Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Bước 2: Vệ sinh dụng cụ cắt móng tay, rửa dụng cụ bằng xà phòng và nước sạch và lau khô.

Sau đó dùng tăm bông thấm cồn lau xung quanh bề mặt tiếp xúc phần cắt với móng để làm sạch và tránh nhiễm mẫu ADN từ móng đã cắt trước đó.

Bước 3: Cắt móng tay trên tờ giấy trắng đã chuẩn bị từ trước, lấy từ 5-7 mảnh móng tay hoặc móng chân. Móng nên được cắt sát phần gốc móng sát da để thu được nhiều ADN nhất.

Bước 4: Sử dụng giấy trắng để gói mẫu sau đó niêm phong bằng phong bì giấy. Lưu ý không nên sử dụng túi nilon.

Bước 5: Ghi thông tin cá nhân của người cần xét nghiệm lên túi phong bì tránh nhầm lẫn và gửi về trụ sở NOVAGEN.

Trong quá trình thu mẫu, nên để mẫu móng đã cắt ngay trong tờ giấy sạch, tránh cắt ra ngoài và lưu ý không nên chạm tay trực tiếp vào mẫu móng để tránh việc mẫu bị lẫn ADN.

Quý khách nên đảm bảo thực hiện đúng và đủ những bước trên để chất lượng mẫu được tốt nhất và tránh được trường hợp mẫu bị nhiễm ADN dẫn tới kết quả xét nghiệm ADN bị sai lệch hoặc không lên được kết quả.

Một số lưu ý khi tự lấy mẫu móng tay để làm xét nghiệm ADN

1. Cần phải lau sạch bấm móng tay trước khi cắt móng tay làm xét nghiệm ADN

Lý do là bởi: Trên bấm móng tay thường sẽ sót lại những mẩu móng tay vụn để lại bởi những người dùng bấm móng tay trước đó. Như vậy, trong phần móng tay đem đi xét nghiệm ADN sẽ lẫn những mảnh vụn chứa ADN của người khác và có thể dẫn tới tình huống không thể xét nghiệm ADN được do bị lẫn mẫu – nhiễm mẫu ADN)

2. Không nên cầm trực tiếp vào mảnh móng tay, chân khi làm xét nghiệm ADN

Lý do là bởi: Trên tay chúng ta thường có nhiều vi khuẩn, mồ hôi, bụi bẩn, đặc biệt là tế bào da chết. Nếu như dùng tay không chạm trực tiếp vào mẫu móng tay/chân, những tế bào da chết này có thể bám lên phần mẫu móng tay/chân đã thu, và làm mẫu bị nhiễm ADN từ những tế bào da chết. Ngoài ra mồ hôi, bụi bẩn, vết dầu mỡ,… trên tay cũng có thể làm ảnh hưởng đến mẫu ADN, khiến mẫu không thể xét nghiệm ADN được.

Do đó, khi lấy móng tay/chân của người xét nghiệm ADN, tốt nhất nên đeo găng tay y tế, hoặc rửa tay sạch sẽ và hạn chế tối đa việc cầm trực tiếp lên mẫu móng tay/chân đã thu.

Tham khảo: Giải đáp thắc mắc khi làm xét nghiệm ADN bằng móng tay, chân

Tại sao móng tay có thể xét nghiệm ADN được?

Móng tay và móng chân được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin và chứa ADN từ các tế bào da phát triển xung quanh giường móng. ADN trong các mảnh móng tay (mô sừng) có nguồn gốc từ các tế bào ma trận mầm trong rễ móng tay. Những tế bào này liên tục bong ra và có thể được thu thập bằng cách cắt móng tay hoặc cạo chúng bằng dụng cụ vô trùng.

ADN từ những mảnh móng tay sau đó có thể được chiết xuất và phân tích trong phòng thí nghiệm. Các kỹ thuật viên có thể sử dụng ADN có trong móng tay cho nhiều loại xét nghiệm, phần lớn sử dụng cho mục đích dân sự và lấy mẫu bí mật. Còn lại mẫu móng tay sẽ ít được dùng trong các xét nghiệm ADN pháp lý.

Nguồn: NOVAGEN