Khi làm xét nghiệm ADN cần chuẩn bị:
– Mẫu ADN của những người tham gia xét nghiệm
– Giấy tờ tùy thân, giấy tờ khác theo yêu cầu
– Chi phí xét nghiệm ADN
Mỗi loại xét nghiệm ADN sẽ cần chuẩn bị những loại mẫu, giấy tờ cũng như chi phí khác nhau, cùng tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong từng phần dưới đây!
Nội dung:
- 1 I. Chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm ADN tự nguyện mối quan hệ cha con, họ hàng?
- 2 II. Làm xét nghiệm ADN pháp lý cần chuẩn bị những gì?
- 3 III. Làm xét nghiệm ADN thai nhi cần chuẩn bị những gì?
I. Chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm ADN tự nguyện mối quan hệ cha con, họ hàng?
1. Mẫu ADN của những người tham gia xét nghiệm
Có 3 cách để chuẩn bị mẫu làm xét nghiệm ADN:
- Bí mật thu mẫu của những người cần xét nghiệm, gói lại và gửi tới trung tâm xét nghiệm ADN.
- Đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN.
- Chuyên viên trung tâm xét nghiệm tới tận nhà thu mẫu ADN.
Mẫu xét nghiệm có thể tự thu tại nhà bao gồm: mẫu móng tay, mẫu tóc có chân tóc, mẫu nước bọt (niêm mạc miệng),… Tham khảo chi tiết tại bài viết Hướng dẫn cách tự thu mẫu ADN tại nhà
2. Giấy tờ tùy thân của những người tham gia xét nghiệm
Khi xét nghiệm ADN để biết thì không cần giấy tờ tùy thân của những người tham gia xét nghiệm. Riêng với người yêu cầu xét nghiệm (người đứng đơn) thì cần cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản như tên, số điện thoại để hoàn thành thủ tục, hợp đồng xét nghiệm ADN. Những thông tin này chỉ nhằm mục đích liên lạc và lưu trữ thông tin, hoàn toàn không được tiết lộ với bất cứ ai trừ khi được người yêu cầu xét nghiệm ủy quyền bằng văn bản, đảm bảo tuyệt đối sự riêng tư và an toàn cho người làm xét nghiệm ADN.
3. Chi phí xét nghiệm ADN tự nguyện
Chi phí xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện: Từ 1.250.000 VNĐ/ mẫu xét nghiệm.
II. Làm xét nghiệm ADN pháp lý cần chuẩn bị những gì?
1. Mẫu ADN của những người tham gia xét nghiệm
Khi làm xét nghiệm ADN pháp lý, khách hàng không tự lấy mẫu ở nhà mà bắt buộc phải được chuyên viên xét nghiệm thu mẫu trực tiếp và xác minh danh tính. Có 2 cách sau:
- Những người tham gia xét nghiệm tới trung tâm để được thu mẫu trực tiếp.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN đến tận nhà thu mẫu.
Mẫu ADN mà chuyên viên thường sẽ thu trực tiếp bao gồm mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng (nước bọt).
2. Giấy tờ tùy thân của những người tham gia xét nghiệm
Để đảm bảo bản xét nghiệm ADN được chấp nhận khi làm thủ tục tại UBND các cấp, Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước, tại Tòa án,… thì tất cả những người tham gia xét nghiệm đều phải chuẩn bị giấy tờ tùy thân.
Chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân và các giấy tờ có liên quan nhằm xác minh danh tính của người được thu mẫu. Chỉ khi xét nghiệm đúng mẫu – đúng người thì bản kết quả ADN mới đủ cơ sở làm các thủ tục pháp luật.
Giấy tờ tùy thân bao gồm: Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn
Riêng với trường hợp làm xét nghiệm ADN khai sinh cần bổ sung thêm:
- Giấy chứng sinh của bệnh viện hoặc tại nơi sinh: Nếu làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn sau khi con ra đời, hoặc để hoàn thiện thủ tục nhận cha cho con
- Giấy khai sinh và Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có) của con: Nếu làm thủ tục để ly hôn trong trường hợp không nhận cha mẹ con hoặc xóa tên cha/mẹ khỏi giấy khai sinh
3. Chi phí xét nghiệm ADN pháp lý
III. Làm xét nghiệm ADN thai nhi cần chuẩn bị những gì?
1. Mẫu ADN của những người tham gia xét nghiệm
a. Mẫu ADN của người đàn ông nghi ngờ là bố của thai nhi
Tương tự với trường hợp thu mẫu xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện, có 3 cách để chuẩn bị mẫu làm xét nghiệm ADN người đàn ông nghi ngờ là bố của thai nhi:
- Bí mật thu mẫu, gói lại và gửi tới trung tâm xét nghiệm ADN.
- Đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN.
- Chuyên viên trung tâm xét nghiệm tới tận nhà thu mẫu ADN.
b. Mẫu ADN của thai nhi
b1) Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Chuyên viên xét nghiệm sẽ thu 7-10ml máu tĩnh mạch cánh tay của sản phụ để làm xét nghiệm.
Có 2 phương án lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn:
- Sản phụ đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm để chuyên viên thu mẫu máu
- Đặt lịch để chuyên viên lấy mẫu tại nhà.
Chú ý: Trước khi lấy máu, sản phụ không cần nhịn ăn và sau khi lấy máu có thể sinh hoạt như bình thường, không cần theo dõi gì đặc biệt.
b2) Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối
Bác sĩ sẽ chọc kim chuyên dụng vào trong tử cung của người mẹ và rút 15-20ml nước ối từ túi nước ối để làm xét nghiệm.
Trung tâm xét nghiệm ADN sẽ sắp xếp lịch thực hiện chọc ối với bác sĩ chuyên khoa phụ sản và phòng khám theo lịch mà sản phụ yêu cầu.
Chú ý: Sau khi thực hiện chọc ối, sản phụ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ít nhất 1-2 giờ trước khi ra về, và trong vòng 1-2 ngày sau đó cần hạn chế làm việc nặng, không sinh hoạt vợ chồng và theo dõi tình hình sức khỏe kỹ lưỡng để hạn chế nguy cơ rủi ro sau chọc ối.
2. Giấy tờ tùy thân của người tham gia xét nghiệm
Khi làm xét nghiệm ADN thai nhi không bắt buộc phải có giấy tờ tùy thân của người làm xét nghiệm mà chỉ cần chuẩn bị kết quả siêu âm gần nhất, đảm bảo tình trạng của bé bình thường, ổn định, đủ số tuần để làm xét nghiệm: 7 tuần với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và 15 tuần với xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối.
3. Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi
- Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn (thực hiện từ tuần thai thứ 7): Từ 20.000.000 VNĐ/ ca xét nghiệm
- Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối (thực hiện từ tuần thai thứ 15): Từ 8.000.000 VNĐ/ ca xét nghiệm