Câu hỏi chung về ADN

 

 

Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?

Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?
Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?

Có nhiều hình thức dùng để dự đoán, xác định quan hệ huyết thống. Trong đó xét nghiệm ADN là cách xét nghiệm huyết thống chính xác nhất so với những phương pháp khác.

Nội dung:

I. Có những cách xác định quan hệ huyết thống nào?

1. Phỏng đoán bằng ngoại hình, bề ngoài

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, những người có chung huyết thống với nhau thường sẽ có khuôn mặt, dáng dấp, tướng đi,… tương tự nhau. Không chỉ giống cha/mẹ mà còn có nét tương tự như cô dì chú bác, ông bà nội/ngoại trong gia đình.

Việc so sánh ngoại hình giữa con cháu và cha mẹ có tính tương đối. Song khi kết hợp với những yếu tố khác, sự khác biệt này sẽ đặt ra nghi vấn về mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Trên thực tế đã ghi nhận khong ít trường hợp những nghi vấn dựa trên ngoại hình là chính xác.

2. Dựa vào tuần tuổi thai, ngày thụ thai 

Dựa vào ngày sinh của trẻ cùng các mốc tuần tuổi thai khi siêu âm có thể dự đoán được khá chính xác ngày thụ thai của thai nhi. Nếu ngày thụ thai nằm ngoài khoảng thời gian có sinh hoạt vợ chồng, hoặc phát hiện ra người vợ có thể có phát sinh quan hệ ngoài luồng gần thời điểm thụ thai, thì cần phải đặt “nghi vấn” về người bố thực sự của đứa trẻ. 

4. Dựa vào nhóm máu

Theo quy luật nhóm máu A, B, AB và O có thể loại trừ được một số trường hợp con sinh ra không phải con ruột của cha. Ví dụ:

– Cả cha lẫn mẹ đều nhóm máu A thì con có nhóm máu A hoặc O, do đó nếu con nhóm máu B hoặc AB thì chứng tỏ con không phải con ruột của cha (hoặc mẹ)

– Nếu cha nhóm máu A, mẹ nhóm máu AB thì con có thể mang nhóm máu A, B hoặc AB. Suy ra nếu con nhóm máu O thì con không phải con ruột,… 

Tuy nhiên quy luật nhóm máu chỉ dùng để loại trừ một số ít trường hợp chứ không thể xác định chính xác cha và con có quan hệ huyết thống với nhau. 

Tức là, nếu cả cha lẫn mẹ đều nhóm máu A thì chỉ khi nào con sinh ra có nhóm máu B mới có thể kết luận con không cùng huyết thống với bố hoặc mẹ. Còn nếu con có nhóm máu A hoặc O thì chưa thể kết luận được là con cùng huyết thống với bố mẹ. 

Dưới đây là bảng nhóm máu của con dựa trên nhóm máu cha mẹ, dùng để tham khảo trong trường hợp nghi ngờ: 

Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?
Xác định huyết thống theo nhóm máu có chính xác không?

Hướng dẫn cách tra cứu nhóm máu cha mẹ con: Bạn chọn nhóm máu của người cha sau đó nhìn vào hàng trùng với nhóm máu của người mẹ. Ví dụ nếu cha nhóm máu O thì nhìn vào hàng 3 nếu mẹ nhóm máu AB,

5. Dựa vào xét nghiệm ADN huyết thống 

Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm gen, là dùng hệ thống máy móc để phân tích ra mã gen của từng người và so sánh hai gen này với nhau để xem có đúng là có quan hệ huyết thống với nhau hay không. 

Nếu không có sự trùng khớp giữa ADN của hai người thì chắc chắn giữa họ không có mối quan hệ huyết thống. Còn nếu có sự trùng khớp thì kết luận rằng hai người có quan hệ huyết thống với nhau (có thể là cha con ruột, mẹ con ruột, họ hàng nội/ngoại,…) 

II. Hình thức xét nghiệm huyết thống nào là chính xác nhất?

Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là phương pháp xác định quan hệ máu mủ chính xác nhất theo căn cứ khoa học với tỷ lệ 99,999999%. Bản xét nghiệm ADN là căn cứ pháp lý trong nhiều thủ tục hành chính, giải quyết tranh chấp dân sự, điều tra án hình sự. 

1. Căn cứ khoa học của xét nghiệm huyết thống bằng ADN

a. ADN có tính duy nhất và tính vĩnh viễn

Mỗi người chỉ có duy nhất 1 mã ADN từ lúc sinh ra đến khi mất đi và không thay đổi theo thời gian. 

