Câu hỏi chung về ADN

 

 

Khi nào cần làm xét nghiệm ADN? 

Nội dung:

Những trường hợp cần làm xét nghiệm ADN bao gồm:

– Khi nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống cha mẹ con, họ hàng

– Khi cần xét nghiệm ADN để làm thủ tục pháp lý (khai sinh, ly hôn, bảo lãnh nhập tịch, chia tài sản,…)

– Khi cần tìm bố cho thai nhi (xét nghiệm ADN thai nhi)

I.  Khi nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống cha mẹ con, họ hàng

Xét nghiệm ADN giúp xác định chính xác mối quan hệ ruột thịt trực hệ: cha con ruột, mẹ con ruột và mối quan hệ họ hàng, bao gồm họ hàng theo dòng cha và họ hàng theo dòng mẹ. 

Khi nào cần làm xét nghiệm ADN? 
Khi có nghi vấn về quan hệ cha con ruột, mẹ con ruột, họ hàng,… thì nên đi làm xét nghiệm ADN

 

1. Nghi ngờ quan hệ cha con, mẹ con ruột thịt

Bất cứ một tình huống nào làm gợn lên sự băn khoăn liệu có phải mình là cha ruột đứa trẻ hay không, hay liệu chồng có đúng là bố ruột của con không,.. đều là cơ sở để thử ADN cha con. 

a. Khi thấy con không giống cha/mẹ

Trên thực tế, cha mẹ và con cái sẽ thường có khá nhiều điểm tương tự nhau về ngoại hình như: mắt, tai, khuôn mặt, mũi, môi, vết bớt/vết chàm, thói quen đi đứng, tướng ngủ,… Không chỉ theo quan niệm của cha ông ta là “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” mà nó còn dựa trên cơ sở khoa học, đó là ADN của con luôn nhận 50% từ cha ruột và 50% từ mẹ ruột. Thế nên dù ít dù nhiều, con sẽ có các nét giống cha/mẹ ruột. 

Thế nên nếu gia đình quan sát thấy con không giống cha thì đây đã là một căn cứ khá xác đáng để thử xét nghiệm ADN cha con xem có phải là cha con ruột hay không.

b. Khi người vợ có dấu hiệu không chung thủy

Trong đời sống hôn nhân, đôi khi có những dấu hiệu đáng ngờ rất nhỏ cũng có thể là lời cảnh báo cho mối quan hệ vợ chồng. 

Khi phát hiện người vợ có những dấu hiệu không chung thủy, “mập mờ” với người cũ, hoặc có những mối quan hệ ngoài luồng trong thời kỳ hôn nhân, hoặc khi thời điểm thụ thai có bất thường, thì bạn nên xét nghiệm ADN giữa mình và đứa con. 

Đây là tình huống rất thường thấy tại các trung tâm xét nghiệm ADN, bởi thực tế đã ghi nhận nhiều trường đến xét nghiệm cha-con chỉ để “kỳ vọng” rằng con là con của mình và người bạn đời chung thủy, đáng tin cậy, song kết quả đưa ra làm các anh chồng bất ngờ và “sụp đổ niềm tin” về cuộc hôn nhân. 

Do đó, nếu đã chớm nghi ngờ thì hãy mạnh dạn làm kiểm tra ADN cha con để giải quyết dứt điểm băn khoăn và có cách xử lý quan hệ vợ chồng đúng đắn.

c. Có linh cảm, trực giác hoặc dựa vào yếu tố tâm linh

Tuy chưa thể giải thích được bằng khoa học nhưng không thể phủ nhận có nhiều người có linh cảm và trực giác chuẩn. Đã có không ít trường hợp khách hàng tại trung tâm xét nghiệm ADN có một lần nằm mơ được gia tiên báo mộng, hay đi Lễ Phủ xong được Bà Cô Tổ trong gia đình nhắc nhở. Sau đó lén đi xét nghiệm ADN con mình, cháu mình và bàng hoàng phát hiện cháu không phải cháu ruột của gia tộc.

