Xét nghiệm ADN tự nguyện có mang ra tòa được không? Câu trả lời là Không. Bản xét nghiệm ADN tự nguyện hoàn toàn không có giá trị trước pháp luật nên không thể mang ra tòa làm bằng chứng. Vậy muốn mang ra toàn thì cần xét nghiệm ADN như thế nào?
Nội dung:
I. Xét nghiệm ADN tự nguyện là gì?
1. Định nghĩa
Xét nghiệm ADN tự nguyện là việc thực hiện xét nghiệm ADN nhằm phục vụ nhu cầu làm rõ mối quan hệ huyết thống của một cá nhân hoặc trong nội bộ gia đình.
Bất cứ cá nhân nào có mong muốn xác định chính xác mối quan hệ huyết thống cha con ruột, mẹ con ruột, quan hệ họ hàng bên nội/bên ngoại giữa bản thân với người khác; hoặc giữa những người thân, người quen với nhau thì đều có thể làm xét nghiệm ADN tự nguyện.
2. Quy trình xét nghiệm ADN tự nguyện
Thu mẫu xét nghiệm ADN tự nguyện
Khách hàng có thể chọn 1 trong 3 hình thức thu mẫu như sau:
- Khách hàng bí mật thu mẫu của người làm xét nghiệm ADN và gửi tới trung tâm.
- Những người làm xét nghiệm ADN tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và thực hiện lấy mẫu tại trung tâm.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thu mẫu cho những người làm xét nghiệm ADN.
Thực hiện xét nghiệm ADN và trả kết quả
Sau khi hoàn tất việc nhận mẫu, trung tâm xét nghiệm ADN sẽ tiến hành phân tích mẫu ADN và đưa ra kết quả sau 4 giờ – 2 ngày làm việc (không tính thú bảy, chủ nhật, Lễ Tết theo quy định Nhà nước).
II. Xét nghiệm ADN tự nguyện có mang ra tòa được không? Tại sao?
Bản xét nghiệm ADN tự nguyện không thể làm bằng chứng trước Tòa, không có giá trị pháp lý. Bởi vì 2 lý do như sau:
1. Bản xét nghiệm ADN tự nguyện không xác minh danh tính người làm xét nghiệm
Toàn bộ quá trình thu mẫu xét nghiệm ADN tự nguyện diễn ra trong bí mật (do khách hàng tự thu) hoặc không được xác nhận danh tính. Người làm xét nghiệm ADN tự nguyện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân mà hoàn toàn được phép giữ kín tất cả những thông tin cá nhân của mình.
Trên bản kết quả nghiệm ADN tự nguyện, khách hàng có thể dùng bí danh, biệt danh, tên giả hoặc ký hiệu bất kỳ để ghi tên. Danh tính thực sự của người làm xét nghiệm ADN chỉ khách hàng được biết. Trung tâm xét nghiệm ADN buộc phải cam kết bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng trong và sau khi khách hàng làm xét nghiệm ADN tự nguyện.
Trong khi đó, với các giấy tờ, bằng chứng trước Tòa hoặc các cơ quan Nhà nước đều yêu cầu phải xác minh danh tính chính xác của những người có liên quan. Do đó, với một bản xét nghiệm ADN tự nguyện không có thông tin cá nhân, thậm chí không có tên thật, thì không thể nào làm bằng chứng trước Tòa.
2. Bản xét nghiệm ADN tự nguyện chỉ đảm bảo trên mẫu
Mẫu xét nghiệm ADN tự nguyện do khách hàng tự thu và tự gửi tới trung tâm; hoặc do chuyên viên của trung tâm trực tiếp thu nhưng không tiến hành xác minh danh tính.
Do vậy, xét nghiệm ADN tự nguyện đảm bảo độ chính xác là 99,999999% và đảm bảo kết quả trên mẫu thực hiện xét nghiệm. Tức là trung tâm xét nghiệm ADN chỉ xác nhận rằng: Mẫu ADN của người được ký hiệu là A có/không có mối quan hệ huyết thống với mẫu ADN của người được ký hiệu là B.
Thế nên bản kết quả xét nghiệm ADN tự nguyện chỉ được đảm bảo trên mẫu ADN đã thu chứ không đảm bảo về mặt danh tính và do đó, không thể làm bằng chứng trước Tòa.