Vào bất cứ khoảng thời gian nào trong đời, từ lúc mới là một thai nhi, lúc mới sinh ra đời hay trưởng thành, già đi thì mã ADN không hề thay đổi. Một khi sinh ra đã có ADN như thế nào thì vĩnh viễn có ADN như thế. Nên ADN là dấu hiệu chính xác nhất để nhận dạng danh tính của một người, tương tự như dấu vân tay – nó là độc nhất, là duy nhất, không thể làm giả được. 

b. ADN của con luôn nhận 50% từ bố ruột và 50% từ mẹ ruột

ADN của con gồm 50% ADN mẹ và 50% ADN bố được nhận ngẫu nhiên, thế nên trong mã ADN của con vĩnh viễn chứa 50% ADN của người bố – điều này cũng không thể thay đổi được. Nếu con đúng là con của người cha/mẹ đó thì xét nghiệm ADN sẽ luôn luôn ra kết quả trùng với ADN người cha/mẹ. Và ngược lại, nếu không trùng thì chắc chắn rằng giữa hai người không có quan hệ cha/mẹ con. 

Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?
Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có chính xác?

2. Giá trị pháp lý của bản xét nghiệm ADN tại Việt Nam và nước ngoài

a. Tại Việt Nam

Bản xét nghiệm ADN huyết thống là căn cứ xác đáng để giải quyết các thủ tục hành chính và pháp luật. bao gồm:

1) Hoàn thiện thủ tục khai sinh cho con

Theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp, có những trường hợp khi làm khai sinh được khuyến nghị bổ sung giấy xét nghiệm ADN cha con, bao gồm: 

  • Làm giấy khai sinh lần đầu khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký kết hôn sau khi đứa con ra đời.
  • Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
  • Con đã làm khai sinh ở nước ngoài và về lại Việt Nam
  • Cha đẻ đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác không phải mẹ đẻ của người được khai sinh.
  • Giấy khai sinh cũ khuyết tên cha, giờ muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. 
  • Mẹ đẻ chưa ly hôn đủ 300 ngày với người chồng cũ, muốn làm giấy khai sinh cho con với người chồng mới
2) Giải quyết tranh chấp khi ly hôn

Giấy xét nghiệm ADN dùng để giải quyết trong những tình huống sau khi ly hôn:

  • Cha/mẹ muốn bỏ tên mình khỏi giấy khai sinh của con
  • Cha/mẹ từ bỏ quyền nuôi con, quyền cấp dưỡng
3) Giải quyết tranh chấp khi phân chia tải sản thừa kế

Bởi nhiều lý do khác nhau như: trước đây cha/mẹ nhận con nuôi không giấy tờ chứng minh, hoặc hiện nay con ngoài giá thú quay lại muốn nhận tài sản thừa kế,… mà việc xác định chính xác ai mới là con đẻ thực sự, ai mới có quyền nhận tài sản,… trở nên vô cùng khó khăn. 

Xét nghiệm ADN sẽ giúp chứng minh quan hệ huyết thống giữa người để lại tài sản và những người nhận thừa kế một cách chính xác. Từ đó làm căn cứ để thực hiện chia tài sản đúng luật.

4) Giải quyết tranh chấp khi Tòa án yêu cầu

Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu xét nghiệm ADN trong một số trường hợp, để làm rõ sự thật và làm căn cứ để giải quyết vụ án: 

  • Tranh chấp về quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm của cha mẹ
  • Quyền thừa kế và quản lý tài sản
  • Làm bằng chứng trong vụ án hình sự
  • Giải quyết tranh chấp về quan hệ gia đình
5) Là bằng chứng khi điều tra án hình sự
  • Điều tra án mạng
  • Điều tra xâm hại tình dục
  • Xác định tội phạm trốn truy nã
  • Phát hiện tội phạm trong vụ án bắt cóc
Xét nghiệm huyết thống theo hình thức nào là chính xác?
Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có giá trị pháp lý không?

b. Tại nước ngoài

Không chỉ tại Việt Nam mà giấy tờ xét nghiệm ADN còn là yêu cầu bắt buộc tại nhiều Đại sứ quán, Lãnh sự quán khi xét hồ sơ bảo lãnh, di dân và nhập tịch. Nhằm loại trừ các trường hợp kết hôn giả chỉ để được bảo lãnh nhập tịch, giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con sẽ giúp đảm bảo sự chặt chẽ khi xét duyệt hồ sơ.

1) Muốn nhập tịch cho con theo cha/mẹ là người nước ngoài.

