Xét nghiệm ADN có biết nhóm máu không? Xét nghiệm ADN để tìm ra mối quan hệ huyết thống thì không biết được nhóm máu của người được làm xét nghiệm. Để biết được nhóm máu thông qua xét nghiệm ADN cần thực hiện giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người.
Nội dung:
- 1 I. Xét nghiệm ADN có biết nhóm máu không?
- 2 II. Muốn biết nhóm máu cần xét nghiệm gì?
- 3 III. Xét nghiệm ADN dùng để làm gì?
- 3.1 1. Xác định quan hệ cha/mẹ con ruột
- 3.2 2. Xác định quan hệ huyết thống họ hàng nội/ngoại
- 3.3 3. Xác định danh tính từ hài cốt
- 3.4 4. Xác định cha đẻ của thai nhi
- 3.5 5. Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể thai nhi
- 3.6 6. Giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người
- 3.7 7. Xác định ADN động – thực vật ứng dụng trong nông lâm ngư nghiệp
I. Xét nghiệm ADN có biết nhóm máu không?
Xét nghiệm ADN huyết thống cha/mẹ con, họ hàng, thai nhi hay hài cốt thông thường sẽ không biết được nhóm máu của người làm xét nghiệm.
Bởi các phương thức xét nghiệm ADN huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng, sẽ chỉ xét nghiệm một phần ADN mang thông tin huyết thống, không xét nghiệm toàn bộ ADN của một người.
Nên thông thường xét nghiệm ADN huyết thống sẽ không cho ra kết quả nhóm máu, hoặc chỉ có thể đưa ra dự đoán về nhóm máu gần đúng nhất. Thông tin nhóm máu trong bản kết quả xét nghiệm ADN huyết thống nếu có cũng chỉ mang tính tham khảo, không được coi là thông tin chính thống được đảm bảo tính chính xác.
II. Muốn biết nhóm máu cần xét nghiệm gì?
Nếu có nhu cầu biết nhóm máu chính xác một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm thì bạn nên làm xét nghiệm máu. Còn xét nghiệm ADN huyết thống thường sẽ không có thông tin nhóm máu trong bản kết quả.
Để biết được nhóm máu chính xác thông qua xét nghiệm ADN cần thực hiện giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người. Khi giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người sẽ nắm được đầy đủ thông tin sinh học về một người như bệnh di truyền, đột biến gen,… trong đó có thông tin nhóm máu. Tuy nhiên chi phí của việc giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người sẽ rất cao nên không phải là phương pháp được ưu tiên.
III. Xét nghiệm ADN dùng để làm gì?
Xét nghiệm ADN dùng để xác định mối quan hệ huyết thống giữa cha/mẹ con, họ hàng, tìm bố cho thai nhi, sàng lọc bất thường của thai nhi cũng như nhiều ứng dụng khác trong khoa học.
1. Xác định quan hệ cha/mẹ con ruột
Xét nghiệm ADN dùng để xác định mối quan hệ huyết thống trực hệ (cha/mẹ con ruột)
Khi có nghi ngờ về mối quan hệ cha con, mẹ con ruột thì việc làm xét nghiệm ADN sẽ giúp xác minh chính xác liệu cha có phải cha/mẹ đẻ của đứa trẻ hay không. Những trường hợp cần làm xét nghiệm ADN cha con, xét nghiệm ADN mẹ con bao gồm:
- Nghi ngờ về quan hệ cha con giữa người cha và đứa trẻ.
- Không biết cha mẹ ruột/thất lạc cha mẹ ruột nay đã tìm lại được và cần xác minh chính xác.
- Muốn kiếm tra quan hệ cha con, mẹ con của người thân trong gia đình.
- Gia đình nghi ngờ việc trao nhầm con trong bệnh viện.
- Hoàn thành các thủ tục pháp lý như làm khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, khi giấy khai sinh khuyết tên cha hoặc con ngoài giá thú.
- Làm bằng chứng để giải quyết tranh chấp ly hôn, phân chia tài sản thừa kế, bảo lãnh di dân nhập tịch nước ngoài,…
- Trường hợp người mẹ không thể mang thai, người con được sinh ra bởi người mang thai hộ, nên cần kiểm tra lại chính xác huyết thống ruột thịt.
