mẹ và xét nghiệm ADN không thể kết luận được mối quan hệ huyết thống.

Vậy những trường hợp này xảy ra do nguyên nhân nào? Tham khảo ngay bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để biết thêm chi tiết!

Người mẹ sinh ra con nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại không phải con ruột
Người mẹ sinh ra con nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại không phải con ruột

1. Tìm hiểu về sự kế thừa thông tin di truyền (ADN) từ mẹ sang con

ADN hay DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của con người và hầu hết các loài sinh vật khác.

Theo nghiên cứu, bộ gen người chứa các gen và các gen này lại được cấu tạo bởi ADN hoặc ARN (tập hợp các phân tử axit nucleic mang thông tin di truyền). Bộ gen người có khoảng 20.000 – 25.0000 gen và gen sẽ tập hợp bên trong các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào. Mỗi nhân tế bào lại có 23 cặp nhiễm sắc thể và một nửa trong số chúng sẽ có nguồn gốc từ mẹ và nửa còn lại có nguồn gốc từ cha.

Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể được gọi là locus gen. Ở những trường hợp bình thường, sự kế thừa thông tin di truyền có nghĩa là trên mỗi nhiễm sắc thể của người con luôn có những locus gen đặc hiệu nhất định có tỷ lệ trùng khớp cao với những locus gen của người mẹ. Tuy nhiên lại một số hiện tượng sinh học hiếm gặp có thể phá vỡ quy luật di truyền đơn giản này, dẫn đến tình huống mà sinh con ra nhưng xét nghiệm ADN lại không phải con ruột của mình.

2. Nguyên nhân khiến mẹ sinh con ra nhưng xét nghiệm ADN lại không phải con ruột và một số trường hợp cụ thể

2.1. Hiện tượng Chimerism

  • Chimerism là gì?

Một trong những nguyên nhân khiến ADN của mẹ và con không có sự tương đồng là hiện tượng Chimerism. Đây là một hiện tượng được đặt theo tên của Chimera – một con quái vật trong thần thoại Hy Lạp có đầu và mình giống sư tử nhưng lại có thêm đầu dê, chân dê, đuôi rắn. Trong di truyền học, Chimerism đề cập đến sự hiện diện của hai hoặc nhiều dòng tế bào khác biệt về mặt di truyền trong cùng một cá thể.

  • Chimerism xảy ra như thế nào?

Chimerism có thể xảy ra theo nhiều cách, nhưng một trong những cách phổ biến nhất là thông qua sự hợp nhất của hai phôi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Điều này có thể xảy ra khi hai trứng đã thụ tinh, thông thường sẽ phát triển thành cặp song sinh khác trứng lại được hợp nhất thành một phôi duy nhất và kết quả là cá thể sẽ có 2 bộ gen của cả 2 phôi. Hoặc có thể, đây là sự kết hợp của một trứng đã được thụ tinh với một tế bào thoái hoá trong quá trình phân chia.

Nếu một người mẹ mắc hội chứng Chimerism truyền một trong những dòng tế bào này cho con mình thì ADN của đứa trẻ có thể sẽ không trùng khớp với ADN của người mẹ. Sự khác biệt này sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn trong xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống, khi kết quả như chỉ ra rằng người mẹ không phải là mẹ ruột mặc dù đã mang thai và sinh ra đứa trẻ.

  • Trường hợp mắc hội chứng Chimerism

Nhà sinh học Charles Boklage đến từ Đại học East Carolina cho biết “Hiện tượng Chimera rất phổ biến ở người nhưng lại rất khó để xác định và chỉ phát hiện ra trong những tình huống rất ngẫu nhiên”. Một trong những trường hợp mắc hội chứng Chimerism nổi tiếng nhất là liên quan đến một người phụ nữ tên là Lydia Fairchild. Vào đầu những năm 2000, Fairchild đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý sau khi xét nghiệm ADN cho thấy bà không phải là mẹ ruột của chính những đứa con của mình. Tình huống này phát sinh khi Fairchild, khi nộp đơn xin trợ cấp hàng tháng và được yêu cầu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, các xét nghiệm ADN lại cho thấy những đứa trẻ chỉ có quan hệ huyết thống với cha chúng và không có quan hệ huyết thống với Fairchild.

Kết quả là Fairchild không chỉ bị từ chối trợ cấp mà còn có nguy cơ bị ngồi tù vì gian lận tiền trợ cấp và còn có thể bị tước quyền nuôi con vĩnh viễn. Sau khi tìm hiểu về trường hợp mắc hội chứng Chimerism của Keegan năm 1998 thì Fairchild đã có thêm cơ sở để thuyết phục tòa án cho cô thêm thời gian. Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm thì Fairchild cũng được kết luận là một trường hợp mắc hội chứng Chimerism và cô đã được công nhận là mẹ ruột của các con cũng như nhận trợ cấp hàng tháng.

2.2. Thai nhi được thụ tinh từ trứng của người khác

IVF hay thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể người phụ nữ, trong môi trường phòng thí nghiệm. Trứng có thể được lấy từ chính người phụ nữ hoặc được lấy từ người hiến trứng. Sau khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ và sẽ phát triển thành thai nhi.

Trong một số trường hợp, người phụ nữ không thể sử dụng trứng của mình để thụ tinh ống nghiệm do các vấn đề như về tuổi tác, bệnh lý di truyền hay gặp phải các vấn đề sinh sản khác thì có thể lựa chọn sử dụng trứng được hiến từ một người khác. Sau khi trứng của người hiến được thụ tinh với tinh trùng thành phôi thì phôi sẽ được cấy vào cổ tử cung của người nhận. Người phụ nữ nhận phôi sẽ mang thai, sinh con nhưng con sẽ không mang ADN của cô ấy.

2.3. Mang thai hộ

Mang thai hộ là một phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó một người phụ nữ (được gọi là người mang thai hộ) sẽ mang thai, sinh con thay cho một cặp vợ chồng hoặc cá nhân khác và những người sẽ trở thành cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ. Mang thai hộ có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau và thường được áp dụng khi cặp vợ chồng không thể mang thai do gặp phải các vấn đề về sinh sản. Do đó, đứa trẻ được sinh ra bởi người mang thai hộ sẽ không có quan hệ về mặt huyết thống với người này, kết quả xét nghiệm ADN sẽ chỉ ra rằng đây không phải là con ruột.

Hiện nay đã có một số quốc qua hợp pháp hóa việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mục đích thương mại như một số bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nga, Ukraine, Thái Lan,… Tại Việt Nam, mang thai hộ chỉ được cho phép nếu thực hiện theo mục đích nhân đạo và người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng bên chồng hoặc bên vợ.

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho vấn đề “Có khi nào mẹ sinh con ra nhưng xét nghiệm ADN lại không phải con ruột không?” mà NOVAGEN đã chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề mẹ sinh con ra những xét nghiệm ADN lại không phải con ruột là đến từ việc thai nhi được thụ tinh từ trứng của người khác, mang thai hộ, người mẹ mắc hội chứng Chimerism,… Ngoài ra, còn có cả những trường hợp con tưởng chừng do mẹ sinh ra nhưng lại bị trao nhầm tại bệnh viện dẫn đến việc kết quả xét nghiệm ADN không trùng khớp.

Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng dù rất hiếm xảy ra nhưng vẫn có những trường hợp hy hữu mẹ sinh con ra nhưng xét nghiệm ADN lại không phải con ruột.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