Câu hỏi chung về ADN

 

 

Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý khác nhau như thế nào?

Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý
Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý khác nhau như thế nào?

Bản xét nghiệm ADN tự nguyện và ADN pháp lý khác nhau ở những điểm sau: 

  • Giá trị trước pháp luật và cơ quan Nhà nước, Đại sứ quán. 
  • Thủ tục thu mẫu trực tiếp và xác minh danh tính người làm xét nghiệm.
  • Chi phí.

Vậy cụ thể xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý khác nhau ở đâu? Khi nào nên làm xét nghiệm ADN tự nguyện và khi nào thì nên làm xét nghiệm ADN pháp lý? 

Nội dung:

I. Xét nghiệm ADN tự nguyện là gì? Xét nghiệm ADN pháp lý là gì?

Xét nghiệm ADN tự nguyện là việc thực hiện xét nghiệm ADN để phục vụ nhu cầu làm rõ mối quan hệ huyết thống giữa người với người của một cá nhân hoặc trong nội bộ gia đình. 

Bất cứ cá nhân nào có mong muốn xác định chính xác mối quan hệ huyết thống cha con ruột, mẹ con ruột, quan hệ họ hàng bên nội/bên ngoại giữa bản thân với người khác; hoặc giữa những người thân, người quen với nhau thì đều có thể làm xét nghiệm ADN tự nguyện. 

Xét nghiệm ADN pháp lý là việc thực hiện xét nghiệm ADN phục vụ mục đích pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính trong và ngoài nước, xử lý tranh chấp dân sự, điều tra án hình sự,… 

Những cá nhân có nhu cầu sử dụng bản xét nghiệm ADN để làm bằng chứng chứng minh có/không có quan hệ huyết thống trước pháp luật thì cần làm xét nghiệm ADN pháp lý.

Ví dụ: làm giấy khai sinh cho con trong những trường hợp đặc biệt, làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch nước ngoài, giải quyết tranh chấp khi ly hôn hoặc phân chia tài sản thừa kế,…

II. Điểm khác nhau giữa xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý

Xét nghiệm ADN tự nguyện và xét nghiệm ADN pháp lý khác nhau ở giá trị trước pháp luật, thủ tục thu mẫu – xác minh danh tính và mức chi phí của dịch vụ.

1. Giá trị trước pháp luật, cơ quan Nhà nước, Đại sứ quán. 

Bản xét nghiệm ADN tự nguyện hoàn toàn KHÔNG có giá trị trước pháp luật, các cơ quan Nhà nước và Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước trên thế giới. 

Xét nghiệm ADN tự nguyện chỉ có giá trị nội bộ gia đình, giúp cá nhân và gia đình làm rõ được mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng nội ngoại đang có nghi vấn.

Chỉ có bản xét nghiệm ADN pháp lý mới được chấp nhận sử dụng trong các thủ tục hành chính của Nhà nước, làm bằng chứng trước Tòa khi xử lý tranh chấp dân sự hoặc điều tra án. 

Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý
Giá trị pháp luật của bản xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý

2. Thủ tục thu mẫu trực tiếp và xác minh danh tính người làm xét nghiệm.

a. Với xét nghiệm ADN pháp lý

Thủ tục thu mẫu

Mẫu xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải do chuyên viên xét nghiệm ADN thu trực tiếp. Bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức dưới đây:

  • Những người làm xét nghiệm ADN pháp lý tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và thực hiện lấy mẫu tại trung tâm.
  • Chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thu mẫu cho những người làm xét nghiệm ADN.

Xác minh danh tính người xét nghiệm ADN

Người làm xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải được xác minh danh tính. Tức là trên bản xét nghiệm ADN pháp lý phải có đầy đủ thông tin người làm xét nghiệm ADN và chuyên viên xét nghiệm phải đảm bảo mẫu ADN được thu từ đúng người này.

Quy trình xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra giấy tờ tùy thân (bản gốc) của những người làm xét nghiệm ADN. Giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, hoặc giấy chứng sinh (với trẻ sơ sinh)
  • Bước 2: Chụp ảnh những người làm xét nghiệm ADN
  • Bước 3: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ADN. 
  • Bước 4: Người làm xét nghiệm thực hiện lấy dấu vân tay xác nhận vào biên bản thu mẫu.
Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý
Xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải thu mẫu trực tiếp và xác minh danh tính người làm xét nghiệm

Tại sao cần tuân thủ quy trình xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN? 

Bản xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng trước pháp luật, là bằng chứng để thực hiện thủ tục khai sinh cho con, tranh chấp chia tài sản, thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng con cái, được chấp nhận bảo lãnh nước ngoài,… Đây là những quyết định pháp lý vô cùng quan trọng, có tác động mạnh tới cuộc đời của một con người. 

Thế nên, bản xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng phải đảm bảo tuyệt đối chính xác. Và quy trình xác minh danh tính chặt chẽ này nhằm giúp cho cơ quan Nhà nước, Tòa án và Đại sứ quán có thể khẳng định được tính chính xác của bằng chứng. 

