Xét nghiệm ADN có hiệu lực vĩnh viễn không? Trả lời: Kết quả xét nghiệm ADN có hiệu lực vĩnh viễn với tỷ lệ chính xác là 99,999999%.
Nội dung:
- 1 I. Hiệu lực của xét nghiệm ADN là bao lâu?
- 2 II. Tại sao xét nghiệm ADN lại có hiệu lực vĩnh viễn?
- 3 III. Có thể nào có trường hợp bị thay đổi ADN không?
- 4 IV. Kết quả xét nghiệm ADN có thể làm bằng chứng pháp lý không?
- 4.1 1. Bằng chứng trong thủ tục làm khai sinh
- 4.2 2. Bằng chứng trong giải quyết ly hôn
- 4.3 3. Bằng chứng trong tranh chấp tài sản thừa kế
- 4.4 4. Bằng chứng để làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch
- 4.5 5. Bằng chứng do Tòa án yêu cầu
- 4.6 6. Bằng chứng phục vụ điều tra vụ án
I. Hiệu lực của xét nghiệm ADN là bao lâu?
Hiệu lực của xét nghiệm ADN là vĩnh viễn. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học, ngày nay, xét nghiệm ADN có thể đạt được độ chính xác lên tới 99,999999%
Bản xét nghiệm ADN pháp lý cũng có giá trị vĩnh viễn trước pháp luật, được chấp nhận trong các thủ tục hành chính tại Việt Nam và nước ngoài.
Bao gồm các thủ tục: làm giấy khai sinh cho con trong những trường hợp đặc biệt, hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh, di dân và nhập tịch cho con, làm bằng chứng trước Tòa để làm thủ tục Thừa kế, Quyền nuôi con, cấp dưỡng,…
II. Tại sao xét nghiệm ADN lại có hiệu lực vĩnh viễn?
ADN của một người là duy nhất và không thay đổi từ khi sinh ra đến khi qua đời. Do đó, kết quả xét nghiệm ADN và bản xét nghiệm ADN có hiệu lực vĩnh viễn.
Bởi vì kết quả xét nghiệm ADN không thay đổi theo thời gian, thế nên xét nghiệm ADN là phương pháp chính xác nhất để xác định mối quan hệ huyết thống và được chấp nhận khi thực hiện thủ tục hành chính tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
III. Có thể nào có trường hợp bị thay đổi ADN không?
Theo lý thuyết khoa học, ADN của mỗi người là không thay đổi theo thời gian. Song trên thực tế có ghi nhận không ít trường hợp có khả năng đột biến, hoặc ADN bị biến đổi, làm sai lệch kết quả xét nghiệm ADN cần lưu ý.
1. Thay đổi ADN vĩnh viễn
a. Ghép tủy xương
Đây là một trường hợp vô cùng hy hữu đã được ghi nhận y khoa. Khi người được nhận tủy xương từ người hiến tủy để điều trị bệnh ung thư máu (bạch cầu tủy cấp tính), ADN trong máu, nước bọt, tinh trùng,… đã biến đổi theo ADN của người hiến tủy. Chỉ còn mẫu ADN ở gốc chân tóc của người này vẫn giữ được mã ADN nguyên bản.
Tuy nhiên đây là tình huống đặc biệt vô cùng hiếm gặp, bởi không phải tất cả các ca cấy ghép tủy xương đều làm biến đổi ADN. Chỉ có một số ít trường hợp hiện được ghi nhận và nghiên cứu thêm về cơ chế “biến đổi ADN” này. Còn lại với hầu hết mọi người, ADN là duy nhất và không thay đổi từ khi sinh ra đến khi qua đời.
Do đó với những ca xét nghiệm ADN với người đã từng thực hiện ghép tủy, cần nghiên cứu giải trình tự gen toàn bộ cơ thể thay vì chỉ xét nghiệm huyết thống đơn thuần.
b. Điều trị bệnh bằng tế bào gốc
Khi sử dụng tế bào gốc đưa vào trong cơ thể, có thể những tế bào gốc này sẽ xuất hiện bất thường hoặc đột biến và ảnh hưởng đến ADN ban đầu. Tuy nhiên những bất thường này xuất hiện ở đâu, có thay đổi những đoạn gen quan trọng không,… thì lại tùy từng người. Với những khách hàng đã từng sử dụng tế bào gốc cần thông báo với đơn vị làm xét nghiệm ADN để tư vấn chuyên sâu và chọn dịch vụ phù hợp.
c. Nhiễm phóng xạ
Những người làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ hoặc sinh sống lâu dài ở những vùng có bị ảnh hưởng bởi nhà máy phóng xạ, các vụ nổ nhà máy, bom nguyên tử,… có ghi nhận nhiều bất thường trong ADN mà nguyên nhân là do nhiễm phóng xạ nhiều cấp độ. Do đó nếu thực hiện xét nghiệm ADN cần chú ý đến yếu tố phóng xạ.
d. Đột biến tự nhiên/ di truyền
Những đột biến tự nhiên hoặc do di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ADN. Con không chỉ nhận ADN từ cha mẹ mà trong quá trình phát triển, chia đôi tế bào có thể xuất hiện những đột biến tự nhiên/di truyền làm biến đổi ADN.
