Hỏi đáp chung về các loại mẫu ADN

 

 

Giải đáp thắc mắc khi làm xét nghiệm ADN bằng móng tay, chân

Giải đáp thắc mắc khi làm xét nghiệm ADN bằng móng tay, chân
Giải đáp thắc mắc khi làm xét nghiệm ADN bằng móng tay, chân

Xét nghiệm ADN bằng móng tay móng chân thế nào? Cần lưu ý gì? Trong các loại mẫu ADN thì móng tay/chân là loại mẫu có thể dễ dàng thu tại nhà để gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN. Đây cũng là loại mẫu được khách hàng gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN nhiều nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc thu mẫu xét nghiệm ADN là móng tay/chân. 

Hướng dẫn sơ lược cách thu mẫu móng tay/chân để xét nghiệm ADN

  • Vệ sinh đầu bấm sạch sẽ, sau đó cắt khoảng 5-7 mảnh móng tay/chân.
  • Mẫu móng tay/chân đã thu gói vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì, không để mẫu vào túi nilon hoặc túi zip, không chạm tay vào mẫu.

1. Tại sao phải lau bấm móng tay trước khi cắt móng tay xét nghiệm ADN?

Trả lời: Để tránh trường hợp mẫu móng tay thu được bị lẫn vụn móng tay của người trước đó, khiến mẫu chứa ADN của 2 người trở lên và có thể dẫn tới tình huống không thể xét nghiệm ADN được (gọi là lẫn mẫu – nhiễm mẫu ADN)

Trên bấm móng tay thường sẽ sót lại những mảnh vụn của móng tay/chân những người dùng trước đó. Nếu như không lau bấm móng tay trước khi cắt, trong phần móng tay đem đi xét nghiệm ADN sẽ lẫn những mảnh vụn chứa ADN của những người khác.

Khi đó, máy móc tại phòng thí nghiệm sẽ có khả năng nhận ra 2 loại ADN khác nhau của 2 người khác nhau trong 1 loại mẫu ADN, và do đó sẽ không thể thực hiện xét nghiệm được.

2. Cầm vào móng tay khi lấy móng tay xét nghiệm ADN có sao không?

Trả lời: Nên hạn chế tối đa việc cầm trực tiếp móng tay dùng để xét nghiệm ADN. Nói chung, không nên dùng tay không chạm trực tiếp vào tất cả các loại mẫu xét nghiệm ADN khác, đặc biệt là mẫu móng tay/chân.

Lý do là bởi: Trên tay chúng ta thường có nhiều vi khuẩn, mồ hôi, bụi bẩn, đặc biệt là tế bào da chết. Nếu như dùng tay không chạm trực tiếp vào mẫu móng tay/chân, những tế bào da chết này có thể bám lên phần mẫu móng tay/chân đã thu, và làm mẫu bị nhiễm ADN từ những tế bào da chết. Ngoài ra mồ hôi, bụi bẩn, vết dầu mỡ,… trên tay cũng có thể làm ảnh hưởng đến mẫu ADN, khiến mẫu không thể xét nghiệm ADN được. 

Do đó, khi lấy móng tay/chân của người xét nghiệm ADN, tốt nhất nên đeo găng tay y tế, hoặc rửa tay sạch sẽ và hạn chế tối đa việc cầm trực tiếp lên mẫu móng tay/chân đã thu.

3. Móng tay sơn rồi thì có làm xét nghiệm ADN được không?

Trả lời: Móng tay đã sơn móng tay (sơn nước, sơn gel) đều có thể dùng để xét nghiệm ADN được. Tuy nhiên với móng úp và móng nối bằng base, khuyến nghị khách hàng cần phải tháo phần móng úp/móng nối trước khi cắt móng tay, để lấy được phần móng tay chứa ADN. 

Vậy tại sao móng tay đã sơn thì vẫn có thể làm xét nghiệm ADN? Phần sơn móng tay chỉ bám ở bề ngoài của phần móng tay, trong khi tế bào chứa ADN nằm ở bên trong. Trong quá trình làm sạch và phân tích mẫu móng tay, những lớp sơn móng tay sẽ được loại bỏ hoàn toàn, chỉ giữ lại phần nhân tế bào chứa ADN. Thành phần hóa học trong sơn móng tay đều không làm thay đổi ADN trong móng tay. 

Còn với phần móng nối và móng úp, bạn cần phải tháo phần base móng ra để có thể lấy được chính xác phần móng thật dùng để xét nghiệm ADN.

4. Móng tay có cần rửa sạch trước khi gửi đi xét nghiệm ADN không?

Có không ít người làm xét nghiệm ADN đặt câu hỏi “Có rửa lại móng trước khi gửi đi xét nghiệm ADN không?” bởi lo sợ phần móng tay bị dính bẩn có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN.

Tuy nhiên khi thu mẫu móng tay/chân xét nghiệm ADN, tuyệt đối không rửa móng tay dưới nước sạch hay bất cứ dung dịch làm sạch nào. Móng tay/chân sau khi cắt bỏ ngay vào gói giấy sạch hoặc phong bì, không dùng túi nilon hoặc túi zip. 

Khi mẫu móng tay/chân được chuyển tới phòng thí nghiệm, các chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ tiến hành làm sạch mẫu bằng hóa chất chuyên dụng để tránh làm hỏng thành phần ADN ở bên trong nhân tế bào. Do đó khi lấy móng tay/chân để làm xét nghiệm ADN, bạn không cần rửa lại bằng nước sạch mà gửi trực tiếp mẫu đã thu tới đơn vị thực hiện xét nghiệm là được.

5. Lấy bao nhiêu móng tay thì làm xét nghiệm ADN được?

Theo khuyến nghị của đơn vị xét nghiệm ADN, khách hàng nên lấy ít nhất 5-7 mảnh móng tay/chân để thực hiện xét nghiệm ADN. Ngoài ra, thông thường với trẻ em, các mảnh móng tay/chân thường nhỏ hơn đáng kể so với người trưởng thành, bạn nên cố gắng lấy càng nhiều mảnh càng tốt để đảm bảo đủ lượng mẫu ADN để xét nghiệm ADN.

Riêng với trẻ sơ sinh, vì mẫu móng tay/chân quá mảnh và quá ít, do đó thường sẽ không sử dụng mẫu móng tay/chân để xét nghiệm ADN mà sẽ ưu tiên mẫu cuống rốn, mẫu niêm mạc miệng và mẫu máu gót chân. Bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin về việc lấy mẫu xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh trong bài viết Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