Tinh dịch của người đàn ông có thể sử dụng để xét nghiệm ADN, trong trường hợp không thể lấy được mẫu ADN thông thường của người đó, hoặc trong một số tình huống đặc thù như điều tra vụ án. Vậy cụ thể xét nghiệm ADN bằng tinh dịch được thực hiện như thế nào?
Nội dung:
Hướng dẫn cách lấy mẫu tinh dịch để xét nghiệm ADN
Tinh dịch có trong bao cao su, bám trên bề mặt quần lót, khăn lau,… đều có thể dùng để xét nghiệm ADN huyết thống. Xét nghiệm ADN bằng tinh dịch là việc thực hiện thu thập mẫu tinh dịch trên các vật phẩm, đồ dùng có chứa tinh dịch, sau đó gửi tới đơn vị xét nghiệm ADN để thực hiện xét nghiệm.
Thao tác lấy mẫu tinh dịch để xét nghiệm ADN như sau:
Bước 1: Lấy 3-5 tăm bông ngoáy tai sạch, cắt hoặc bẻ 1 đầu. Lưu ý không chạm tay vào đầu tăm bông còn lại.
Bước 2: Quệt đầu tăm bông lên tinh dịch trong bao cao su, bề mặt quần lót hoặc khăn lau sao cho tinh dịch thấm lên tăm bông. Lặp đi lặp lại cho tới khi hết tinh dịch (khoảng 3-5 bông)
Bước 3: Để tăm bông khô tự nhiên, sau đó gói vào phong bì giấy sạch hoặc giấy viết, giấy ăn sạch. Tuyệt đối không để tăm bông vào túi nilon hoặc túi zip để tránh việc mẫu tinh dịch bị hấp hơi dẫn đến ẩm mốc không thể xét nghiệm ADN được.
Bước 4: Bọc kín gói mẫu tinh dịch và gửi tới trung tâm xét nghiệm ADN qua đường bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển liên tỉnh; qua đường xe khách. Hoặc gửi trực tiếp mẫu tới văn phòng đơn vị xét nghiệm.
Khi nào thì có thể dùng tinh dịch để xét nghiệm ADN?
Mẫu tinh dịch thuộc nhóm mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt. Do đó đơn vị xét nghiệm ADN khuyến nghị chỉ dùng tinh dịch để xét nghiệm ADN khi không thể thu thập được các mẫu ADN thông thường (máu, niêm mạc miệng, móng tay/móng chân, tóc có gốc chân tóc, cuống rốn trẻ sơ sinh).
Một số trường hợp dùng tinh dịch để xét nghiệm ADN bao gồm:
- Điều tra án xâm hại tình dục, hoặc các vụ án mà nạn nhân hoặc nghi phạm có để lại tinh dịch tại hiện trường.
- Xét nghiệm ADN hoàn toàn bí mật, không muốn để đối phương biết và cũng không thể lén lấy được các mẫu ADN khác như móng tay hoặc gốc chân tóc.
Còn lại những trường hợp khác, đơn vị xét nghiệm ADN khuyến nghị khách hàng sử dụng các mẫu ADN thông thường để xét nghiệm ADN.
Các mẫu ADN thông thường bao gồm: máu, niêm mạc miệng, móng tay/móng chân, tóc có góc chân tóc, cuống rốn trẻ sơ sinh để khô tự nhiên
Khi làm xét nghiệm ADN huyết thống, mẫu ADN thông thường là những loại mẫu được ưu tiên sử dụng. Lý do là bởi, việc phân tích và xét nghiệm ADN thông qua những mẫu ADN thông thường sẽ cho kết quả nhanh hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng hóa chất. Còn lại, tất cả các loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho kết quả chính xác như nhau là 99,999999%.
Như vậy, chỉ khi không thể thu thập được những mẫu ADN thông thường thì mới sử dụng đến các loại mẫu ADN đặc biệt để xét nghiệm ADN, trong đó bao gồm tinh dịch. Ngoài ra còn có: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đầu mẩu thuốc lá, bã kẹo cao su.
Tham khảo: Mẫu bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá, quần lót,… có làm xét nghiệm ADN được không?
Một số lưu ý khi xét nghiệm ADN bằng mẫu tinh dịch
1. Có rủi ro không xét nghiệm ADN được
Khi xét nghiệm ADN bằng tinh dịch (có trong bao cao su, bề mặt quần lót, khăn lau,..) thì sẽ có rủi ro không xét nghiệm ADN được.
Lý do là bởi, lượng ADN có trong tinh dịch đọng lại trong bao cao su, trên bề mặt thường khá ít. Ngoài ra còn có khả năng lẫn ADN của những người khác, hoặc trong quá trình thu mẫu tinh dịch làm mẫu bị nhiễm bẩn dẫn tới khi xét nghiệm ADN thì không lên được kết quả.
Tất cả các loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt đều có nguy cơ gặp phải rủi ro này. Bởi trên thực tế, tinh dịch nói riêng và các mẫu ADN đặc biệt nói chung KHÔNG phải là mẫu sinh phẩm được lấy trực tiếp trên cơ thể người như mẫu ADN thông thường. Các mẫu ADN đặc biệt gồm những vật phẩm, dụng cụ đã qua sử dụng, tiếp xúc với cơ thể người, sau đó chứa thành phần ADN và do đó có thể tận dụng để làm xét nghiệm ADN trong những trường hợp không thể lấy được mẫu ADN thông thường
2. Chi phí cao hơn so với xét nghiệm ADN thông thường
Khi xét nghiệm ADN bằng mẫu tinh dịch thì chi phí sẽ cao hơn +1.500.000 VNĐ/ mẫu so với các mẫu ADN thông thường.
Lý do là bởi: Việc tách ADN từ tinh dịch lấy từ trong bao cao su, trên bề mặt quần lót hay khăn lau sẽ phức tạp hơn, cũng như dùng nhiều hóa chất và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn đáng kể so với mẫu ADN thông thường.