Câu hỏi chung về ADN

 

 

Những loại mẫu cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất

Những loại mẫu cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất
Những loại mẫu cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất

Các loại mẫu dùng cho xét nghiệm ADN bao gồm: máu. niêm mạc miệng (nước bọt), tóc có gốc chân tóc, móng tay/móng chân, cuống rốn, đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tinh trùng,… Tất cả các loại mẫu đều cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác với tỷ lệ 99,999999%. 

I. Những loại mẫu dùng trong xét nghiệm ADN

  • Mẫu máu
  • Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
  • Mẫu tóc có chân tóc
  • Mẫu móng tay/móng chân
  • Mẫu cuống rốn (sử dụng khi xét nghiệm ADN trẻ sơ sinh).
  • Mẫu sinh phẩm khác: đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tinh trùng,…
  • Mẫu máu của thai phụ hoặc mẫu nước ối (chỉ sử dụng khi xét nghiệm ADN thai nhi)

II. Độ chính xác của các loại mẫu xét nghiệm ADN

Trong các loại mẫu xét nghiệm ADN thì đâu là loại mẫu cho kết quả chính xác nhất? 

Trong xét nghiệm ADN, mọi loại mẫu đều cho ra duy nhất 1 kết quả, mẫu nào cũng có độ chính xác như nhau là 99,999999%. 

Lý do là bởi: ADN có trong cơ thể con người là duy nhất, thế nên ADN ở máu, ADN ở nước bọt, ADN ở gốc chân tóc, ADN ở móng tay,.. đều giống nhau. Dù xét nghiệm ADN bằng loại mẫu nào đều sẽ ra cùng 1 kết quả. Mẫu xét nghiệm ADN nào cũng đều cho kết quả chính xác tương tự nhau, không có mẫu nào chính xác hơn những mẫu còn lại. 

Do đó, không có chuyện mẫu ADN này cho kết quả chính xác hơn mẫu kia, hay mẫu máu thì cho kết quả có quan hệ huyết thống còn những mẫu khác cho kết quả không có quan hệ huyết thống. 

Vậy tại sao các xét nghiệm ADN sử dụng mẫu khác nhau lại cho kết quả khác nhau?

Nếu xảy ra trường hợp xét nghiệm ADN sử dụng mẫu khác nhau lại cho kết quả khác nhau thì chắc chắn rằng quá trình thu mẫu xét nghiệm ADN của 1 trong 2 lần xét nghiệm đã bị tráo mẫu/vô tình nhầm lẫn mẫu. 

Trong trường hợp này cần thực hiện xét nghiệm ADN lại tại đơn vị cấp Quốc gia (ví dụ: Viện Pháp y Quốc gia) và khuyến nghị sử dụng dịch vụ xét nghiệm ADN pháp lý thu mẫu trực tiếp bởi chuyên viên xét nghiệm, có xác minh danh tính của người làm xét nghiệm

III. Các loại mẫu xét nghiệm ADN khác nhau ở đâu?

Sự khác biệt giữa các loại mẫu ADN nằm ở mức độ khó khi thực hiện xét nghiệm. Mẫu xét nghiệm ADN được chia làm 2 nhóm: mẫu xét nghiệm ADN thông thường và mẫu khó xét nghiệm ADN. 

1. Những loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường

Bao gồm các loại mẫu: mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng (nước bọt), mẫu chân tóc, mẫu móng tay, mẫu cuống rốn… đều là những loại mẫu dễ xét nghiệm và cho kết quả nhanh chóng.

Những loại mẫu cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất
Những loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường

Đặc điểm của những loại mẫu xét nghiệm ADN thông thường

– Lượng ADN trong mẫu cao: Chỉ cần dùng một phần mẫu rất nhỏ đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN. Ví dụ: Chỉ cần 5-7ml máu, 7-8 mảnh móng tay/móng chân, 5-7 sợi tóc có chân,… là đã có thể xét nghiệm được ADN. 

– Dễ phân tách ADN: Việc phân tách ADN từ các mẫu thông thường không quá phức tạp, tiết kiệm thời gian và hóa chất. 

– Thời gian trả kết quả: Với kỹ thuật và máy móc hiện đại hiện nay, chỉ từ 4 giờ đồng hồ kể từ khi phòng thí nghiệm nhận mẫu, khách hàng đã có thể được trả kết quả xét nghiệm ADN. Với mẫu móng tay thời gian có thể kéo dài hơn, tối đa 48 giờ đồng hồ (khoảng 2 ngày).  

