Cần bao nhiêu mẫu để thực hiện xét nghiệm ADN? Trên lý thuyết, phòng thí nghiệm sẽ chỉ cần sử dụng duy nhất 01 loại mẫu ADN để xét nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế, trong trường hợp tự thu mẫu ADN tại nhà, người làm xét nghiệm ADN nên tiến hành thu và gửi từ 02 loại mẫu ADN khác nhau.
Việc gửi 02 loại mẫu ADN trở lên sẽ hạn chế trường hợp mẫu ADN thiếu, hỏng, lẫn mẫu – nhiễm mẫu dẫn tới không xét nghiệm được.
I. Cần bao nhiêu loại mẫu để thực hiện xét nghiệm ADN?
Trên lý thuyết, để tiến hành xét nghiệm ADN, phòng thí nghiệm sẽ chỉ cần duy nhất 01 loại mẫu ADN trong số các loại mẫu dưới đây, bao gồm:
- Mẫu máu
- Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
- Mẫu tóc có gốc chân tóc
- Mẫu móng tay/chân
- Mẫu cuống rốn (đối với trẻ sơ sinh)
Đây là 05 loại mẫu ADN được dùng phổ biến trong các xét nghiệm ADN. Các loại mẫu ADN này đều dễ lấy, dễ bảo quản, có lượng ADN trong mẫu cao và dễ thực hiện xét nghiệm.
Song trên thực tế, với những khách hàng tự thu mẫu ADN tại nhà và gửi đến đơn vị làm xét nghiệm ADN, thì nên lấy ít nhất 02 loại mẫu ADN khác nhau trong số các loại mẫu ADN.
Lý do là bởi, khi người làm xét nghiệm ADN tiến hành tự thu mẫu ADN tại nhà và gửi đến trung tâm, có thể sẽ xảy ra nhiều tình huống như: mẫu ADN bị thu sai cách, không đủ số lượng mẫu ADN,… dẫn tới không thể xét nghiệm được.
Nếu khách hàng chỉ gửi duy nhất 01 loại mẫu ADN, trong trường hợp mẫu không xét nghiệm ADN được thì sẽ phải tiến hành thu và gửi lại mẫu, mất nhiều thời gian chờ đợi để có kết quả.
Trong khi đó, nếu gửi từ 02 loại mẫu ADN trở lên, khi có 01 mẫu không xét nghiệm được, phòng thí nghiệm có thể tiến hành phân tích ngay mẫu ADN còn lại để trả kết quả cho khách hàng.
Dưới đây là gợi ý các loại mẫu ADN thông thường nên thu theo từng lứa tuổi:
- Với trẻ sơ sinh: Ưu tiên mẫu cuống rốn và mẫu niêm mạc miệng.
- Với trẻ em dưới 3 tuổi: Bởi vì sợi tóc của trẻ lứa tuổi này cón khá mảnh, lượng ADN ở gốc chân tóc thấp, do đó nên lấy mẫu móng tay/chân hoặc mẫu niêm mạc miệng để xét nghiệm ADN.
- Với trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người trưởng thành: Có thể chọn 02 trong số các loại mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng tay/chân, mẫu máu hoặc niêm mạc miệng.
Trong trường hợp muốn thu mẫu ADN bí mật và khách hàng không thể lấy được bất kỳ 01 loại mẫu nào trong số 5 loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường nói trên, thì bắt buộc phải thu thập các loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt, bao gồm:
- Bàn chải đánh răng
- Dao cạo râu
- Bã kẹo cao su
- Đầu mẩu thuốc lá
- Tinh dịch (trên quần lót, bao cao su hoặc khăn lau)
II. Mỗi loại mẫu cần số lượng bao nhiêu để thực hiện xét nghiệm ADN?
Để thực hiện xét nghiệm ADN thì mẫu ADN thu được phải có số lượng như sau:
- Mẫu máu: 5-7ml máu
- Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt): khoảng 7-15ml nước bọt, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) được thu bằng cách dùng 2-3 chiếc tăm bông thấm nước bọt trong thành má trong, cần xoay nhẹ hoặc quệt dọc khoảng 15 – 20 lần.
- Mẫu tóc có gốc chân tóc: Lấy từ 5-7 sợi tóc có nguyên phần chân tóc được nhổ lên bằng nhíp, không dùng tóc tự rụng hoặc tóc cắt ngang (Xem thêm bài viết: Tóc cắt ngang có xét nghiệm ADN được không)
- Mẫu móng tay/chân: Thu thập từ 5-7 mảnh móng tay/chân trở lên.
- Mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh: Sử dụng nguyên phần cuống rốn rụng tự nhiên để thực hiện xét nghiệm.
Với mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt: Các mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt có lượng ADN thấp, mẫu nhiễm nhiều thành phần tạp chất. Do đó khi đã sử dụng các mẫu ADN đặc biệt thì sẽ luôn có rủi ro không lên được kết quả khi xét nghiệm.
Việc có xét nghiệm ADN được hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng mẫu ADN thu được. Chuyên viên xét nghiệm ADN phải tiến hành xử lý mẫu, chạy mẫu rồi mới có thể kết luận được liệu mẫu ADN đặc biệt đã thu có xét nghiệm được không.
Do đó, để có thể hạn chế rủi ro khi sử dụng các mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt, có một số lưu ý như sau:
- Mẫu bàn chải: Bàn chải của duy nhất 1 người sử dụng và đã dùng được tối thiểu 2 tuần trước khi xét nghiệm
- Mẫu dao cạo râu: Tương tự, cần đảm bảo chỉ có duy nhất người được xét nghiệm ADN dùng dao cạo này, mẫu dao cạo cũng đã dùng được tối thiểu 2 tuần, chú ý nên lấy cả bàn cạo và phần dao. Nên ưu tiên dùng dao cạo truyền thống thay vì máy cạo râu, bởi vì
- Đầu lọc thuốc lá: Lấy càng nhiều mẩu đầu lọc thuốc lá càng tốt, nên lấy các mẩu chưa bị bẩn (giẫm dưới giày, vứt xuống đất)
- Bã kẹo cao su: Tương tự, thu thấp càng nhiều bã kẹo cao su càng tốt, nên lấy các mẫu chưa bị bẩn (giẫm dưới giày, vất xuống đất)
- Tinh dịch: Có thể lấy mẫu tinh dịch trong bao cao su, đồ lót, khăn lau,… để mang đi xét nghiệm ADN. Dùng 3-5 que tăm bông thấm vào trong tinh dịch và để khô tự nhiên, gói vào giấy sạch hoặc phong bì sạch.
Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách tự lấy mẫu xét nghiệm ADN tại nhà
Thắc mắc: Nếu không lấy được đủ mẫu thì có xét nghiệm ADN được không?
Trả lời: Trong trường hợp lấy không đủ mẫu ADN thì có thể sẽ có rủi ro không xét nghiệm ADN được. Bởi vì khi mẫu không có đủ số lượng ADN cần thiết thì hệ thống máy móc xét nghiệm sẽ không đủ thông tin để phân tích, so sánh xem ADN giữa người này với người kia có trùng khớp hay là không. Từ đó sẽ không thể kết luận được liệu giữa những người được xét nghiệm có quan hệ huyết thống với nhau hay không.