Thế nên, nếu bạn đã từng mơ một giấc mơ nào đó nghe có vẻ hoang đường, hay bỗng nhiên có một linh cảm nào đó bất thường về con cháu trong gia đình mình, thì không nên bỏ qua dấu hiệu này. 

d. Khi có nhiều ý kiến về con không giống bất cứ ai (cha mẹ, ông bà, cô chú,…)

Đôi khi nếu chỉ 1-2 người bâng quơ nói “trông con không được giống bố lắm nhỉ” chúng ta có thể bỏ qua, coi là câu nói đùa. Song nếu nhiều người cùng đưa ra nhận xét và suy nghĩ như vậy, thì đây có thể là dấu hiệu 

e. Khi nghi ngờ nhận nhầm con hoặc bị tráo con

Nếu cảm thấy con không giống cả bố lẫn mẹ hay bất cứ ai trong họ hàng, hay khi thử ADN cha con ruột ra kết quả không cùng huyết thống. Thì có khả năng con không phải là con ruột của cả cha lẫn mẹ. 

Vì vậy để tìm ra sự thực, gia đình nên kiểm tra cả ADN mẹ con ruột để loại trừ trường hợp nhận nhầm con, tráo con. Tránh việc nghi oan cho người vợ, người con dâu trong gia đình khiến vợ chồng mâu thuẫn, làm tổn thương nhau. Và nếu thực sự rơi vào trường hợp nhận nhầm con hoặc bị tráo con thì cần gia đình phối hợp để tìm ra đứa trẻ bị thất lạc thực sự. 

2. Nghi ngờ quan hệ họ hàng dòng cha, dòng mẹ

Hiện nay công nghệ xét nghiệm ADN không chỉ xác định được mối quan hệ huyết thống trực tiếp giữa cha/mẹ và con cái mà còn mở rộng ra các mối quan hệ họ hàng bên nội và bên ngoại với nhau. Hay chính xác hơn là xét nghiệm ADN họ hàng dòng cha và xét nghiệm ADN họ hàng dòng mẹ (ty thể). 

a. Xét nghiệm ADN quan hệ họ hàng dòng cha, dòng mẹ là gì?

– Xét nghiệm ADN quan hệ họ hàng dòng cha: 

Theo quy luật di truyền, tất cả nam giới trong cùng một dòng họ nội, bao gồm ông nội, bác, cha, chú, con trai, và cháu trai, đều có cùng nhiễm sắc thể Y. Thế nên giữa 2 người cùng giới tính nếu có mối quan hệ máu mủ với chung 1 người đàn ông, thì có thể xác định được mối quan hệ huyết thống bằng ADN. 

– Xét nghiệm ADN quan hệ họ hàng dòng mẹ: 

Theo quy luật di truyền, ADN ty thể được di truyền theo dòng ngoại, ít xảy ra đột biến và được truyền qua nhiều đời, bởi vậy người mẹ sinh ra những đứa con sẽ có ADN ty thể như nhau ở cả con trai và con gái. Dựa vào ADN ty thể, có thể xác định được mối quan hệ huyết thống giữa tất cả những người có mối quan hệ với chung một người phụ nữ (không bắt buộc phải cùng giới tính như quan hệ dòng cha), 

b. Những mối quan hệ họ hàng dòng cha có thể xét nghiệm bằng ADN:

  • Anh – em trai cùng cha
  • Chị – em gái cùng cha
  • Ông nội – cháu trai
  • Chú (bác trai) – cháu trai ruột
  • Con chú – con bác ruột 
  • Bà nội – cháu gái

Khi nghi ngờ mối quan hệ họ hàng, hoặc mối quan hệ cha-con nhưng không thể lấy được mẫu ADN của cha (cha đã mất) thì có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm 

c. Những mối quan hệ dòng mẹ có thể xét nghiệm bằng ADN:

  • Anh (chị) – em (cùng mẹ đẻ)
  • Bà ngoại – cháu (trai & gái) ruột
  • Bác gái/dì và cháu (trai & gái) ruột
  • Cậu – cháu (trai & gái) ruột

II. Khi cần xét nghiệm ADN để làm thủ tục pháp lý

Bản xét nghiệm ADN còn là giấy tờ quan trọng khi làm các thủ tục pháp lý như: làm khai sinh cho con, giải quyết ly hôn (trong những trường hợp đặc biệt), bảo lãnh di dân nhập tịch nước ngoài, phân chia tài sản thừa kế, do Tòa án yêu cầu hoặc phục vụ điều tra án. 

