Có nhiều cách để phỏng đoán mối quan hệ cha con ruột. Tuy nhiên để xác định chính xác quan hệ cha con thì xét nghiệm ADN là cách xác định huyết thống cha con chính xác nhất hiện nay, dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và được pháp luật công nhận tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Nội dung:
- 1 I. Có những cách xác định huyết thống cha con nào?
- 2 II. Tại sao xét nghiệm ADN lại là cách xác định chính xác nhất?
- 3 III. Làm xét nghiệm ADN cha con có khó không?
- 4 IV. Ngoài quan hệ cha con, xét nghiệm ADN còn xác định được gì?
I. Có những cách xác định huyết thống cha con nào?
1. Dựa vào sự tương đồng về ngoại hình giữa cha và con
Đây là cách đầu tiên mà mọi người thường dùng để xem xem liệu cha và con có đúng là ruột thịt máu mủ với nhau hay không. Dựa vào những đặc điểm ngoại hình như khuôn mặt, dáng mắt, mí mắt, cái tai, hình dạng môi, khuôn miệng, thậm chí các vết bớt trên da,… nếu tương tự nhau có thể phỏng đoán được đây là con của người này. Ngoài ra còn có thể so sánh tướng đi, dáng ngủ, kiểu đứng chắp tay, ngồi vắt chân,… của con và bố.
Những đặc điểm bề ngoài này chỉ mang tính phỏng đoán, với tỷ lệ chính xác tương đối, dùng để tham khảo là chính. Bởi vì có nhiều trường hợp bé có ngoại hình giống mẹ hơn giống cha, hoặc không thực sự giống cả cha lẫn mẹ mà sẽ giống với cô chú, cậu dì hoặc người thân khác trong họ hàng hơn.
Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu ban đầu để đặt ra nghi vấn về mối quan hệ huyết thống cha con. Nếu như thực sự con không có nét giống cha hay bất cứ thành viên nào trong gia đình bên nội, thì có thể có khả năng con không phải con ruột.
2. Tính ngày thụ thai
Dựa vào ngày sinh của con cùng các mốc tuần tuổi thai khi siêu âm có thể dự đoán được khá chính xác ngày thụ thai của thai nhi. Nếu ngày thụ thai nằm ngoài khoảng thời gian có sinh hoạt vợ chồng, hoặc phát hiện ra người vợ có thể có phát sinh quan hệ ngoài luồng gần thời điểm thụ thai, thì cần phải đặt “nghi vấn” về người bố thực sự của đứa trẻ.
3. Xem nhóm máu có đúng quy luật cha con không
Theo quy luật nhóm máu A, B, AB và O có thể loại trừ được một số trường hợp con sinh ra không phải con ruột của cha. Ví dụ:
– Cả cha lẫn mẹ đều nhóm máu A thì con có nhóm máu A hoặc O, do đó nếu con nhóm máu B hoặc AB thì chứng tỏ con không phải con ruột của cha (hoặc mẹ)
– Nếu cha nhóm máu A, mẹ nhóm máu AB thì con có thể mang nhóm máu A, B hoặc AB. Suy ra nếu con nhóm máu O thì con không phải con ruột,…
Tuy nhiên quy luật nhóm máu chỉ dùng để loại trừ một số ít trường hợp chứ không thể xác định chính xác cha và con có quan hệ huyết thống với nhau.
Tức là, nếu cả cha lẫn mẹ đều nhóm máu A thì chỉ khi nào con sinh ra có nhóm máu B mới có thể kết luận con không cùng huyết thống với bố hoặc mẹ. Còn nếu con có nhóm máu A hoặc O thì chưa thể kết luận được là con cùng huyết thống với bố mẹ.
Dưới đây là bảng nhóm máu của con dựa trên nhóm máu cha mẹ, dùng để tham khảo trong trường hợp nghi ngờ:
Hướng dẫn cách tra cứu nhóm máu cha mẹ con: Bạn chọn nhóm máu của người cha sau đó gióng xuống hàng trùng với nhóm máu của người mẹ. Ví dụ nếu cha nhóm máu O thì gióng xuống hàng 3 nếu mẹ nhóm máu AB, gióng vào hàng 2 nếu mẹ nhóm máu B,… kết quả trong ô trống là dự đoán nhóm máu của con.