- Mang thai qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cần xét nghiệm để xác nhận.
2. Xác định quan hệ huyết thống họ hàng nội/ngoại
Xác định quan hệ họ hàng bên nội
Những mối quan hệ có thể làm xét nghiệm ADN họ hàng dòng cha bao gồm:
- Anh – em trai cùng cha
- Ông nội – cháu trai
- Chú (bác trai) – cháu trai ruột
- Con chú – con bác ruột
- Chị – em gái (cùng cha)
- Bà nội – cháu gái
Xác định quan hệ họ hàng bên ngoại
Những mối quan hệ có thể làm xét nghiệm ADN họ hàng dòng mẹ bao gồm:
- Anh (chị) – em (Cùng mẹ đẻ)
- Bà ngoại – cháu (trai & gái)
- Bác gái/dì và cháu (trai & gái)
- Cậu – cháu ruột
3. Xác định danh tính từ hài cốt
Xét nghiệm ADN có thể xác định danh tính con người từ phần hài cốt còn sót lại khi so sánh với người thân bên ngoại (quan hệ họ hàng dòng mẹ).
Một số trường hợp cần xét nghiệm ADN hài cốt như:
- Xác định danh tính của con người trong pháp y, hình sự
- Tìm lại người thân họ hàng cho người đã khuất
- Giải quyết tranh chấp quyền thừa kế trong trường hợp
- Giám định ADN hài cốt liệt sĩ.
4. Xác định cha đẻ của thai nhi
Hiện nay công nghệ xét nghiệm ADN tiên tiến đã có thể xác định được cha đẻ của thai nhi ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ, độ chính xác đạt từ 99,99%.
Cơ sở khoa học của phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi đó là: Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, trong máu người mẹ đã xuất hiện các mảnh ADN tự do của thai nhi được đào thải sau quá trình trao đổi chất. Các nhà khoa học sẽ phân tách và tổng hợp những mảnh ADN tự do trong máu người mẹ từ tuần thứ 7 trở đi này, sau đó so sánh ADN của thai nhi với ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha. Từ đó đưa ra kết luận giữa thai nhi và người đàn ông có quan hệ huyết thống hay không.
Phương pháp này được gọi là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, tức là không tác động vào tử cung của người mẹ mà chỉ lấy máu tĩnh mạch cánh tay.
Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối (sử dụng mẫu nước ối để xét nghiệm) được thực hiện từ tuần thứ 15-22 của thai kỳ.
5. Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể thai nhi
Xét nghiệm ADN trên thai nhi có thể phát hiện nguy cơ thai nhi có những bất thường về nhiễm sắc thể, gây nên các hội chứng và dị tật thường gặp như:
- Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Patau (Trisomy 13), Hội chứng Edwards (Trisomy 18).
- Các hội chứng bất thường NST giới tính: Turner (XO), Siêu nữ (XXX), Klinefelter (XXY) và Jacobs (XYY)
- Các hội chứng vi mất đoạn nhiễm sắc thể thường gặp: DiGeorge, Angelman, Prader Willi, Hội chứng mất đoạn 1p36, 4p-Wolf-Hirschhorn, Criduchat.
- Các bệnh gen lặn thường gặp, trong đó có Thalassemia (tan máu bẩm sinh).
6. Giải trình tự gen toàn bộ cơ thể người
Giải trình tự gen cơ thể người là việc xác định thứ tự của 3 tỷ cặp bazơ tạo nên phân tử ADN của con người. Việc giải trình tự gen cơ thể người là một hướng nghiên cứu có tiềm năng to lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bao gồm ung thư, các bệnh di truyền hiếm gặp, sàng lọc trẻ sơ sinh, các chứng bệnh và nguy cơ mắc bệnh của con người.
7. Xác định ADN động – thực vật ứng dụng trong nông lâm ngư nghiệp
Xét nghiệm ADN còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nông lâm ngư nghiệp. Xét nghiệm ADN của động vật, thực vật dùng để:
- Xác định nguồn gốc động thực vật khi nhập khẩu/xuất khẩu
- Làm thủ tục Hải quan, thủ tục Cục thú y cho các sản phẩm có nguồn gốc động vật
- Xác nhận sản phẩm có/không nguồn gốc động vật
- Nghiên cứu phát triển giống cây trồng, vật nuôi,…