Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu cha con trùng nhóm máu thì có chắc là cha con ruột không? Câu trả lời là không thể khẳng định chắc chắn rằng cha con cùng nhóm máu thì sẽ là cha con ruột. Vậy dựa trên cơ sở nào để có thể đưa ra câu trả lời như vậy? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp một cách chi tiết hơn.
1. Nhóm máu là gì? Cơ chế di truyền nhóm máu
Nhóm máu là một phân loại máu, dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng thể và các chất kháng nguyên di truyền trên bề mặt của các tế bào hồng cầu (RBC). Các kháng nguyên này có thể là protein, carbohydrate, glycoprotein hoặc glycolipid, tùy thuộc vào hệ thống nhóm máu.
Tính đến tháng 12 năm 2023 có tổng cộng 45 hệ thống nhóm máu ở người được Hiệp hội Truyền máu Quốc tế (ISBT) công nhận. Trong đó, hai hệ thống nhóm máu ABO (A, B, AB, O) và Rh (Rh+, Rh-) được xem là hệ thống nhóm máu quan trọng và phổ biến nhất ở con người.
Các nhóm máu được di truyền và đại diện cho sự đóng góp từ cả cha lẫn mẹ của một cá nhân. Mỗi người sẽ được thừa hưởng một gen từ cha, một gen từ mẹ để tạo ra một cặp nên nhóm máu của cha mẹ và con cái sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
1.1. Di truyền nhóm máu từ cha mẹ sang con – Hệ thống nhóm máu ABO
Dựa trên cơ sở khoa học thì nhóm máu của con đương nhiên sẽ được di truyền từ cha mẹ nhưng lại không nhất thiết phải giống. Trong hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu của một người sẽ được quy định dựa trên sự kết hợp giữa các gen tương đồng mang tính trội hoặc tính lặn. Cụ thể:
Một người có thể nhận gen A từ cha hoặc mẹ và gen B từ người còn lại dẫn đến mang nhóm máu AB. Hoặc một người cũng có thể nhận gen B từ cả cha lẫn mẹ và mang nhóm máu B.
Bên cạnh đó, nhóm máu O sẽ không chứa bất kỳ kháng nguyên nào và sẽ không ảnh hưởng đến nhóm máu A/nhóm máu B. Do đó, nếu con được thừa hưởng gen O từ cha hoặc mẹ và A từ người còn lại thì nhóm máu của con sẽ là A. Hoặc cả cha và mẹ có nhóm máu A hoặc B nhưng nếu cả 2 có gen O thì vẫn có thể sinh con ra có nhóm máu O.
1.2. Di truyền nhóm máu từ cha mẹ sang con – Yếu tố Rh
Ngoài ra, máu cũng được đánh giá theo yếu tố Rh – một kháng nguyên khác được tìm thấy trên tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào hồng cầu có kháng nguyên thì có nghĩa là sẽ dương tính với yếu tố Rh (Rh+/Rh-).
Vì yếu tố Rh là một protein di truyền nên di truyền nhóm máu từ cha mẹ sang con sẽ quyết định Rh- hay Rh+ nhưng phổ biến nhất vẫn là Rh+.
2. Cha con trùng nhóm máu thì có chắc là cha con ruột không?
Cha con ruột có thể có trùng nhóm máu nhưng không chắc chắn cha con trùng nhóm sẽ là cha con ruột. Vậy cha con trùng nhóm máu không phải cha con ruột trong trường hợp nào và cha con trùng nhóm máu là cha con ruột trong trường hợp nào? Tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:
2.1. Cha con trùng nhóm máu không phải cha con ruột trong trường hợp nào?
Có một số trường hợp hiếm hoi mà hai người chẳng hạn như cha và con, có cùng nhóm máu nhưng không lại có quan hệ huyết thống, không phải cha con ruột. Điều này có thể xảy ra vì các lý do khác nhau và dưới đây là những ví dụ cụ thể:
- Người vợ không chung thủy
Anh X có nhóm máu A kết hôn với chị Y có nhóm máu O. Chị Y có một mối quan hệ ngoài luồng với anh Z – người cũng có nhóm máu A. Chị Y mang thai và trùng hợp thay, đứa trẻ cũng có nhóm máu A giống với nhóm máu của anh X. Vì đứa trẻ có cùng nhóm máu với anh X nên anh X và gia đình có thể tin rằng đứa trẻ là con ruột của anh. Tuy nhiên, anh Z mới thực sự là cha ruột của đứa trẻ, không phải anh X.
Trong trường hợp này, sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhóm máu có thể che giấu sự thật về quan hệ huyết thống. Điều này nhấn mạnh rằng chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ cha con có thể không chính xác.
- Nhận con nuôi
Ông B có nhóm máu A và nhận nuôi một đứa trẻ có nhóm máu A từ nhỏ. Mọi người xung quanh có thể nghĩ rằng họ là cha con ruột vì có nhóm máu giống nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì đứa trẻ này lại được nhận nuôi và không có mối quan hệ huyết thống với ông B.
- Trao nhầm con
Một trường hợp hi hữu nữa có thể xảy ra là khi trẻ sơ sinh bị trao nhầm tại bệnh viện. Chẳng hạn, một đứa trẻ bị trao nhầm cho gia đình khác và đứa trẻ này lại có cùng nhóm máu với người cha trong gia đình này. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm rằng họ là cha con ruột.
Tóm lại, số lượng nhóm máu có rất ít và trên thế giới lại có tới hơn 8 tỷ người nên nếu cứ dựa vào việc cha con có trùng nhóm máu để kết luận cha con ruột là điều hết sức vô lý. Tương tự, việc cha – con không có cùng nhóm máu cũng không thể luôn khẳng định không phải cha con của nhau.
2.2. Cha con trùng nhóm máu chắc chắn là cha con ruột trong trường hợp nào?
Cha con có trùng nhóm máu chắc chắn sẽ là cha con ruột khi các mẫu ADN được dùng làm xét nghiệm ADN dựa trên 25 locus gen có độ trùng khớp cao (khác nhau từ 3 locus gen trở lên trừ giới tính thì được kết luận là không có quan hệ huyết thống). Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay, có độ chính xác cao lên tới 99,999999% và được pháp luật công nhận kết quả. Để thực hiện làm xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống thì bạn có thể thu thập các mẫu sinh phẩm như mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng chân/móng tay, mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh và một số mẫu đặc biệt khác.
>>> Xem thêm: Cha nhóm máu A mà con nhóm máu B liệu có phải cha con ruột?
Nhìn chung, nhóm máu của con sẽ được di truyền từ cha mẹ nhưng lại không nhất thiết phải giống và không thể kết luận rằng cha con trùng nhóm máu thì chắc chắn là cha con ruột. Để xác định quan hệ huyết thống cha – con chính xác thì cần phải tiến hành làm xét nghiệm ADN – xét nghiệm dựa trên 25 locus gen di truyền của cha và con.