4. Xét nghiệm ADN
Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm gen, là dùng hệ thống máy móc để phân tích ra mã gen của cha, mã gen của con và so sánh hai gen này với nhau để xem có đúng là có quan hệ cha con với nhau hay không. Bởi con nhận 50% ADN (50% gen) từ cha đẻ và 50% gen từ mẹ đẻ, thế nên gen của con và gen của cha đẻ sẽ luôn có sự trùng khớp ở những mã cố định. Nếu không có sự trùng khớp này thì chắc chắn con không phải con đẻ. Còn nếu có sự trùng khớp thì kết luận rằng hai người có quan hệ cha con.
Mã gen của con người nằm trong máu, nước bọt (chính xác là trong nước bọt có niêm mạc miệng, trong niêm mạc miệng chứa gen), trong móng tay, trong phần chân tóc, chân lông của cơ thể người,… Khi làm xét nghiệm ADN, người ta sẽ thu thập những mẫu này của mỗi người, sau đó phân tích xét nghiệm và đưa ra kết quả.
5. Kết luận
Những cách phỏng đoán huyết thống cha con bằng ngoại hình, bằng nhóm máu hay bằng tuần tuổi thai chỉ mang tính tham khảo, loại trừ. Còn lại không có cách nào có thể khẳng định rằng giữa hai người có hay không mối quan hệ cha con.
Do vậy, để trả lời câu hỏi Đâu là cách xác định huyết thống cha con chuẩn nhất hiện nay? thì thì xét nghiệm ADN là cách chính xác nhất, có căn cứ khoa học chắc chắn. Bản xét nghiệm ADN có giá trị vĩnh viễn và được sử dụng trước pháp luật.
II. Tại sao xét nghiệm ADN lại là cách xác định chính xác nhất?
1. ADN có tính duy nhất và tính vĩnh viễn
Mỗi người chỉ có duy nhất 1 mã ADN từ lúc sinh ra đến khi mất đi và không thay đổi theo thời gian.
Vào bất cứ khoảng thời gian nào trong đời, từ lúc mới là một thai nhi, lúc mới sinh ra đời hay trưởng thành, già đi thì mã ADN không hề thay đổi. Một khi sinh ra đã có ADN như thế nào thì vĩnh viễn có ADN như thế. Nên ADN là dấu hiệu chính xác nhất để nhận dạng danh tính của một người, tương tự như dấu vân tay – nó là độc nhất, là duy nhất, không thể làm giả được. Nó không như đường nét khuôn mặt có thể thay đổi từ “nhìn giống bố” sang “càng lớn càng không giống”.
2. ADN của con luôn nhận 50% từ bố ruột và 50% từ mẹ ruột
ADN của con gồm 50% ADN mẹ và 50% ADN bố được nhận ngẫu nhiên, thế nên trong mã ADN của con vĩnh viễn chứa 50% ADN của người bố – điều này cũng không thể thay đổi được. Nếu con đúng là con của người bố đó thì xét nghiệm ADN sẽ luôn luôn ra kết quả trùng với ADN người bố. Và ngược lại, nếu không trùng thì chắc chắn rằng giữa hai người không có quan hệ cha con.
III. Làm xét nghiệm ADN cha con có khó không?
Hiện nay việc làm xét nghiệm ADN cha con để biết rất dễ dàng chỉ với 3 bước: Chuẩn bị mẫu xét nghiệm, Tìm đơn vị xét nghiệm ADN uy tín và cuối cùng là chi phí.
1. Chuẩn bị mẫu xét nghiệm
Có thể chọn 1 trong 3 cách sau:
- Tự chuẩn bị mẫu xét nghiệm ADN tại nhà sau đó gửi tới trung tâm xét nghiệm ADN
- Cha con cùng đến trung tâm xét nghiệm ADN để trực tiếp lấy mẫu
- Đặt lịch cho chuyên viên xét nghiệm thu mẫu tận nhà
2. Chọn trung tâm xét nghiệm ADN chất lượng và uy tín
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN, song không phải đơn vị nào cũng đảm bảo được về mặt chất lượng chuyên môn. Rất nhiều cá nhân, đội nhóm nhỏ lẻ không có chuyên gia về ngành xét nghiệm ADN đứng đầu dẫn tới quá trình thực hiện xét nghiệm không sát sao, gây nhầm lẫn.
Do đó việc chọn một đơn vị xét nghiệm ADN uy tín, chất lượng, bảo đảm kết quả là việc rất quan trọng. Bạn hãy tham khảo Hướng dẫn chọn đơn vị xét nghiệm ADN uy tín của chúng tôi để từ đó tìm được đơn vị tốt nhất.
