Hiện nay, ngay từ tuần thai thứ 7, sản phụ đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi để xác định bố cho con, với tỷ lệ chính xác là 99,99%. Việc xét nghiệm ADN thai nhi sớm từ tuần thứ 7 chỉ sử dụng mẫu máu của người mẹ, không tác động tới tử cung hay thai nhi. Tuy nhiên vẫn có không ít sản phụ thắc mắc về việc lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi có an toàn hay không, có gây sảy thai hay không,… Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung:
Sơ lược về xét nghiệm ADN thai nhi (xét nghiệm ADN cha con trước sinh) bằng mẫu máu
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp xét nghiệm ADN cha con giữa thai nhi với người đàn ông nghi ngờ là cha, để xác định mối quan hệ huyết thống cha con giữa thai nhi và người đàn ông đó.
Tức là giờ đây, thai phụ không cần chờ tới khi đứa trẻ được sinh ra đời mới có thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con giữa người đàn ông và đứa trẻ. Cụ thể, thai phụ có thể xét nghiệm ADN cho con ngay từ lúc thai nhi còn trong bụng mẹ từ tuần thứ 7 của thai kỳ với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
Cơ sở khoa học của phương pháp này đó là: Trong máu của người mẹ đang mang thai có chứa các ADN tự do của thai nhi được đào thải ra. Bằng kỹ thuật hiện đại, những “mảnh” ADN này sẽ được tổng hợp thành ADN hoàn chỉnh của thai nhi, sau đó so sánh với ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha.
- Nếu như ADN của thai nhi và người đàn ông trùng khớp với nhau thì kết luận: có quan hệ huyết thống
- Ngược lại, nếu ADN của thai nhi và người đàn ông KHÔNG trùng khớp với nhau thì kết luận: KHÔNG có quan hệ huyết thống
Ngoài ra, thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp xâm lấn, tức là sử dụng mẫu nước ối của mẹ để xét nghiệm. Phương pháp này được thực hiện từ tuần thứ 15-22 của thai kỳ, tức là thời điểm có thể thực hiện thủ thuật chọc ối với người mẹ.
Dưới đây là phần giải đáp thắc mắc xung quanh việc lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi trong phương pháp không xâm lấn, tức là lấy mẫu máu của người mẹ từ tuần thai thứ 7.
1. Lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi có an toàn không?
Việc lấy máu để xét nghiệm ADN thai nhi đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đây được coi là phương pháp xét nghiệm ADN an toàn hàng đầu hiện nay.
a. Với người mẹ
Việc lấy máu xét nghiệm ADN cha con trước sinh (xét nghiệm ADN thai nhi) hoàn toàn an toàn với cơ thể người mẹ.
Cụ thể, chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ rút từ 8-10ml máu tĩnh mạch cánh tay người mẹ để xét nghiệm ADN.
Đây là một lượng máu nhỏ, hoàn toàn không gây nên tình trạng thiếu máu đột ngột nên sẽ không khiến cơ thể bị hạ huyết áp, choáng váng, ngất xỉu,… sau khi lấy máu.
Để so sánh, việc hiến máu tình nguyện rút từ cơ thể người hiến ít nhất 250-350ml máu, tức là gấp từ 30 cho tới 35 lần so với lượng máu dùng làm xét nghiệm ADN thai nhi. Tức là lượng máu dùng để xét nghiệm ADN rất nhỏ, có thể coi là không đáng kể so với toàn bộ lượng máu trong cơ thể, kể cả với thai phụ. Do đó thai phụ hoàn toàn yên tâm về tính an toàn khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi.
Riêng với những thai phụ có hội chứng sợ máu, bạn cần thông báo với chuyên viên xét nghiệm ADN để được hỗ trợ trong quá trình lấy máu, đảm bảo cho sự thoải mái và an toàn của bản thân.
b. Với thai nhi
Nhiều người có thắc mắc rằng: Lấy máu xét nghiệ̣m ADN cha con trước sinh (xét nghiệm ADN thai nhi) có gây sảy thai không?
Trả lời: Việc lấy máu để xét nghiệm ADN thai nhi sẽ KHÔNG gây sảy thai.
Có không ít sản phụ khi tìm hiểu về việc xét nghiệm ADN thai nhi có nỗi lo sợ rằng việc lấy máu để xét nghiệm sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi vì hoạt động lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay người mẹ không tác động tới tử cung, nước ối, nhau thai hay bất cứ bộ phận nào của thai nhi. Tức là nguy cơ sảy thai từ việc lấy máu của mẹ là không xảy ra.
Do đó phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sử dụng mẫu máu mẹ là phương pháp an toàn với thai nhi.
2. Trước và sau khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi, sản phụ cần chuẩn bị gì?
Khi đi xét nghiệm ADN thai nhi, mẹ cần có phiếu siêu âm gần nhất, để đảm bảo thai đã đủ tuần (7 tuần với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và 15 tuần với xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối).
Liệu trước khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi, mẹ bầu có cần nhịn ăn uống như các loại xét nghiệm khác (ví dụ tiểu đường thai kỳ) hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi. Bởi thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến thành phần ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ.
Tham khảo:
Sau khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi, mẹ bầu cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trong bao lâu? Có cần kiêng gì hay không?
Việc lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Người mẹ có thể sinh hoạt, ăn uống và làm việc như bình thường ngay sau khi lấy máu không cần kiêng cữ gì cả.
Tham khảo: