Nghi ngờ con là của người khác thì cần làm gì? Khi thấy ngoại hình của đứa con càng lớn càng không giống mình, khi phát hiện ra những bí mật về mối quan hệ giữa vợ và người đàn ông khác trong quá khứ,… tất cả những điều này đều có thể làm nảy sinh nghi ngờ con là của người khác chứ không phải của mình.
Để xác minh nghi ngờ con không phải con đẻ, đi xét nghiệm ADN giữa mình và đứa con là phương án cho kết quả chính xác 99,999999% tức gần như tuyệt đối. Khi sự thật về quan hệ huyết thống cha con đã rõ ràng “giấy trắng mực đen”, người cha mới có thể tính đến các phương án xử lý tiếp theo sao cho hợp tình, hợp lý nhất.
Nội dung:
I. Làm gì khi nghi ngờ con là của người khác?
Cảm xúc khi dấy lên nghi vấn con là của người khác, chắc hẳn mỗi người đàn ông đều cảm thấy không hề dễ chịu. Song cần cố gắng giữ tâm trạng ổn định, tìm kiếm thêm thông tin liên quan, sau đó đi xét nghiệm ADN huyết thống giữa mình và đứa con để xác minh sự thật.
1. Ổn định tinh thần và chuẩn bị tâm lý cho mọi tình huống
Khi dấy lên những nghi vấn con không phải con đẻ của mình, có lẽ rằng người đàn ông nào cũng cảm thấy “nóng mặt”. Chỉ cần nghĩ đến đứa trẻ mình đã nuôi nấng từ bé cho tới giờ rất có thể không phải là máu mủ của mình mà lại là của một người đàn ông khác, hóa ra người vợ đầu ấp tay gối kề cận bên mình lại có thể phản bội mình trong hôn nhân,… là một người cha, người chồng chắc chắn sẽ thấy phẫn nộ và tức giận.
Đây là những cảm xúc hết sức bình thường khi rơi vào tình huống “trớ trêu” này. Dù đã cố giữ kín những tâm sự này trong lòng, song nỗi nghi ngờ canh cánh khiến người đàn ông luôn trong trạng thái căng thẳng, chìm vào tiêu cực, thậm chí sụp đổ, dẫn tới mất kiểm soát hành vi.
Trong hoàn cảnh này, người đàn ông nên cố gắng ổn định tinh thần, chuẩn bị tâm lý cho mọi kết quả xấu nhất có thể xảy ra. Có thể nghi ngờ của mình là sai và con là con ruột của mình. Hoặc ngược lại, đứa trẻ thực sự không phải con ruột của mình. Bất cứ kết quả nào cũng có thể xảy ra, và người lớn cần phải cẩn trọng để có cách xử lý phù hợp, tránh làm tổn thương tới đứa trẻ.
2. Tìm kiếm thêm thông tin để kiểm chứng quan hệ huyết thống
Khi nảy sinh nghi ngờ về mối quan hệ cha con, phần lớn đều đã dựa trên một số suy đoán hoặc quan sát, theo dõi trước đó. Thường gặp nhất là trường hợp ngoại hình con không giống cha hoặc bất cứ ai bên dòng nội, càng lớn con càng có những đặc điểm khác biệt so với người trong gia đình. Hoặc tình cờ phát hiện ra sự không chung thủy của vợ trong quá khứ, có thể đã kết thúc hoặc vẫn kéo dài cho tới hiện tại.
Tuy nhiên dù ở vấn đề ngoại hình khác biệt giữa cha và con hay những mối quan hệ “ngoài luồng” của người vợ thì đều không phải những căn cứ xác đáng để có thể kết luận liệu con có thực sự là của người khác hay không.
Do đó, trước nghi vấn con là của người khác chứ không phải máu mủ của mình, người lớn cần phải kiểm chứng lại thông tin, tìm kiếm thêm những manh mối khác, đặt những giả thiết khác như có thể trao nhầm con từ bệnh viện,… thay vì vội vàng đưa ra kết luận.
Và cuối cùng, sau khi đã thu thập thông tin, kiểm chứng các giả thiết thì cần đi xét nghiệm ADN cha con để xác minh mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất.
3. Xét nghiệm ADN cha con để xác minh chính xác quan hệ cha con ruột
Trên thực tế, nếu đã có nghi ngờ về quan hệ huyết thống giữa cha và con thì cần phải đi làm xét nghiệm ADN cha con mới có thể giải quyết triệt để. Bởi đây là cách để xác định quan hệ huyết thống cha con với độ chính xác 99,999999% tức là gần như tuyệt đối.
Lý do tại sao mà xét nghiệm ADN cha con là phương án chính xác để xác minh được quan hệ máu mủ cha con?
