Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống như cha – con, mẹ – con, họ hàng dòng cha, họ hàng dòng mẹ,… có độ chính xác cao nhất hiện nay (lên đến 99,999999%). Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu xét nghiệm ADN phân biệt cha con, ông cháu (ông nội cháu trai) được không? Hay căn cứ vào đâu để có thể xác định một người là cha ruột hay ông nội của đứa trẻ? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau để được giải đáp một cách chi tiết!
Nội dung:
1. Mỗi người được thừa hưởng bao nhiêu % ADN từ cha và bao nhiêu % ADN từ ông nội?
Cơ thể của một người được tạo thành từ hàng chục nghìn tỷ tế bào và gần như mọi tế bào trong cơ thể người đều có chung một nguồn ADN – phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống ở người.
Hầu hết, con người sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng cộng 46 nhiễm sắc thể) ở mỗi tế bào. Trong đó, 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể còn lại được thừa hưởng từ cha. Ngoài ra, 22 cặp nhiễm sắc thể trong số này được gọi là autosome – nhiễm sắc thể thường, sẽ giống nhau ở cả nam lẫn nữ và xác định các đặc điểm về sinh học và thể chất. Cặp nhiễm sắc thể cuối cùng sẽ là cặp nhiễm sắc thể giới tính để xác định một người là nữ (2 nhiễm sắc thể X) hay một người là nam (2 nhiễm sắc thể Y).
Do đó, ADN của con sẽ được nhận ngẫu nhiên từ 50% ADN của cha và 50% ADN của mẹ. Đồng thời ADN của cha/mẹ người con cũng sẽ được nhận ngẫu nhiên từ 50% ADN của cả cha lẫn mẹ của họ (tức ông/bà của người con).
Vậy mỗi người nhận được bao nhiêu ADN từ bố mẹ của bố mẹ của họ? Có phải mỗi người đều được nhận chính xác 25% ADN từ mỗi ông bà hay không?
Trước khi ADN được truyền lại từ ông bà cho cha mẹ thì ADN sẽ được tái tổ hợp và phân loại ngẫu nhiên. Tương tự, trước khi ADN cha mẹ được truyền lại cho con cũng sẽ được tái tổ hợp và phân loại một cách ngẫu nhiên. Do đó, trung bình mỗi người sẽ được nhận khoảng 25% ADN từ ông bà nội, ông bà ngoại nhưng phần chính xác mà chúng ta nhận được từ ông bà, cụ thể từ ông nội là ngẫu nhiên.
Hãy xem một ví dụ thực tế về ADN mà hai anh chị em có chung với ông bà của họ. Như bạn có thể thấy, họ không thừa hưởng chính xác 25% thông tin di truyền từ mỗi ông bà. Ngoài ra, lượng ADN mà mỗi anh chị em nhận được từ ông bà cũng có đôi chút khác nhau!
2. Phân biệt xét nghiệm ADN cha con và xét nghiệm ADN ông cháu (ông nội cháu trai)?
Xét nghiệm ADN cha – con và xét nghiệm ADN ông nội – cháu trai đều được thực hiện để xác định mối quan hệ huyết thống nhưng bản chất, quy trình thực hiện của hai loại xét nghiệm này lại có những điểm khác biệt rõ rệt. Cụ thể như:
2.1. Xét nghiệm ADN ông nội cháu trai
Hiện nay, để xác định mối quan hệ huyết thống giữa ông nội giả định và cháu trai (không xác định được cháu gái) thì các đơn vị xét nghiệm ADN sẽ thực hiện phân tích dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y-STR).
Nhiễm sắc thể Y là nhiễm sắc thể quy định giới tính năm và được truyền từ cha cho con trai qua nhiều thế hệ. Điều này có nghĩa là tất cả con trai của cùng một người cha sẽ có cùng một nhiễm sắc thể Y và những người con trai đó cũng sẽ truyền lại nhiễm sắc thể Y cho con trai của họ. Do đó, nhiễm sắc thể Y của ông nội và cháu trai sẽ là như nhau.
Tuy nhiên, khi tất cả các nam giới của dòng cha (ông nội, bác, cha, chú, con trai, cháu trai,…) đều có cùng nhiễm sắc thể Y thì xét nghiệm ADN bằng việc phân tích Y-STR cũng không thể xác định chính xác kiểu quan hệ huyết thống (ông nội – cháu trai, chú/bác trai – cháu trai, anh em trai) của các cá nhân tham gia được. Chính vì vậy, để xác định cụ thể một người có phải cha ruột của người kia không thì cần phải thực hiện một phương pháp xét nghiệm chi tiết hơn.
2.2. Xét nghiệm ADN cha con
Khác với xét nghiệm ADN ông nội – cháu trai thì để xác định mối quan hệ huyết thống cha con, các đơn vị xét nghiệm ADN sẽ thực hiện so sánh thông tin ADN cá nhân của người con với thông tin ADN cá nhân của người cha giả định. Thông thường, gói tiêu chuẩn 16 locus là đủ để thực hiện xét nghiệm ADN cha – con nhưng để khẳng định tốt hơn trong trường hợp xét nghiệm ADN cha – con mà một trong các cá nhân tham gia có đột biến điểm thì nên mở rộng thực hiện trên 25 locus gen.
Locus gen là thuật ngữ được sử dụng để chỉ ra địa chỉ của một gen trên nhiễm sắc thể mang ADN chứa gen đó. Vị trí cụ thể của 25 locus gen ở các cặp cha con là gần như tương tự nhau và cặp cha con này sẽ khác với cặp cha con khác.
Do đó, nếu các mẫu xét nghiệm ADN của con và người cha giả định khớp nhau trong từng gen thì có thể kết luận người cha chính là cha ruột với độ chính xác đạt trên 99,999999%. Ngược lại, nếu mẫu xét nghiệm ADN của người con và người cha giả định không khớp nhau từ 3 locus gen trở lên (Trừ giới tính) thì có thể kết luận rằng các cá nhân tham gia xét nghiệm không có mối quan hệ huyết thống cha con.
Xem thêm:
- Có khi nào xét nghiệm ADN cha con ra sai hoặc nhầm không?
- Có thay đổi được kết quả xét nghiệm ADN cha con không?
Kết luận: Xét nghiệm ADN có thể phân biệt được mối quan hệ huyết thống giữa cha con và ông cháu (ông nội cháu trai). Tuy nhiên, cần phải thực hiện 2 loại xét nghiệm ADN khác nhau là xét nghiệm ADN sử dụng 25 locus gen đối để xác định mối quan hệ huyết thống giữa cha – con và xét nghiệm ADN dòng cha phân tích dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y-STR) để xác định mối quan hệ huyết thống giữa ông nội – cháu trai.