1. Khi nào cần làm xét nghiệm ADN để làm khai sinh cho con?

Theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp, có những trường hợp khi làm khai sinh được khuyến nghị bổ sung giấy xét nghiệm ADN cha con, bao gồm: 

a. Làm giấy khai sinh lần đầu khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký kết hôn sau khi đứa con ra đời.

Nếu bố mẹ đã có đăng ký kết hôn thì con sinh ra nghiễm nhiên là con chung và được khai sinh với bố và mẹ đầy đủ. Tuy nhiên nếu chưa có căn cứ gì để chứng minh con là con chung giữa bố mẹ thì cần giấy tờ, hình ảnh, nhân chứng,… để chứng minh. Giấy xét nghiệm ADN cha con được khuyến nghị sử dụng bởi đây là minh chứng rõ ràng nhất, xác đáng nhất về mối quan hệ con ruột – cha đẻ khi làm khai sinh. 

b. Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.

Trong trường hợp bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì khi làm giấy khai sinh cho con được khuyến nghị làm giấy xét nghiệm ADN cha con. Việc này nhằm xác minh chính xác huyết thống của con với cha mẹ, từ đó tạo điều kiện cho việc nhập tịch, bảo lãnh tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

c. Con đã làm khai sinh ở nước ngoài và về lại Việt Nam

Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch, để được pháp luật Việt Nam công nhận về việc khai sinh của trẻ tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài, bạn cần làm thủ tục để yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh tại nước ngoài của trẻ tại UBND cấp quận/huyện nơi cư trú của bạn.

Thủ tục này cần có giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con, nên trong trường hợp chưa đăng lý kết hôn hợp pháp thì giấy xét nghiệm ADN là căn cứ xác đáng để chứng minh quan hệ. 

d. Cha đẻ đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác không phải mẹ đẻ của người được khai sinh.

Khi làm giấy khai sinh cho con mà cha đẻ đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác không phải mẹ đẻ của người được khai sinh, giấy xét nghiệm ADN cha con giữa cha đẻ và đứa bé là căn cứ để xác nhận người cha. Nếu không có giấy xét nghiệm ADN thì không thể điền tên cha vào giấy khai sinh và buộc phải để trống tên cha.

e. Giấy khai sinh cũ khuyết tên cha, giờ muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. 

Trong trường hợp trẻ đã làm giấy khai sinh một lần và mới chỉ có tên mẹ, giờ đây làm thủ tục con nhận cha và muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh mới thì cần có giấy xét nghiệm ADN giữa cha và con. Đây sẽ là căn cứ để làm lại giấy khai sinh đầy đủ tên cha cho trẻ.

f. Mẹ đẻ chưa ly hôn đủ 300 ngày với người chồng cũ, muốn làm giấy khai sinh cho con với người chồng mới

Khi mẹ đẻ chưa ly hôn đủ 300 ngày với người chồng trước thì con phát sinh trong thời gian này vẫn được tính là con chung của mẹ với người chồng trước. Nghĩa là nếu làm khai sinh cho con, phần tên cha sẽ nghiễm nhiên được điền tên chồng trước. Vậy nếu mẹ muốn giấy khai sinh của con đúng tên người cha thì cần hoàn tất thủ tục ly hôn và thực hiện xét nghiệm ADN cha con để làm căn cứ khai sinh cho con. 

Khi nào cần làm xét nghiệm ADN? 
Pháp luật quy định những trường hợp nào cần làm xét nghiệm ADN khi làm khai sinh cho con?

2. Khi nào cần làm xét nghiệm ADN ly hôn?

Không phải ai ly hôn nào cũng cần làm xét nghiệm ADN cha con mẹ con ruột, mà thông thường những vụ ly hôn cần xét nghiệm ADN khi: cha/mẹ không công nhận mối quan hệ con đẻ, không muốn thực hiện quyền cấp dưỡng, hoặc ly hôn khi phát hiện con không phải con đẻ,…

a. Cha/mẹ muốn bỏ tên mình khỏi giấy khai sinh của con

Khi con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì nghiễm nhiên được coi là con chung của hai vợ chồng, và do đó giấy khai sinh của con có tên của hai vợ chồng. 