Trung tâm xét nghiệm ADN và chuyên viên thực hiện xét nghiệm ADN sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật với bản xét nghiệm ADN pháp lý. Tức là trong trường hợp cơ quan điều tra phát hiện quá trình xét nghiệm ADN pháp lý có gian lận, trung tâm xét nghiệm ADN và chuyên viên phụ trách sẽ bị truy tố hình sự.  

b. Với xét nghiệm ADN tự nguyện

Thủ tục thu mẫu

Với xét nghiệm ADN tự nguyện, mẫu xét nghiệm không bắt buộc phải do chuyên viên thu trực tiếp. Có 3 phương án như sau

  • Khách hàng tự thu mẫu của người làm xét nghiệm ADN và gửi tới trung tâm. 
  • Những người làm xét nghiệm ADN tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và thực hiện lấy mẫu tại trung tâm.
  • Chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thu mẫu cho những người làm xét nghiệm ADN.

Xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN tự nguyện không yêu cầu người xét nghiệm phải xác minh danh tính. Người làm xét nghiệm ADN tự nguyện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân mà hoàn toàn được phép giữ bí mật tất cả những thông tin cá nhân của mình. 

Trên bản kết quả nghiệm ADN tự nguyện, khách hàng có thể dùng bí danh, biệt danh, tên giả hoặc ký hiệu bất kỳ để ghi tên. Danh tính thực sự của người làm xét nghiệm ADN chỉ khách hàng được biết. 

Trung tâm xét nghiệm ADN buộc phải cam kết bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng trong và sau khi khách hàng làm xét nghiệm ADN tự nguyện.

Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý
Khách hàng có thể bí mật thu mẫu xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN tự nguyện có đảm bảo chính xác không?

Xét nghiệm ADN tự nguyện có độ chính xác là 99,999999% và được đảm bảo kết quả trên mẫu thực hiện xét nghiệm. Tức là trung tâm xét nghiệm ADN chỉ xác nhận rằng: Mẫu ADN của người được ký hiệu là A có/không có mối quan hệ huyết thống với mẫu ADN của người được ký hiệu là B. 

Mẫu xét nghiệm ADN tự nguyện do khách hàng tự thu và tự gửi tới trung tâm; hoặc do chuyên viên của trung tâm trực tiếp thu nhưng không tiến hành xác minh danh tính như với xét nghiệm ADN pháp lý. Thế nên bản kết quả xét nghiệm ADN tự nguyện chỉ được đảm bảo trên mẫu ADN đã thu. 

Trong trường hợp khách hàng muốn có bản xét nghiệm ADN đảm bảo về mặt danh tính, tức là làm rõ người A có/không có quan hệ huyết thống với người B thì cần làm xét nghiệm ADN pháp lý như mục 2.a trên đây. 

3. Chi phí xét nghiệm ADN tự nguyện và ADN pháp lý

  • Chi phí xét nghiệm ADN tự nguyện: Từ 1.250.000 VNĐ/mẫu
  • Chi phí xét nghiệm ADN pháp lý: Từ 1.750.000 VNĐ/mẫu

Tham khảo: Bảng giá xét nghiệm ADN chi tiết 

4. Mẫu giấy xét nghiệm ADN tự nguyện và ADN pháp lý

III. Khi nào cần làm xét nghiệm ADN pháp lý? 

Khi cần sử dụng bản kết quả xét nghiệm ADN để giải quyết các thủ tục hành chính tại xã phường, Tòa án, Đại sứ quán. 

1. Xét nghiệm ADN pháp lý làm khai sinh cho con 

Theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp, có những trường hợp khi làm khai sinh được khuyến nghị bổ sung giấy xét nghiệm ADN cha con, bao gồm: 

  • Làm giấy khai sinh lần đầu khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký kết hôn sau khi đứa con ra đời.
  • Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
  • Con đã làm khai sinh ở nước ngoài và về lại Việt Nam
  • Cha đẻ đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác không phải mẹ đẻ của người được khai sinh.
  • Giấy khai sinh cũ khuyết tên cha, giờ muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. 
  • Mẹ đẻ chưa ly hôn đủ 300 ngày với người chồng cũ, muốn làm giấy khai sinh cho con với người chồng mới

2. Xét nghiệm ADN pháp lý giải quyết ly hôn

Không phải ai ly hôn nào cũng cần làm xét nghiệm ADN pháp ly cha con mẹ con ruột, mà thường trong những trường hợp sau: cha/mẹ không công nhận mối quan hệ con đẻ, không muốn thực hiện quyền cấp dưỡng, hoặc ly hôn khi phát hiện con không phải con đẻ,…

3. Xét nghiệm ADN pháp lý bảo lãnh di dân nhập tịch

Bởi có không ít trường hợp kết hôn giả chỉ để được bảo lãnh nhập tịch, thế nên giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con sẽ giúp xác minh tính chính xác khi Đại sứ quán các nước duyệt hồ sơ trong các trường hợp:

  • Muốn nhập tịch cho con theo cha/mẹ là người nước ngoài.
  • Muốn bảo lãnh con cái sang nước ngoài theo cha/mẹ hoặc bảo lãnh cha/mẹ sang nước ngoài theo con cái.