Về mặt khoa học, ADN của mỗi người là duy nhất và không thể thay đổi từ lúc là một phôi thai cho tới lúc mất đi. Trong đó, mã ADN của con có một nửa được nhận từ mã ADN mẹ ruột và nửa còn lại nhận từ ADN người cha ruột.
Như vậy có nghĩa là, mã ADN của người cha ruột và mã ADN của con sẽ luôn có những “điểm trùng khớp” (được gọi là các locus gen trùng nhau) và những điểm trùng khớp trong mã ADN hoàn toàn không thể làm giả được.
Khi xét nghiệm ADN cha con, người ta sẽ so sánh mã ADN của cha và mã ADN của con để tìm ra những điểm trùng khớp này.
- Nếu mã ADN của cha và mã ADN của con trùng khớp nhau thì chứng tỏ cha và con có quan hệ huyết thống.
- Nếu mã ADN của cha và mã ADN của con không trùng thì không có quan hệ huyết thống cha con.
Xét nghiệm ADN cha con là cách để xác minh con có phải con ruột hay không một cách chính xác gần như tuyệt đối với tỷ lệ 99,999999%.
II. Sau khi có kết quả xét nghiệm ADN cha con cần làm gì?
Sau khi nhận được bản xét nghiệm ADN huyết thống cha con, dù kết quả thế nào người đàn ông cũng cần hết sức bình tĩnh, tìm phương án xử lý sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh của gia đình.
1. Nếu đứa trẻ không phải con ruột của mình
Trong trường hợp đứa trẻ không phải là con ruột, việc đầu tiên cần làm đó là xoa dịu những cảm xúc tiêu cực trong lòng và hướng tới việc chấp nhận sự thực. Bạn nên tìm sự trợ giúp từ người bạn, người anh em thân thiết đáng tin cậy, hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý để có thể ổn định cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng con bị trao nhầm từ bệnh viện, tức là con không phải con ruột của cả hai vợ chồng. Lúc này, bạn có thể trao đổi với vợ, hoặc bí mật thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống mẹ con giữa người vợ và đứa trẻ để loại trừ khả năng trao nhầm con.
Bước tiếp theo, khi đã chắc chắn đứa trẻ là con ruột của vợ nhưng không phải của mình, thì cần xác định xem bạn có muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này và nuôi nấng đứa trẻ hay không.
Nếu đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn sẽ chưa thể đơn phương ly hôn với người vợ. Bởi theo Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP người chồng không được phép ly hôn với người vợ khi vợ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, dù con không phải con chung của hai vợ chồng.
Trong trường hợp con đã lớn hơn, bạn có mối liên hệ tình cảm sâu sắc, gắn bó với đứa trẻ và muốn tiếp tục duy trì gia đình, thì cần giữ tư tưởng thật thoải mái để có thể chấp nhận và yêu thương đứa trẻ như con ruột.
Nếu trong trường hợp quyết định ly hôn vì con không phải con đẻ của mình, bạn cần đi xét nghiệm ADN cha con theo hình thức pháp lý để phục vụ ly hôn. Tức là trên bản xét nghiệm ADN cha con này sẽ có thông tin cá nhân của bạn và đứa trẻ, nhằm xác nhận chính xác bạn và đứa trẻ không có quan hệ huyết thống cha con
Đây sẽ là bằng chứng quan trọng nhất để Tòa đưa ra quyết định bạn không có nghĩa vụ phải chu cấp cho đứa trẻ sau khi ly hôn, cũng như liên quan đến vấn đề chia tài sản giữa hai vợ chồng.
Ngoài ra, bản xét nghiệm ADN cha con pháp lý cũng là cơ sở để bạn thực hiện thủ tục xóa tên mình khỏi giấy khai sinh của đứa trẻ, bằng việc xác nhận đứa trẻ không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.
Tham khảo: Xét nghiệm ADN phục vụ thủ tục ly hôn
2. Nếu đứa trẻ là con ruột của mình
Khi kết quả xét nghiệm ADN cho thấy con là con ruột của mình, chứng tỏ nghi ngờ con là của người khác là không chính xác. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bởi nghi vấn thì có thể đúng hoặc không. Thông qua việc xét nghiệm ADN cha con, bạn đã có cơ hội để xác minh những nghi vấn của mình một cách chắc chắn.
Như vậy, dù ngoại hình hai cha con không giống nhau, hay có những dấu hiệu cho thấy vợ có những quan hệ ngoài hôn nhân, thì thực tế, đứa trẻ vẫn là con chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.
III. Kết luận
Trước nghi ngờ con là của người khác, điều quan trọng nhất đó là giữ được cảm xúc ổn định, bình tĩnh phân tích các khả năng có thể xảy ra, chuẩn bị tâm lý, sau đó tiến hành xét nghiệm ADN cha con, xét nghiệm ADN mẹ con để tìm ra sự thực về mối quan hệ huyết thống. Từ đó có các phương án giải quyết hợp tình – hợp lý.