Tuy nhiên trong quá trình chung sống, cha/mẹ phát hiện ra con không phải con ruột, thực hiện ly hôn và muốn bỏ tên mình ra khỏi giấy khai sinh của con chung, thì cần làm giấy xét nghiệm ADN chứng minh không có mối quan hệ huyết thống. 

Với giấy xét nghiệm ADN con không phải con ruột, khi xử ly hôn, giấy khai sinh của con cũng sẽ được xử lý thủ tục xóa bỏ tên cha/mẹ. 

b. Cha/mẹ từ bỏ quyền nuôi con, quyền cấp dưỡng

Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn, 1 trong 2 bên cha/mẹ có nghĩa vụ trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con. Nên trong quá trình ly hôn, nếu cha/mẹ có giấy xét nghiệm ADN không có quan hệ huyết thống thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ này. 

  • Đối với người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Sau khi Toà án đã đưa ra quyết định, người không thừa nhận con sẽ không còn nghĩa vụ nuôi con nữa, và trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con sẽ được chuyển giao cho người còn lại trong mối quan hệ cha mẹ.
  • Đối với người phải cấp dưỡng con sau khi ly hôn: Người này không còn phải thực hiện việc cung cấp tiền cấp dưỡng cho đứa con không phải con ruột.
Những trường hợp nào khi ly hôn cần xét nghiệm ADN cha con, mẹ con?

3. Những trường hợp cần làm xét nghiệm ADN bảo lãnh di dân nhập tịch

Khi có bố/mẹ là người nước ngoài và có nhu cầu cho các con nhập tịch, bảo lãnh di dân, nhiều Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước yêu cầu phải có giấy xét nghiệm ADN giữa cha con, mẹ con để xác minh quan hệ thực sự. Bởi có không ít trường hợp kết hôn giả chỉ để được bảo lãnh nhập tịch, thế nên giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con sẽ giúp đảm bảo sự chặt chẽ khi xét duyệt hồ sơ.

a. Muốn nhập tịch cho con theo cha/mẹ là người nước ngoài.

Với trường hợp chọn quốc tịch nước ngoài cho con, cần có giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt của con với cha/mẹ là người nước ngoài. Khi đó, giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con là căn cứ xác đáng nhất, có tính thuyết phục nhất trong bộ hồ sơ nhập tịch nộp lên Đại sứ quán. 

b. Muốn bảo lãnh, di dân sang nước ngoài

Nếu con đã có quốc tịch Việt Nam theo cha/mẹ và giờ có nhu cầu được bảo lãnh, di dân sang nước ngoài theo người còn lại thì cần có giấy xét nghiệm ADN xác minh mối quan hệ để được bảo lãnh. 

Khi làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch tại sao phải làm xét nghiệm ADN?

4. Những trường hợp cần làm xét nghiệm ADN phân chia tài sản thừa kế

Trong trường hợp phát hiện ra một người không phải là con/cháu ruột trong hàng thừa kế thì chắc chắn người đó sẽ không nhận được phần tài sản ban đầu. Hoặc nếu phát hiện một người là con cháu ruột trong gia đình thì người con/cháu đó chắc chắn sẽ được nhận thừa kế. Xét nghiệm ADN sẽ giúp cho việc xác định phân chia thừa kế chính xác, đảm bảo quyền lợi của tất cả thành viên chính thức trong gia đình.

a. Chủ quan, quá tin tưởng vào mối quan hệ trong dòng tộc

Đã có nhiều trường hợp chủ quan do quá tin tưởng vào quan hệ gia đình, dòng tộc mà thực hiện chia tài sản thừa kế cho con cháu dựa trên mối quan hệ từ trước đến nay. Cho đến khi có người trong nhà cảm thấy nghi ngờ, lén đi xét nghiệm ADN và nhận ra có thành viên trong gia đình không hề có quan hệ máu mủ, và do đó không được hưởng thừa kế, dẫn tới tranh chấp kéo dài trên Tòa. 