III. Muốn ra tòa cần xét nghiệm ADN gì?
Muốn bản xét nghiệm ADN có thể làm bằng chứng trước tòa cần thực hiện bản xét nghiệm ADN pháp lý.
Xét nghiệm ADN pháp lý là việc thực hiện xét nghiệm ADN phục vụ mục đích pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính trong và ngoài nước, xử lý tranh chấp dân sự, điều tra án hình sự,…
Những cá nhân có nhu cầu sử dụng bản xét nghiệm ADN để làm bằng chứng chứng minh có/không có quan hệ huyết thống trước pháp luật thì cần làm xét nghiệm ADN pháp lý. Ví dụ: làm giấy khai sinh cho con trong những trường hợp đặc biệt, làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch nước ngoài, giải quyết tranh chấp khi ly hôn hoặc phân chia tài sản thừa kế,…
IV. Tại sao chỉ có bản xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng trước Tòa?
Chỉ có bản xét nghiệm ADN pháp lý mới được chấp nhận sử dụng trong các thủ tục hành chính của Nhà nước, làm bằng chứng trước Tòa khi xử lý tranh chấp dân sự hoặc điều tra án.
Bởi vì bản xét nghiệm ADN pháp lý được thực hiện theo quy trình vô cùng chặt chẽ: thu mẫu trực tiếp, xác minh danh tính chính xác của người làm xét nghiệm ADN và được trung tâm xét nghiệm ADN đảm bảo trước pháp luật.
1. Thủ tục thu mẫu xét nghiệm ADN pháp lý
Mẫu xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải do chuyên viên xét nghiệm ADN thu trực tiếp. Bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức dưới đây:
- Những người làm xét nghiệm ADN pháp lý tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và thực hiện lấy mẫu tại trung tâm.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thu mẫu cho những người làm xét nghiệm ADN.
2. Xác minh danh tính người xét nghiệm ADN
Người làm xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải được xác minh danh tính. Tức là trên bản xét nghiệm ADN pháp lý phải có đầy đủ thông tin người làm xét nghiệm ADN và chuyên viên xét nghiệm phải đảm bảo mẫu ADN được thu từ đúng người này.
Các bước xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN như sau:
- Bước 1: Kiểm tra giấy tờ tùy thân (bản gốc) của những người làm xét nghiệm ADN. Giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, hoặc giấy chứng sinh (với trẻ sơ sinh)
- Bước 2: Chụp ảnh những người làm xét nghiệm ADN
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ADN.
- Bước 4: Người làm xét nghiệm thực hiện lấy dấu vân tay xác nhận vào biên bản thu mẫu.
3. Trách nhiệm trước pháp luật của Trung tâm xét nghiệm ADN
Trung tâm xét nghiệm ADN và chuyên viên thực hiện xét nghiệm ADN sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật với bản xét nghiệm ADN pháp lý. Tức là trong trường hợp cơ quan điều tra phát hiện quá trình xét nghiệm ADN pháp lý có gian lận, trung tâm xét nghiệm ADN và chuyên viên phụ trách sẽ bị truy tố hình sự.
Bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng làm bằng chứng khi ra tòa. Ngoài ra còn được dùng trong nhiều thủ tục hành chính như khai sinh cho con, ly hôn, tranh chấp tài sản, bảo lãnh di dân nhập tịch, điều tra án,…
Đây là những quyết định liên quan đến pháp luật vô cùng quan trọng, có tác động mạnh tới cuộc đời của một con người. Thế nên, quy trình thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải chặt chẽ từng bước, giúp cho cơ quan Nhà nước, Tòa án và Đại sứ quán có thể sử dụng bằng chứng khi xử lý các vấn đề liên quan đến con người.
V. Kết luận
Xét nghiệm ADN tự nguyện không thể mang ra Tòa hay các cơ quan hành chính Nhà nước, Đại sứ quan, Lãnh sự quán các nước. Chỉ có bản xét nghiệm ADN pháp lý mới có thể mang ra Tòa làm bằng chứng, giải quyết tranh chấp dân sự, vụ án hình sự,…
Trong đó, bản xét nghiệm ADN pháp lý phải được xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN bằng giấy tờ tùy thân, ảnh chứng minh và dấu vân tay. Mẫu xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải do chuyên viên xét nghiệm trực tiếp lấy. Trung tâm xét nghiệm ADN là đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về bản xét nghiệm ADN pháp lý.