Dùng chất gây nghiện hoàn toàn KHÔNG có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN.
Lý do là bởi thành phần trong chất gây nghiện không làm thay đổi ADN của con người và do đó, nó không thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN. Việc xét nghiệm ADN cũng không thể phát hiện được thành phần chất gây nghiện có trong máu, tóc hay móng tay/chân của người làm xét nghiệm.
Nội dung:
I. Chất gây nghiện là gì và ảnh hưởng của chất gây nghiện tới cơ thể
1. Chất gây nghiện là gì? Một số loại chất gây nghiện phổ biến hiện nay
Chất gây nghiện là những chất hóa học khi được đưa vào cơ thể con người sẽ khiến cơ thể trở nên bị phụ thuộc vào sự tồn tại của chúng. Cụ thể, con người sẽ bị thèm thuồng và chất đó ở các mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, khi thiếu các chất này sẽ trở nên mệt mỏi, ủ rũ, bứt rứt, bồn chồn,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày.
Một số chất gây nghiện phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Amphetamine
- Cần sa
- Cocain
- Heroin
- Ma túy ảo giác (LSD)
- Thuốc lắc
- Ma túy đá
- Morphine
2. Chất gây nghiện tồn tại bao lâu trong máu, tóc và nước tiểu?
Chất gây nghiện tồn tại một thời gian không dài trong máu và nước tiểu, trung bình chỉ từ 10-12 giờ cho tới khoảng 12 ngày. Song chất gây nghiện tồn tại khá lâu trong tóc, có thể lên tới 90 ngày.
Dưới đây là bảng tổng hợp thời gian tồn tại (ước tính) của một số loại chất kích thích, chất gây nghiện nói chung trong máu, nước tiểu và tóc.
Tham khảo: Uống rượu có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN không?
II. Trong máu, tóc có chất kích thích thì có làm xét nghiệm ADN được không?
Để làm xét nghiệm ADN, người ta thường sử dụng một số loại mẫu ADN phổ biến bao gồm: máu, niêm mạc miệng (nước bọt), tóc có gốc chân tóc, móng tay/chân.
Vậy nếu mẫu máu và mẫu gốc chân tóc có chứa chất kích thích thì có xét nghiệm ADN được không?
Câu trả lời là có, máu và tóc chứa chất kích thích hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc xét nghiệm ADN.
Những thành phần chất kích thích có trong máu và gốc chân tóc nằm bên ngoài phần nhân tế bào máu, tế bào gốc chân tóc dùng để xét nghiệm ADN. Những thành phần này cũng không thể tác động hay làm thay đổi ADN bên trong tế bào.
Khi lọc tách mẫu ADN, các thành phần nằm bên ngoài này đều được coi là tạp chất và sẽ được loại bỏ hết. Chỉ có phần nhân tế bào và phần ADN ty thể trong tế bào máu, tế bào gốc chân tóc mới được giữ lại để thực hiện các loại xét nghiệm ADN huyết thống theo yêu cầu.
Do đó, việc trong máu, tóc có chứa chất kích thích sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc thực hiện xét nghiệm ADN. Người sử dụng chất kích thích có thể xét nghiệm ADN bình thường.
III. Làm xét nghiệm ADN có phát hiện được người sử dụng chất kích thích hay không?
Như đã giải thích, việc tách lọc ADN để làm xét nghiệm sẽ loại bỏ hoàn toàn những thành phần được coi là tạp chất trong mẫu máu, nước bọt và tóc, trong đó có chất gây nghiện. Nên phần tế bào để thực hiện xét nghiệm ADN sẽ không còn chứa chất gây nghiện trong đó nữa và do đó, việc xét nghiệm ADN sẽ hoàn toàn không phát hiện được liệu người xét nghiệm ADN có sử dụng chất kích thích hay không.
Thêm vào đó, hệ thống máy móc, hóa chất và kỹ thuật xét nghiệm ADN thuộc ngành sinh học phân tử, khác biệt gần như hoàn toàn so với hệ thống máy móc dùng để xét nghiệm chất gây nghiện có trong máu, tóc, nước tiểu,… thuộc về các xét nghiệm sinh hóa.
Do đó, việc xét nghiệm ADN sẽ hoàn toàn không thể nhận biết được liệu người làm xét nghiệm có sử dụng chất kích thích hay không. Nếu bạn có lo lắng rằng việc làm xét nghiệm ADN bằng máu, gốc chân tóc có thể khiến bản thân bị phát hiện sử dụng chất kích thích, thì có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc xét nghiệm ADN sẽ KHÔNG thể phát hiện được việc sử dụng chất kích thích.
IV. Kết luận
Việc dùng chất gây nghiện hoàn toàn KHÔNG ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN. Người sử dụng chất kích thích vẫn có thể xét nghiệm ADN bình thường, và việc xét nghiệm ADN không phát hiện được một người có sử dụng chất kích thích hay không.