2. Thay đổi có thời hạn
Một số trường hợp có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm ADN tạm thời như: truyền máu, sử dụng tế bào gốc trong làm đẹp,… Tuy nhiên những thay đổi này không ảnh hưởng tới ADN huyết thống mà thông thường chỉ ảnh hưởng tới bản kết quả xét nghiệm ADN thai nhi và xét nghiệm NIPT. Do đó các sản phụ cần lưu ý: Nếu trong vòng 6 tháng-1 năm trước khi mang thai có sử dụng các liệu pháp tế bào gốc hay truyền máu thì cần thông báo với chuyên viên tư vấn xét nghiệm ADN.
IV. Kết quả xét nghiệm ADN có thể làm bằng chứng pháp lý không?
Bởi vì xét nghiệm ADN có hiệu lực vĩnh viễn, thế nên những bản kết quả xét nghiệm ADN được pháp luật công nhận sẽ được sử dụng làm bằng chứng trong rất nhiều trường hợp.
1. Bằng chứng trong thủ tục làm khai sinh
Với những tình huống đặc biệt trong khai sinh cho con, cần có kết quả xét nghiệm ADN để làm bằng chứng chứng minh danh tính của cha/mẹ ruột:
- Làm giấy khai sinh lần đầu khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký kết hôn sau khi đứa con ra đời.
- Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
- Con đã làm khai sinh ở nước ngoài và về lại Việt Nam.
- Cha đẻ đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác không phải mẹ đẻ của người được khai sinh.
- Giấy khai sinh cũ khuyết tên cha, giờ muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh.
- Mẹ đẻ chưa ly hôn đủ 300 ngày với người chồng cũ, muốn làm giấy khai sinh cho con với người chồng mới.
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN khai sinh
2. Bằng chứng trong giải quyết ly hôn
Trong nhiều vụ án ly hôn, giấy xét nghiệm ADN cha mẹ con là bằng chứng để Tòa phân xử quyền, nghĩa vụ nuôi con và cấp dưỡng cho đứa trẻ.
Trong trường hợp cha/mẹ không phải là cha/mẹ ruột thì được quyền xóa tên mình khỏi giấy khai sinh và không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa trẻ.
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN ly hôn
3. Bằng chứng trong tranh chấp tài sản thừa kế
Khi tranh chấp tài sản thừa kế giữa con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú cùng cháu/chắt,… giấy xét nghiệm ADN là bằng chứng để chứng minh quan hệ huyết thống giữa người được hưởng thừa kế và người để lại thừa kế. Đây là căn cứ xác đáng nhất để Tòa phân chia tài sản theo các hàng thừa kế, đảm bảo quyền lợi cho những người được thừa kế.
Có không ít trường hợp khi xét nghiệm ADN mới phát hiện ra con đẻ là con nuôi không có quan hệ huyết thống. Hoặc với những trường hợp con ngoài giá thú muốn nhận tài sản thừa kế thì bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN để làm bằng chứng về mối quan hệ huyết thống.
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN phân chia tài sản thừa kế
4. Bằng chứng để làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch
Khi có bố/mẹ là người nước ngoài và có nhu cầu cho các con nhập tịch, bảo lãnh di dân, nhiều Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước yêu cầu phải có giấy xét nghiệm ADN giữa cha con, mẹ con để xác minh quan hệ thực sự. Giấy xét nghiệm ADN cha/mẹ con từ những trung tâm xét nghiệm uy tín, là đối tác của Đại sứ quán sẽ là bằng chứng xác đáng để hoàn thiện hộ sơ bảo lãnh, nhập tịch.
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN bảo lãnh di dân nhập tịch
5. Bằng chứng do Tòa án yêu cầu
Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu xét nghiệm ADN để làm rõ sự thật và làm căn cứ để giải quyết vụ án trong một số trường hợp như sau:
- Tranh chấp về quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm của cha mẹ
- Quyền thừa kế và quản lý tài sản
- Làm bằng chứng trong các vụ án dân sự, hình sự.
- Giải quyết tranh chấp về quan hệ gia đình
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN theo yêu cầu Tòa án
6. Bằng chứng phục vụ điều tra vụ án
Trong rất nhiều vụ án, xét nghiệm ADN là bằng chứng quan trọng để xác minh danh tính thủ phạm. Dựa vào dấu vết để lại, cơ quan điều tra sẽ thu thập và tiến hành giám định ADN nhằm phục vụ việc truy vết trong:
- Điều tra các vụ án mạng
- Điều tra xâm hại tình dục
- Xác định tội phạm trốn truy nã
- Phát hiện tội phạm trong vụ án bắt cóc
Tham khảo: Dịch vụ xét nghiệm ADN phục vụ điều tra án