3. Chi phí xét nghiệm ADN cha con
Chi phí xét nghiệm ADN cha con hiện nay: Từ 1.250.000 VNĐ/mẫu
IV. Ngoài quan hệ cha con, xét nghiệm ADN còn xác định được gì?
Bên cạnh mối quan hệ cha con thì xét nghiệm ADN còn có thể xác minh được nhiều mối quan hệ khác nhau. Bao gồm:
1. Mối quan hệ mẹ con ruột
Tương tự như cách xác định mối quan hệ cha con thì xét nghiệm ADN cũng có thể khẳng định được mối quan hệ mẹ con ruột.
Có nhiều trường hợp cần phải làm xét nghiệm ADN giữa mẹ con với nhau, ví dụ như thất lạc mẹ con, có con nhờ mang thai hộ hoặc làm IVF và có mong muốn xác nhận lại, xét nghiệm ADN để bảo lãnh nhập tịch nước ngoài, nghi ngờ nhận nhầm con/ tráo con,…
2. Quan hệ cha con với thai nhi (xét nghiệm ADN thai nhi)
Hiện nay không cần chờ đến khi em bé ra đời mà chỉ cần đến tuần thai thứ 7 (chính xác là 6 tuần 5 ngày) là có thể xét nghiệm xem bố của thai nhi là ai, liệu bố của thai nhi có phải người này không,… nhờ phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
Tức là với thai nhi, chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ vào tuần thai thứ 7 trở đi, trong máu mẹ lúc này đã chứa mảnh ADN tự do của thai nhi rồi. Sau khi những mảnh này được tổng hợp lại thì sẽ đem so sánh với ADN của người đàn ông đang nghi ngờ. Nếu ADN trùng khớp thì kết luận người đàn ông là cha của thai nhi, còn ngược lại nếu không trùng thì giữa người đàn ông và thai nhi không có mối quan hệ huyết thống.
3. Mối quan hệ họ hàng nội ngoại (dòng cha, dòng mẹ)
Ngoài việc xác định được mối quan hệ huyết thống trực tiếp giữa cha mẹ và con cái ruột thì ngày nay, với tiến bộ khoa học, xét nghiệm ADN đã có thể thực hiện được với những mối quan hệ họ hàng bên nội (dựa trên ADN cha) và họ hàng bên ngoại (dựa trên ADN mẹ).
a. Theo dòng cha (quan hệ họ hàng bên nội)
- Xét nghiệm ADN anh – em trai ruột
- Xét nghiệm ADN chị – em gái ruột
- Xét nghiệm ADN ông nội – cháu trai
- Xét nghiệm ADN bà nội – cháu gái
- Xét nghiệm ADN chú/bác – cháu trai ruột
- Xét nghiệm ADN con chú – con bác ruột
b. Theo dòng mẹ (xét nghiệm ADN ty thể, theo quan hệ họ hàng bên ngoại)
- Xét nghiệm ADN anh – chị – em cùng mẹ
- Xét nghiệm ADN bà ngoại – cháu (trai & gái)
- Xét nghiệm ADN bác gái/dì – cháu (trai & gái)
- Xét nghiệm ADN cậu – cháu ruột
c. Xét nghiệm ADN hài cốt
Với những trường hợp như giám định ADN hài cốt liệt sĩ, xác định nhân thân khi thất lạc mộ, mộ vô danh, mộ bị di dời, hoặc trong 1 số trường hợp tranh chấp quyền thừa kế người đã khuất,…, xét nghiệm ADN hài cốt là phương pháp duy nhất có thể giải quyết được.
Xét nghiệm ADN hài cốt sử dụng mẫu xương, răng của người đã khuất để phân tích ADN.
Bởi vì mẫu ADN trên xương là ADN ty thể – loại ADN cỉ di truyền qua dòng ngoại, thế nên người đối chứng bắt buộc phải là dòng ngoại. Cụ thể như sau:
- Nhóm ưu tiên số 1: Mẹ đẻ; bà ngoại;
- Nhóm ưu tiên số 2: Anh, chị, em cùng mẹ;
- Nhóm ưu tiên số 3: Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ đẻ;
- Nhóm ưu tiên số 4: Anh, chị, em là con của chị gái, em gái của mẹ đẻ;
- Nhóm ưu tiên số 5: Con trai và con gái của chị gái hoặc em gái cùng mẹ;