4. Xét nghiệm ADN pháp lý phân chia tài sản thừa kế

Xét nghiệm ADN sẽ giúp cho việc xác định phân chia thừa kế chính xác, đảm bảo quyền lợi của tất cả thành viên chính thức trong gia đình trong các trường hợp:

  • Có nghi ngờ về quan hệ huyết thống của người trong hàng thừa kế
  • Xin con, nhận con nuôi mà không có giấy tờ chứng minh là con nuôi
  • Con ngoài giá thú muốn nhận tài sản thừa kế

5. Xét nghiệm ADN pháp lý do Tòa án yêu cầu

Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu xét nghiệm ADN trong một số trường hợp sau để làm rõ sự thật và làm căn cứ để giải quyết vụ án: 

  • Tranh chấp về quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm của cha mẹ
  • Quyền thừa kế và quản lý tài sản
  • Làm bằng chứng trong vụ án hình sự
  • Giải quyết tranh chấp về quan hệ gia đình

6. Xét nghiệm ADN pháp lý phục vụ điều tra vụ án

  • Điều tra án mạng
  • Điều tra xâm hại tình dục
  • Xác định tội phạm trốn truy nã
  • Phát hiện tội phạm trong vụ án bắt cóc

7. Xét nghiệm ADN pháp lý để có bằng chứng minh bạch

Có nhiều trường hợp cá nhân hoặc gia đình chỉ có nhu cầu xét nghiệm ADN để biết, song muốn có kết quả được đảm bảo chắc chắn, không xuất hiện rủi ro tráo mẫu xét nghiệm ADN thì nên thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý công khai danh tính

Hoặc nếu cá nhân đã thực hiện xét nghiệm ADN tự nguyện nhưng có nghi ngờ về tính chính xác thì nên làm xét nghiệm ADN lần thứ 2. Trong lần xét nghiệm thứ 2, khuyến nghị cá nhân và gia đình nên làm xét nghiệm ADN pháp lý để kết quả được bảo đảm về danh tính. 

IV. Khi nào thì làm xét nghiệm ADN tự nguyện?

Nhu cầu xét nghiệm ADN để làm rõ những nghi ngờ về mặt huyết thống là hoàn toàn chính đáng. Khi không có nhu cầu giải quyết các thủ tục pháp lý, khi chỉ muốn giải quyết những nghi ngờ cá nhân, hoặc khi phải thu mẫu bí mật, không thể công khai danh tính thì nên làm xét nghiệm ADN tự nguyện. 

1. Khi nghi ngờ quan hệ cha con, mẹ con ruột thịt

Bất cứ một tình huống nào làm gợn lên sự băn khoăn liệu có phải mình là cha ruột đứa trẻ hay không, hay liệu chồng có đúng là bố ruột của con không, liệu có khi nào nhận nhầm con,… đều là cơ sở để xét nghiệm ADN cha con, mẹ con tự nguyện.

  • Khi thấy con có ngoại hình không giống cha/mẹ
  • Khi người vợ có dấu hiệu không chung thủy
  • Có linh cảm, trực giác hoặc dựa vào yếu tố tâm linh
  • Khi có nhiều ý kiến về việc con không giống bất cứ ai (cha mẹ, ông bà, cô chú,…)
  • Khi nghi ngờ nhận nhầm con hoặc bị tráo con, mang thai hộ/làm IVF và nghi ngờ liệu con có phải con ruột của cha mẹ. 

2. Nghi ngờ quan hệ họ hàng dòng cha, dòng mẹ

Hiện nay công nghệ xét nghiệm ADN không chỉ xác định được mối quan hệ huyết thống trực tiếp giữa cha/mẹ và con cái mà còn mở rộng ra các mối quan hệ họ hàng bên nội và bên ngoại với nhau. Hay chính xác hơn là xét nghiệm ADN họ hàng dòng cha và xét nghiệm ADN họ hàng dòng mẹ (ty thể). 

a. Những mối quan hệ họ hàng dòng cha có thể xét nghiệm bằng ADN

  • Anh – em trai cùng cha
  • Chị – em gái cùng cha
  • Ông nội – cháu trai
  • Chú (bác trai) – cháu trai ruột
  • Con chú – con bác ruột 
  • Bà nội – cháu gái

Khi nghi ngờ mối quan hệ họ hàng, hoặc mối quan hệ cha-con nhưng không thể lấy được mẫu ADN của cha (cha đã mất) thì có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm 

b. Những mối quan hệ dòng mẹ có thể xét nghiệm bằng ADN:

  • Anh (chị) – em (cùng mẹ đẻ)
  • Bà ngoại – cháu (trai & gái) ruột
  • Bác gái/dì và cháu (trai & gái) ruột
  • Cậu – cháu (trai & gái) ruột
Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