Với trường hợp chọn quốc tịch nước ngoài cho con, cần có giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt của con với cha/mẹ là người nước ngoài. Khi đó, giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con là căn cứ xác đáng nhất, có tính thuyết phục nhất trong bộ hồ sơ nhập tịch nộp lên Đại sứ quán. 

b2) Muốn bảo lãnh, di dân sang nước ngoài

Nếu con đã có quốc tịch Việt Nam theo cha/mẹ và giờ có nhu cầu được bảo lãnh, di dân sang nước ngoài theo người còn lại thì cần có giấy xét nghiệm ADN xác minh mối quan hệ để được bảo lãnh. 

III. Những quan hệ huyết thống nào có thể xét nghiệm bằng ADN?

1. Mối quan hệ cha/mẹ con ruột

Phương pháp xét nghiệm ADN được dùng để xác định mối quan hệ huyết thống trực hệ giữa cha/mẹ – con ruột.

Trong đó, xét nghiệm ADN cha con ruột được thực hiện khi có nghi ngờ về quan hệ cha con của đứa trẻ: khi không biết liệu mình có phải là cha của đứa trẻ không, cần kiểm tra mối quan hệ cha con của mình hoặc những người thân trong gia đình, khi nhận lại cha thất lạc,… Hoặc trong một số trường hợp pháp lý như khai sinh, bảo lãnh nhập tịch, thừa kế,… 

Xét nghiệm ADN mẹ con ruột được thực hiện trong những trường hợp: nghi ngờ nhận nhầm con/thất lạc con, các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệp (IVF) hay mang thai hộ cần kiểm tra lại chính xác, một số trường hợp pháp lý khác như nhập tịch, phân chia tài sản thừa kế,… 

Những quan hệ huyết thống nào có thể xét nghiệm ADN để biết?

2. Mối quan hệ họ hàng nội ngoại (dòng cha, dòng mẹ)

Ngoài việc xác định được mối quan hệ huyết thống trực tiếp giữa cha mẹ và con cái ruột thì ngày nay, với tiến bộ khoa học, xét nghiệm ADN đã có thể thực hiện được với những mối quan hệ họ hàng bên nội (dựa trên ADN cha) và họ hàng bên ngoại (dựa trên ADN mẹ). 

a. Theo dòng cha (quan hệ họ hàng bên nội)

b. Theo dòng mẹ (xét nghiệm ADN ty thể, theo quan hệ họ hàng bên ngoại)

2. Quan hệ cha con với thai nhi (xét nghiệm ADN thai nhi)

Hiện nay không cần chờ đến khi em bé ra đời mà chỉ cần đến tuần thai thứ 7 (chính xác là 6 tuần 5 ngày) là có thể xét nghiệm xem bố của thai nhi là ai, liệu bố của thai nhi có phải người này không,… nhờ phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

Tức là với thai nhi, chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ vào tuần thai thứ 7 trở đi, trong máu mẹ lúc này đã chứa mảnh ADN tự do của thai nhi rồi. Sau khi những mảnh này được tổng hợp lại thì sẽ đem so sánh với ADN của người đàn ông đang nghi ngờ. Nếu ADN trùng khớp thì kết luận người đàn ông là cha của thai nhi, còn ngược lại nếu không trùng thì giữa người đàn ông và thai nhi không có mối quan hệ huyết thống.

3. Xét nghiệm ADN hài cốt

Với những trường hợp như giám định ADN hài cốt liệt sĩ, xác định nhân thân khi thất lạc mộ, mộ vô danh, mộ bị di dời, hoặc trong 1 số trường hợp tranh chấp quyền thừa kế người đã khuất,…, xét nghiệm ADN hài cốt là phương pháp duy nhất có thể giải quyết được. 

Xét nghiệm ADN hài cốt sử dụng mẫu xương, răng của người đã khuất để phân tích ADN. 

Bởi vì mẫu ADN trên xương là ADN ty thể – loại ADN cỉ di truyền qua dòng ngoại, thế nên người đối chứng bắt buộc phải là dòng ngoại. Cụ thể như sau:

  • Nhóm ưu tiên số 1: Mẹ đẻ; bà ngoại;
  • Nhóm ưu tiên số 2: Anh, chị, em cùng mẹ;
  • Nhóm ưu tiên số 3: Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ đẻ;
  • Nhóm ưu tiên số 4: Anh, chị, em là con của chị gái, em gái của mẹ đẻ;
  • Nhóm ưu tiên số 5: Con trai và con gái của chị gái hoặc em gái cùng mẹ. 
Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