Hỏi đáp chung về các loại mẫu ADN

 

 

Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?

Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?
Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?

Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì? Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN nên ưu tiên mẫu cuống rốn rụng tự nhiên, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) và mẫu máu gót chân. Còn với các loại mẫu ADN khác như là mẫu móng tay/chân và mẫu tóc sẽ không được khuyến nghị sử dụng. 

1. Trẻ sơ sinh thì lấy mẫu ADN gì đúng nhất? 

Mọi loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho kết quả chính xác như nhau. Song riêng đối với trẻ sơ sinh, người ta sẽ ưu tiên sử dụng những loại mẫu xét nghiệm ADN như sau: 

  • Mẫu cuống rốn rụng tự nhiên 
  • Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
  • Mẫu máu gót chân

1.1. Mẫu cuống rốn rụng tự nhiên

Mẫu cuống rốn là mẫu xét nghiệm ADN được ưu tiên nhất khi thực hiện xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh. Thông thường, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự rụng trong khoảng 1 – 2 tuần sau sinh. Đây là một trong những loại mẫu ADN rất phù hợp với trẻ sơ sinh vì cách thu mẫu dễ dàng, tự nhiên, không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.. 

Hướng dẫn cách thu và bảo quản mẫu cuống rốn để xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh

Cuống rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng để khô tự nhiên. Bảo quản cuống rốn vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì, không để mẫu vào túi nilon hoặc túi zip. Chú ý nên đeo găng tay khi lấy cuống rốn trẻ, không nên chạm trực tiếp tay vào cuống rốn. 

Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?
Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN ưu tiên dùng mẫu cuống rốn

1.2. Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)

Trong trường hợp không có mẫu cuống rốn, chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ ưu tiên sử dụng mẫu niêm mạc miệng (nước bọt). Đây là loại mẫu thu trực tiếp an toàn với trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng có thể thu được tại nhà trong trường hợp muốn thu mẫu ADN bí mật. 

Hướng dẫn cách lấy mẫu nước bọt (niêm mạc miệng) để xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh

Sử dụng 2 đến 3 tăm bông sạch đã được cắt bỏ một đầu, sau đó lần lượt cho đầu bông còn lại vào thành má phía trong khoang miệng, xoay nhẹ và áp sát thành má hoặc quệt dọc khoảng 15 – 20 lần. Chú ý thao tác thật nhẹ nhàng, tránh làm trẻ thấy khó chịu hay buồn nôn. Có thể thực hiện thu làm nhiều lần để trẻ thấy thoải mái, thay vì việc cố gắng lấy mẫu nước bọt liên tục.

Cách bảo quản mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) đã thu

Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) sau khi thu để khô tự nhiên, gói lại giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phong bì.

Chú ý: 

  • Tuyệt đối không để mẫu ADN đã thu vào túi nilon hoặc túi zip, bởi có thể làm mẫu bị hấp hơi dẫn tới mốc, hỏng hoặc biến đổi thành phần mẫu dẫn tới không xét nghiệm được. 
  • Không chạm tay vào đầu tăm bông đã lấy mẫu, bởi có thể dẫn tới hiện tượng lẫn mẫu – nhiễm mẫu ADN.

1.3. Mẫu máu gót chân

Với trẻ sơ sinh, khi lấy máu để xét nghiệm ADN hoặc các xét nghiệm sàng lọc sau sinh khác, người ta sẽ thường sử dụng máu gót chân. 

Tại sao với trẻ sơ sinh lại dùng máu gót chân để xét nghiệm ADN?

Trên thực tế, máu thu được ở bất cứ đâu trên cơ thể đều giống nhau và cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác như nhau. 

Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, người ta ưu tiên lấy mẫu máu gót chân là bởi: Gót chân của trẻ sơ sinh có lượng máu tương đối dồi dào hơn và do đó sẽ cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho xét nghiệm ADN. Hơn nữa, so với tĩnh mạch cánh tay thì gót chân là nơi kém nhạy cảm hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể trẻ sơ sinh, nên bé sẽ ít cảm thấy đau hơn khi bị chích lấy máu. 

Hướng dẫn thao tác lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm ADN

Thao tác lấy máu xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện bởi chuyên viên xét nghiệm ADN và KHÔNG khuyến nghị cha mẹ tự lấy máu cho trẻ tại nhà. 

Chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ dùng kim chích vào gót chân để lấy 5-7ml máu. Máu thu được sẽ được thấm vào một loại giấy đặc biệt và chuyển sang phòng thí nghiệm để thực hiện xét nghiệm ADN.

Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt như: trẻ sinh non đang trong lồng ấp, trẻ cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc đang truyền máu thì cha mẹ cần tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm ADN.

Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN dùng mẫu gì?
Trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN có thể dùng mẫu máu gót chân.

2. Tại sao trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN nên dùng cuống rốn hơn là tóc, móng tay?

Với trẻ sơ sinh, mẫu xét nghiệm ADN được ưu tiên sử dụng nhất đó là mẫu cuống rốn. 

Lý do là bởi, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng một cách tự nhiên, hoàn toàn không cần tác động tới trẻ hay gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mẫu cuống rốn có lượng ADN cao, tương đối bền, có thể bảo quản trong điều kiện bình thường, dễ dàng thực hiện phân tích ADN và tiến hành xét nghiệm. 

Lý do không khuyến nghị sử dụng tóc và móng tay trẻ sơ sinh khi thực hiện xét nghiệm ADN

Tóc của trẻ sơ sinh là tóc tơ, rất mảnh, có gốc chân tóc rất yếu và do đó chưa có đủ lượng ADN cần thiết để thực hiện xét nghiệm. Bên cạnh đó, thao tác nhổ tóc trẻ sơ sinh bằng nhíp cũng gây đau và khiến trẻ khó chịu. 

Tương tự, móng tay của trẻ sơ sinh cũng rất mảnh, lượng ADN trong móng tay trẻ sơ sinh chưa ổn định và do đó có thể xảy ra tình trạng xét nghiệm ADN không lên kết quả. 

Do đó với trẻ sơ sinh khi làm xét nghiệm ADN các mẫu ADN được ưu tiên sử dụng bao gồm: mẫu cuống rốn rụng tự nhiên, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt) và mẫu máu gót chân. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