2. Những loại mẫu khó xét nghiệm ADN

Bao gồm các loại mẫu sinh phẩm đặc biệt: đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tinh dịch,… 

Những loại mẫu cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất
Những loại mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt

Đặc điểm của những loại mẫu khó xét nghiệm ADN

– Lượng ADN trong mẫu thấp: Những mẫu sinh phẩm đặc biệt này chứa lượng ADN thấp, bên cạnh đó mẫu lẫn nhiều tạp chất dẫn tới có khả năng sẽ không đủ lượng ADN để xét nghiệm.

– Quy trình xử lý phức tạp: Cần phải trải qua nhiều bước xử lý để lọc ra được mẫu lẫn trong vật phẩm, rồi mới dùng mẫu đã lọc tách lấy ADN. 

– Thời gian trả kết quả: Lâu hơn đáng kể so với các mẫu xét nghiệm ADN thông thường, trung bình mất từ 4-8 ngày (có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mẫu). 

Rủi ro khi xét nghiệm ADN với mẫu khó xét nghiệm

Đối với những mẫu khó xét nghiệm, nếu nồng độ ADN trong mẫu quá thấp, thấp hơn mức tối thiểu, hoặc trong trường hợp bị nhiễm bẩn nặng, hoặc lẫn ADN của 2 người trở lên (ví dụ: hút chung một điếu thuốc lá, dùng chung bàn chải/dao cạo) thì sẽ có rủi ro xét nghiệm không ra kết quả. 

Ví dụ:

Mẫu nước bọt thu trực tiếp từ khoang miệng không lẫn nhiều tạp chất, có lượng ADN trong dịch nước bọt rất cao (100-1500 ng/ml). Trong khi đó, lượng nước bọt lẫn trong bã kẹo cao su hay thấm vào đầu lọc thuốc lá ít hơn đáng kể, bản thân mẫu đã lẫn nhiều tạp chất, phải trải qua các bước xử lý để tách ra được nước bọt có trong mẫu, rồi mới tiến hành tách ADN có trong nước bọt để xét nghiệm. Do đó việc lọc tách và phân tích ADN có trong đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn. 

IV. Nên chọn loại mẫu nào để xét nghiệm ADN?  

Bởi các loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho ra kết quả đảm bảo độ chính xác như nhau, vậy việc chọn mẫu xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và độ thuận tiện khi lấy mẫu. 

1. Với khách hàng tự thu mẫu tại nhà làm xét nghiệm ADN tự nguyện. 

Kji xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện, khách hàng có thể bí mật thu mẫu ADN tại nhà. Nên thu thập mẫu tóc có chân và mẫu móng tay/chân của những người làm xét nghiệm. 

Bởi đây đều là những mẫu xét nghiệm ADN dễ thu tại nhà và cũng dễ thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra mẫu móng tay/chân và tóc có chân đều bảo quản dễ dàng, gần như không bị biến đổi do thời tiết hay độ ẩm trong vòng nhiều tháng. 

Trong trường hợp không thể lấy được mẫu tóc và mẫu móng tay thì phải làm gì để xét nghiệm ADN? Nếu không thể thu được mẫu tóc và móng tay thì có thể chọn các mẫu sinh phẩm khác như là: đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần lót (đã sử dụng),… 

2. Với khách hàng tới trung tâm xét nghiệm ADN, hoặc chuyên viên xét nghiệm tới thu mẫu tại nhà

Trong các trường hợp làm xét nghiệm ADN pháp lý phục vụ khai sinh, ly hôn, bảo lãnh di dân nhập tịch, phân chia tài sản thừa kế,… thì khách hàng không được tự thu mẫu. Mẫu xét nghiệm ADN phải do chuyên viên xét nghiệm ADN trực tiếp lấy tại trung tâm hoặc tại nhà của người làm xét nghiệm. 

Khi lấy mẫu trực tiếp, chuyên viên thu mẫu sẽ thường lấy mẫu máu hoặc mẫu nước bọt (niêm mạc miệng). Bởi đây là hai loại mẫu có nồng độ cao, ít lẫn tạp chất và biến đổi (với điều kiện thu mẫu trực tiếp do chuyên viên thu), cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tối đa cho khách hàng. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