Khi thực hiện xét nghiệm ADN, khách hàng hoàn toàn có thể tự lấy mẫu xét nghiệm ADN một cách bí mật tại nhà rồi gửi tới trung tâm để làm xét nghiệm. Một số loại mẫu ADN thường dùng bao gồm: tóc có gốc chân tóc, móng tay/chân, niêm mạc miệng (nước bọt), máu, cuống rốn trẻ sơ sinh,…
Vậy trong trường hợp không lấy được mẫu xét nghiệm ADN phải làm gì? Có cách nào để xét nghiệm ADN trong trường hợp không lấy được các loại mẫu xét nghiệm ADN kể trên hay không?
Nội dung:
1. Mẫu xét nghiệm ADN gồm có những gì?
Thông thường khi xét nghiệm ADN, người ta thường dùng những loại mẫu ADN như sau:
- Mẫu máu
- Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
- Mẫu tóc có gốc chân tóc
- Mẫu móng tay/chân
- Mẫu cuống rốn
Ngoại trừ mẫu máu là loại mẫu không khuyến khích khách hàng tự thu tại nhà, còn lại những loại mẫu ADN khác, bạn đều có thể dễ dàng thu và lấy tại nhà, sau đó gửi tới đơn vị thực hiện xét nghiệm ADN.
Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà
2. Khi không lấy được mẫu xét nghiệm ADN phải làm gì?
Khi không thể lấy được những loại mẫu xét nghiệm thông thường, bắt buộc khách hàng phải lấy những loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt bao gồm:
- Bàn chải đánh răng: Cần đảm bảo bàn chải chỉ được sử dụng bởi duy nhất người thực hiện xét nghiệm ADN và nên sử dụng được ít nhất 2 tuần. Tức là với các loại bàn chải dùng 1 lần, thông thường sẽ không thể xét nghiệm ADN được.
- Bã kẹo cao su: Bã kẹo cao su chưa bị vứt xuống đất hoặc bị giẫm lên, cố gắng lấy càng nhiều mẩu bã kẹo cao su càng tốt
- Dao cạo râu: Ưu tiên loại dao cạo truyền thống hơn là máy cạo râu, khi lấy chú ý lấy cả phần dao cạo và bàn cạo. Nên lấy dao cạo râu đã sử dụng tối thiểu 2 tuần.
- Đầu lọc thuốc lá: Thu thập các mẩu đầu lọc thuốc lá đã được hút bởi người muốn làm xét nghiệm ADN, chọn các mẩu chưa bị vứt xuống đất hay giẫm bẩn.
- Tinh dịch: Dùng tăm bông thấm tinh dịch trong bao cao su, bám trên bề mặt khăn lau hoặc đồ lót, sau đó để khô tự nhiên và gói vào phong bì hoặc giấy sạch.
3. Những hạn chế khi sử dụng mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt
a. Rủi ro không xét nghiệm ADN được
Những loại mẫu ADN đặc biệt thường có lượng ADN trong mẫu thấp hơn đáng kể so với những mẫu ADN thông thường
Vì đơn giản, các loại mẫu ADN đặc biệt vốn là những dụng cụ, đồ vật phục vụ sinh hoạt của một người chứ không có chủ đích thu thập ADN. Trong quá trình sử dụng, những dụng cụ, đồ vật này tình cờ chứa ADN của con người và do đó, nó có khả năng dùng để xét nghiệm ADN.
Một ví dụ đơn giản, trong bã kẹo cao su hay bàn chải đánh răng chỉ chứa một lượng nước bọt rất ít, ít hơn hẳn so với thu mẫu nước bọt trực tiếp. Dẫn tới rủi ro không đủ ADN để xét nghiệm được ADN.
Không chỉ thế, các loại mẫu ADN đặc biệt còn lẫn rất nhiều tạp chất và dễ lẫn mẫu ADN của người khác: Các mẫu ADN đặc biệt đều lẫn nhiều tạp chất (ví dụ bụi bẩn, mồ hôi, da chết,…) thậm chí lẫn ADN người khác trong quá trình sử dụng. Dẫn tới rủi ro không thể xét nghiệm được ADN.
b. Chi phí xét nghiệm cao hơn so với mẫu ADN thông thường
Các loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt sẽ có mức chi phí xét nghiệm cao hơn so với thông thường, cụ thể là +1.500.000 VNĐ/mẫu
Đó là bởi việc tách ADN phức tạp: So với những mẫu ADN thông thường thì các loại mẫu ADN đặc biệt khó tách ADN ra hơn. Việc tách phải trải qua nhiều bước hơn, dễ làm hao hụt lượng ADN trong mẫu. Do đó thời gian xét nghiệm ADN với mẫu đặc biệt lâu hơn đáng kể.