Trong những trường hợp chia tài sản thừa kế lớn, có giá trị, hoặc muốn chắc chắn đảm bảo về phần thừa kế, khuyến nghị các gia đình nên tiến hành việc xét nghiệm ADN đầy đủ, nhằm hạn chế tối đa những tranh chấp sau này, đảm bảo quyền lợi cho những thành viên trong gia đình.

b. Xin con, nhận con nuôi không có giấy tờ

Trong những thập kỷ trước, việc xin con, nhận con nuôi rất dễ dàng, chưa được quản lý chặt chẽ bằng giấy tờ thủ tục như hiện nay. Việc đặt tên làm khai sinh cho trẻ hay chứng minh thư cho người lớn cũng không được kiểm soát. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp lẫn lộn giữa con nuôi với con đẻ.

Do vậy để xác định đúng về quyền lợi thừa kế trong hàng, cần làm xét nghiệm ADN cha con mẹ con (nếu cha/mẹ còn sống) hoặc xét nghiệm ADN anh chị em, họ hàng để xác minh huyết thống chính xác, tránh trường hợp lẫn lộn con nuôi, con đẻ. 

c. Con ngoài giá thú muốn nhận tài sản thừa kế

Theo Luật Dân sự 2005 thì con ngoài giá thú được hưởng thừa kế ngang hàng với con trong quan hệ hôn nhân. Vậy nếu có giấy xét nghiệm ADN chứng minh quan hệ huyết thống với người để lại tài sản thì con ngoài giá thú sẽ được hưởng phần tài sản thừa kế như quy định.

Xét nghiệm ADN để đảm bảo việc phân chia tài sản thừa kế đúng luật, công bằng

5. Những trường hợp xét nghiệm ADN do Tòa án yêu cầu

Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu xét nghiệm ADN trong một số trường hợp, để làm rõ sự thật và làm căn cứ để giải quyết vụ án: 

a. Tranh chấp về quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm của cha mẹ

Khi có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc quyết định về trách nhiệm cha mẹ, tòa án có thể yêu cầu xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ di truyền giữa người đàn ông và trẻ em.

b. Quyền thừa kế và quản lý tài sản

Trường hợp có tranh chấp về quyền thừa kế hoặc quản lý tài sản, xét nghiệm ADN có thể được yêu cầu để xác định quan hệ di truyền giữa người được cho là người thừa kế và cha mẹ, con cái hoặc những người có quan hệ huyết thống với mình.

c. Làm bằng chứng trong vụ án hình sự

Trong một số vụ án hình sự, như vụ án về quan hệ vợ chồng hoặc trách nhiệm cha mẹ, tòa án có thể yêu cầu xét nghiệm ADN để cung cấp bằng chứng chính xác về mối quan hệ di truyền giữa các bên liên quan.

d. Giải quyết tranh chấp về quan hệ gia đình

Các vụ tranh chấp liên quan đến quan hệ gia đình khác nhau, bao gồm quyền lợi của người chồng vợ, quyền lợi của con cái và các vấn đề hôn nhân, có thể yêu cầu xét nghiệm ADN để làm rõ các mối quan hệ di truyền và giải quyết mâu thuẫn.

Xét nghiệm ADN theo yêu cầu Tòa án

6. Những trường hợp xét nghiệm ADN phục vụ điều tra vụ án

a. Điều tra án mạng

Nếu trong một vụ án mạng mà cảnh sát không thể xác định nghi phạm dựa vào các dấu vết vật chất thì việc thu thập mẫu ADN từ các vết máu, tóc hoặc dấu vết vật chất trên hiện trường tội phạm có thể giúp xác định danh tính của nghi can và đưa ra bằng chứng vững chắc để điều tra và đưa ra kết án.

b. Điều tra xâm hại tình dục

Trong các trường hợp của tội phạm xâm hại tình dục, việc sử dụng xét nghiệm ADN có thể giúp xác định kẻ phạm tội và cung cấp bằng chứng cụ thể để đưa ra một kết án công bằng. Bằng cách so sánh ADN từ nạn nhân với các mẫu từ nghi can và các vật phẩm có thể liên quan, cảnh sát có thể xác định xem ai là thủ phạm.

