Xét nghiệm ADN cần lấy mẫu gì? Để xét nghiệm ADN cần lấy các loại mẫu có chứa ADN như là: mẫu máu, nước bọt, móng tay/chân, tóc có chân tóc, mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh. Nếu không thể thu được những mẫu này thì có thể sử dụng các mẫu đặc biệt như là: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá, tinh trùng,…
1. Xét nghiệm ADN cần lấy mẫu gì?
Bởi vì mọi loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho ra 1 kết quả chính xác như nhau, do đó không bắt buộc phải lấy một loại mẫu xét nghiệm ADN cụ thể. Bạn có thể chọn giữa các loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường, hoặc trong trường hợp không thể thu thập mẫu ADN thường dùng thì có thể sử dụng những mẫu ADN đặc biệt.
a) Những mẫu thường dùng nhất để xét nghiệm ADN
Thông thường, bạn có thể lấy những loại mẫu sau để xét nghiệm ADN:
- Máu
- Niêm mạc miệng (nước bọt)
- Móng tay/chân
- Tóc có chân tóc
- Cuống rốn (đối với trẻ sơ sinh)
Đặc điểm các loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường
1) Dễ lấy mẫu xét nghiệm ADN
- Mẫu máu, niêm mạc miệng (nước bọt) là những loại mẫu dễ thu trực tiếp đối với chuyên viên xét nghiệm ADN.
- Mẫu móng tay/chân, tóc có chân tóc, cuống rốn (đã rụng và tự khô) khách hàng có thể tự thu mẫu bí mật tại nhà.
2) Dễ bảo quản
- Máu và niêm mạc miệng được thu đúng cách sẽ giữ nguyên được chất lượng.
- Mẫu móng tay/chân, tóc có chân và cuống rốn có thể bảo quản đến hàng năm hoặc hơn và vẫn giữ được ADN trong tế bào.
3) Lượng ADN trong mẫu nhiều
Tất cả những loại mẫu ADN thông thường đều có lượng ADN lớn. Do đó chỉ cần một số lượng mẫu rất nhỏ để có đủ lượng ADN để xét nghiệm.
4) Ít tạp chất
Các mẫu ADN thông thường có ít tạp chất hoặc không đáng kể, gần như khó có thể bị lẫn mẫu, nhiễm mẫu, không cần trải qua nhiều bước làm sạch.
5) Dễ tách ADN ra để làm xét nghiệm
Những mẫu ADN thông thường đều rất dễ tách ADN, chỉ mất từ 4 giờ đã có thể xét nghiệm được ADN.
b) Những loại mẫu ADN đặc biệt và đặc điểm
Trong trường hợp không thể thu được những mẫu ADN thông thường, bạn có thể sử dụng những mẫu ADN đặc biệt bao gồm:
- Bàn chải đánh răng (sử dụng tối thiểu 2 tuần)
- Dao cạo râu (sử dụng tối thiểu 2 tuần, nên lấy cả bàn cạo lẫn dao cạo)
- Bã kẹo cao su (đã sử dụng, chưa bị vứt xuống đất hay giẫm bẩn)
- Đầu lọc thuốc lá (đã sử dụng, chưa bị vứt xuống đất hay giẫm bẩn)
- Tinh trùng (trong bao cao su, khăn lau, đồ lót,…)
Đặc điểm các loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt
- Lượng ADN trong mẫu thấp: Ví dụ trong bã kẹo cao su hay bàn chải đánh răng chỉ chứa một lượng nước bọt rất ít, ít hơn hẳn so với thu mẫu nước bọt trực tiếp. Dẫn tới rủi ro không đủ ADN để xét nghiệm được ADN.
- Lẫn nhiều tạp chất, dễ lẫn mẫu người khác: Các mẫu ADN đặc biệt đều lẫn nhiều tạp chất (ví dụ bụi bẩn, mồ hôi, da chết,…) thậm chí lẫn ADN người khác trong quá trình sử dụng. Dẫn tới rủi ro không thể xét nghiệm được ADN.
- Việc tách ADN phức tạp: So với những mẫu ADN thông thường thì các loại mẫu ADN đặc biệt khó tách ADN ra hơn. Việc tách phải trải qua nhiều bước hơn, dễ làm hao hụt lượng ADN trong mẫu. Do đó thời gian xét nghiệm ADN với mẫu đặc biệt lâu hơn đáng kể.
2. Nên chọn mẫu gì để làm xét nghiệm ADN?
Việc lựa chọn mẫu gì để làm xét nghiệm ADN sẽ phụ thuộc vào tình huống cần làm xét nghiệm ADN.
a) Tự thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà nên chọn mẫu gì?
Với các trường hợp làm ADN tự nguyện, khách hàng được tự thu mẫu tại nhà. Trong đó 2 loại mẫu thường dùng nhất là mẫu móng tay/chân và mẫu tóc có chân.
- Mẫu móng tay/chân: Vệ sinh đầu bấm sạch sẽ, cắt khoảng 5 đến 7 mảnh móng (tay, chân) rồi gói lại.
- Mẫu tóc có chân: Dùng nhíp nhổ từ 5 – 7 sợi tóc có chân đặt lên một tờ giấy trắng sạch, rồi gói lại.
Tham khảo chi tiết: Cách thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà chuẩn nhất
b) Xét nghiệm ADN trẻ sơ sinh nên chọn mẫu gì?
Với trẻ sơ sinh, tóc tơ còn mỏng khó có thể xét nghiệm, việc lấy mẫu cuống rốn sẽ phù hợp hơn cả vì thu mẫu dễ dàng, tự nhiên, không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thông thường, cuống rốn của trẻ sơ sinh thường rụng trong khoảng 1 – 2 tuần sau sinh. Cha mẹ chỉ cần để khô tự nhiên, cho vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì, không để mẫu vào túi nilong hoặc túi zip, không chạm tay vào mẫu.
c) Xét nghiệm ADN làm pháp lý nên chọn mẫu gì?
Với xét nghiệm ADN pháp lý làm thủ tục khai sinh, ly hôn, phân chia tài sản thừa kế, làm thủ tục bảo lãnh di dân nhập tịch, trưng cầu quyết định Tòa án,… thì khách hàng KHÔNG được tự thu mẫu tại nhà mà bắt buộc mẫu phải do chuyên viên xét nghiệm ADN thu trực tiếp (tại trung tâm xét nghiệm hoặc tới tận nhà khách hàng để thu).
Với xét nghiệm ADN pháp lý, chuyên viên xét nghiệm sẽ thường thu mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng. Đây là 2 loại mẫu dễ thu trực tiếp tại chỗ, thu nhanh chóng (chỉ mất từ 3-5 phút) và cho kết quả xét nghiệm nhanh (từ 4 giờ đồng hồ). Các loại mẫu như tóc, móng tay chỉ được sử dụng khi được sự chấp thuận của tòa án.