c. Xác định tội phạm trốn truy nã

Trong các vụ án liên quan đến tội phạm trốn truy nã, việc thu thập mẫu ADN từ các dấu vết được tìm thấy tại hiện trường hoặc từ các vật phẩm cá nhân của tội phạm có thể giúp cảnh sát xác định danh tính của chúng. 

d. Phát hiện tội phạm trong vụ án bắt cóc

Trong các vụ bắt cóc, việc thu thập mẫu ADN từ các vật phẩm cá nhân của nạn nhân hoặc từ các nghi phạm có thể giúp cảnh sát khoanh vùng và hỗ trợ quá trình phá án.

III. Khi cần tìm bố cho thai nhi (xét nghiệm ADN thai nhi)

1. Những trường hợp nên thử ADN thai nhi

Khi nào cần làm xét nghiệm ADN? 
Xét nghiệm ADN thai nhi giúp xác định chính xác người bố của thai nhi ngay từ tuần thứ 7

a. Phát sinh quan hệ với nhiều người đàn ông trong khoảng thời gian gần nhau

Trong xã hội hiện đại ngày nay, chuyện tình dục đã trở nên cởi mở hơn rất nhiều. Việc có quan hệ ngoài luồng, “friend with benefits” (bạn giường) với người đàn ông khác, thậm chí nhiều người đàn ông khác cùng một lúc không còn hiếm gặp. Do đó, khi phát hiện có thai, nhiều người không thể xác định được chính xác bố của thai nhi là ai. Lúc này chỉ có thể xét nghiệm ADN thai nhi với từng người đàn ông nghi ngờ mới có thể tìm ra được người bố thật sự. 

b. Có “tình một đêm”, hoặc ngoại tình với người khác khi đang trong mối quan hệ 1-1

Chuyện “tình cũ không rủ cũng tới”, “tình một đêm” hoặc có quan hệ ngoài luồng khi đang trong một mối tình chính thức cũng không hề hiếm gặp. Và khi mang thai, rất khó để xác định chính xác rằng cái thai là của chồng/bạn trai hiện tại hay của người tình. Bởi khó có thể chỉ dựa vào thời điểm thụ thai (ước tính từ tuần tuổi thai) mà kết luận được chính xác. 

Lúc này thai phụ chỉ có thể xác minh bằng xét nghiệm ADN thai nhi, so sánh với ADN của chồng/bạn trai và người tình để xem giữa 2 người này ai mới là bố đẻ của thai nhi.

c. Nghi ngờ thai nhi không phải con của mình

Về phía người đàn ông, khi bạn gái “đột nhiên” thông báo có thai dù đã tính toán ngày rụng trứng, sử dụng biện pháp an toàn, hoặc tính tuổi thai thấy ngày thụ thai “không khớp” với ngày phát sinh quan hệ, bạn gái có dấu hiệu không chung thủy, hoặc đơn giản chỉ là cảm thấy nghi ngờ không thể giải thích được,… thì hoàn toàn nên đi làm xét nghiệm ADN thai nhi để giải quyết dứt điểm nghi ngờ này. 

Trên thực tế hiện nay có không ít trường hợp người đàn ông bị “đổ vỏ”, bị “úp sọt” cái thai, dẫn tới tình huống vài năm sau khi đã kết hôn sinh con, chăm chút đứa trẻ dần lớn mới phát hiện ra “cá vào ao ta”, con không phải con mình. Cảm giác bị “đổ vỏ” nhiều năm không chỉ tức tối vì lãng phí thời gian hay tiền bạc mà nó còn là sự day dứt. Chưa kể đến hàng loạt thủ tục khi ly hôn và thay đổi giấy tờ cho đứa trẻ về sau. 

Thế nên, nếu đã nảy sinh nghi ngờ, dù chỉ là bâng quơ thì người đàn ông rất nên chủ động đề xuất việc xét nghiệm ADN thai nhi để xác minh chính xác bố của đứa trẻ có phải mình không, trước khi tính đến việc kết hôn hay chung sống sau này. 

d. Muốn xác nhận rằng thai nhi là con của người này

Với người phụ nữ, dù chắc chắn 100% thai nhi là con của ai, thì vẫn có thể chủ động làm xét nghiệm ADN thai nhi để xác nhận giấy trắng mực đen rõ ràng. Đây là căn cứ để hai bên chủ động tiến đến hôn nhân hoặc chung sống lâu dài, được đảm bảo đầy đủ quyền lợi cấp dưỡng và nghĩa vụ trong thời kỳ mang thai, sinh con. 

2. Tại sao lại xác định được ADN của thai nhi? 

Nhiều người nghĩ rằng phải đẻ con ra mới làm được xét nghiệm ADN, trên thực tế hiện nay thai nhi chỉ từ 7 tuần là có thể thử ADN xem ai là bố được rồi với cách xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn. Còn trước đó cần chờ đến tuần thứ 15 để chọc ối để xét nghiệm ADN thai nhi. 

a. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

Từ 7 tuần trở đi trong máu của người mẹ đã xuất hiện các “mảnh” ADN tự do của thai nhi và lượng ADN này sẽ tăng dần khi thai nhi phát triển. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chỉ cần 7-10ml máu mẹ là các chuyên viên xét nghiệm đã có thể tách lấy lượng ADN tự do đủ nhiều để tổng hợp lại đem đi so sánh với ADN của người đàn ông nghi ngờ là bố. 

Nếu ADN trùng khớp thì kết luận rằng, người đàn ông nghi ngờ chính xác là bố của thai nhi, ngược lại nếu ADN lệch nhau thì thai nhi không phải của người đàn ông làm xét nghiệm.

Ưu điểm của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

  • An toàn cho mẹ và bé, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tử cung và thai nhi trong bụng
  • Làm được ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ (chính xác là 6 tuần 5 ngày)
  • Lấy máu nhanh, đơn giản, không đau, không cần nhịn ăn trước khi lấy, không cần theo dõi sức khỏe và kiêng khem sau khi lấy.
Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp không xâm lấn

b. Xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối

Trước đây, thai phụ phải chờ đến tuần thứ 15 trở đi mới làm được xét nghiệm ADN bằng phương pháp chọc ối. Chọc ối là thủ thuật mà trong đó bác sĩ sản khoa dùng một mũi kim dài đâm xuyên qua bụng, tới túi nước ối của thai phụ để rút lấy 15-10ml nước ối. Trong nước ối thai phụ từ tuần 15 trở đi cũng có những “mảnh” ADN tự do của thai nhi có thể đem đi phân tích và so sánh với ADN người đàn ông nghi ngờ là bố. 

Việc xét nghiệm ADN thai nhi bằng chọc ối tiềm ẩn một tỷ lệ rủi ro nhất định, bởi nó tác động thẳng vào tử cung, túi nước ối và có thể là chạm vào đứa trẻ. Có thể rò túi ối, nhiễm trùng nước ối, dọa sảy,… 

Ngoài ra phương án này cũng yêu cầu mẹ phải theo dõi sức khỏe ít nhất 1-2 ngày, không được làm việc nặng nhọc quá sức cũng như sinh họat vợ chồng để cơ thể được hồi phục , bởi sau khi làm thủ thuật chọc ối cơ thể ít nhiều sẽ bị yếu đi. 

3. Ưu việt của phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

So sánh đặc điểm của hai phương án xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và thai nhi chọc ối, có thể thấy phương án xét nghiệm ADN thai nhi tối ưu hơn hẳn:

– Làm từ sớm: Làm được ngay từ tuần thứ 7 khi thai nhi còn rất nhỏ, mới chỉ dài 1,3cm. Còn nếu chờ đến 15 tuần là thai đã tương đối lớn, có ngoại hình tương đối hoàn chỉnh của 1 em bé có thể cử động chân tay và biểu lộ cảm xúc, dài tới hơn 117-118 cm tức là gấp hơn 100 lần. 

– An toàn cho thai nhi: Phương án xét nghiệm không xâm lấn chỉ lấy máu ở cánh tay mẹ, hoàn toàn không tác động đến tử cung nên an toàn với em bé.

– An toàn cho mẹ: Việc lấy máu xét nghiệm rất nhẹ nhàng và đơn giản, không hại sức khỏe như chọc ối. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