9 nguy cơ có thể gặp phải khi làm xét nghiệm ADN
Kết quả xét nghiệm ADN được biết đến là bằng chứng khoa học chính xác nhất để xác định mối quan hệ huyết thống. Ngày nay, đã có nhiều trung tâm cung cấp những dịch vụ xét nghiệm chuyên nghiệp, nhanh chóng và cho kết quả hoàn toàn đáng tin cậy.
Tuy nhiên, xét nghiệm ADN là một quá trình phức tạp và mang tính chuyên môn rất sâu, nên nếu không tìm hiểu hoặc được tư vấn cặn kẽ thì khách hàng vẫn có thể gặp phải nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hoặc gây ra những khó khăn không đáng có. Hãy cùng NOVAGEN tìm hiểu về 9 nguy cơ có thể gặp phải khi làm xét nghiệm ADN trong bài viết dưới đây.
Nội dung:
- 1 1. Nguy cơ lẫn mẫu, nhiễm mẫu
- 2 2. Mẫu xét nghiệm ADN không đạt chuẩn để làm xét nghiệm
- 3 3. Nguy cơ mất mẫu xét nghiệm ADN
- 4 4. Được tư vấn không đúng gói xét nghiệm
- 5 5. Đơn từ không đầy đủ khi làm xét nghiệm ADN pháp lý
- 6 6. Thời gian trả kết quả không đúng như cam kết
- 7 7. Thông tin cá nhân không được bảo mật
- 8 8. Có những tư vấn viên cấu kết với khách hàng hoặc người liên quan tráo mẫu gây sai kết quả
- 9 9. Kết quả bị các cá nhân làm giả
1. Nguy cơ lẫn mẫu, nhiễm mẫu
– Lẫn mẫu xét nghiệm ADN là hiện tượng xảy ra khi mẫu ADN được thu nhận không phải của người được đăng ký làm xét nghiệm. Hiện tượng này rất khó phát hiện ra trong quá trình xét nghiệm và có thể đem lại kết quả mối quan hệ huyết thống không chính xác.
– Nhiễm mẫu xét nghiệm ADN là hiện tượng xảy ra khi ADN từ một mẫu xét nghiệm này bị nhiễm bởi ADN từ mẫu khác. Hiện tượng này hoàn toàn có thể được phát hiện ra trong quá trình xét nghiệm (trên bản kết quả sẽ hiển thị có ADN của 2 người). Tuy nhiên nó sẽ gây mất thời gian, khó khăn khi cần phải thu mẫu lần thứ 2.
Điều này có thể xảy ra trong quá trình thu mẫu, vận chuyển, hoặc xử lý mẫu. Khi mẫu xét nghiệm bị nhiễm, có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện sai sót trong kết quả xét nghiệm ADN và có thể dẫn đến những hiểu lầm về di truyền hoặc mối quan hệ gia đình.
Các trường hợp mẫu bị lẫn mẫu, nhiễm mẫu thường gặp khi khách hàng tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để làm xét nghiệm ADN dân sự, tự nguyện.
Các loại mẫu thường dùng trong xét nghiệm ADN gồm có:
- Mẫu máu
- Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
- Mẫu gốc chân tóc
- Mẫu móng tay
- Mẫu cuống rốn
- Các mẫu sinh phẩm đặc biệt (bàn chải đánh răng, kẹo cao su, thìa đũa ăn cơm, đầu mẩu thuốc lá, tinh trùng…)
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lẫn mẫu, nhiễm mẫu xét nghiệm
Việc khách hàng tự thu mẫu tại nhà và với các mẫu thuộc dạng mẫu như tóc, móng tay hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro làm giảm chất lượng mẫu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:
– Thu mẫu không đúng cách. Ví dụ: không vệ sinh dụng cụ cắt móng tay, khiến cho mẫu bị lẫn ADN của người sử dụng trước đó.
– Nhầm lẫn mẫu giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ: Sợi tóc của thành viên này rơi vào phong bì đựng tóc của thành viên khác.
– Bị tráo mẫu. Ví dụ: Thành viên trong gia đình cố tình tráo mẫu để làm thay đổi kết quả
– Thông tin kèm theo mẫu không đầy đủ hoặc không chính xác. Ví dụ: Phong bì ghi tên thành viên này nhưng lại để nhầm mẫu của thành viên khác.
Làm sao để tránh hiện tượng lẫn mẫu, nhiễm mẫu xét nghiệm ADN?
Để tránh lẫn mẫu nhiễm mẫu xét nghiệm và đảm bảo chất lượng của mẫu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau khi tự thu mẫu tại nhà:
– Rửa tay sạch sẽ: Trước khi thu mẫu hoặc tiếp xúc với mẫu, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Sử dụng cả nước rửa tay có chứa cồn nếu cần.
– Vệ sinh dụng cụ trước khi lấy mẫu: Đảm bảo rằng tất cả các vật dụng sử dụng để lấy mẫu (dụng cụ cắt móng tay, nhíp,…) sạch sẽ và không có dấu vết nhiễm bẩn.
– Đeo bảo hộ: Nên đeo bảo hộ như găng tay, hạn chế cầm tay trực tiếp vào các mẫu để giảm nguy cơ truyền các dấu vết tay, mồ hôi, hoặc chất từ da vào mẫu, giữ cho mẫu được bảo quản và xử lý một cách tốt nhất.
– Tránh làm lẫn mẫu: trong trường hợp có nhiều người tham gia xét nghiệm, hãy đảm bảo rằng mẫu của mỗi người đều được đặt vào đúng bao bì và không làm lẫn chúng vào nhau. Điều này quan trọng đặc biệt đối với các loại xét nghiệm ADN.
– Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu theo đúng thời gian và điều kiện được quy định. Một số loại mẫu có thể yêu cầu được lấy vào buổi sáng sớm hoặc trước khi ăn uống.
Bảo quản mẫu đúng cách: Bảo quản mẫu theo điều kiện được quy định để ngăn chặn sự mất mát chất lượng và tránh nhiễm bẩn, bao gồm cả nhiệt độ và thời gian bảo quản. Lưu ý rằng một số loại mẫu có thể yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
– Sử dụng dung cụ một lần: Một số loại mẫu yêu cầu sử dụng dung cụ một lần. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các vật dụng một lần đóng gói và không tái sử dụng chúng.
– Liên hệ với chuyên gia: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về cách lấy mẫu, hãy liên hệ trực tiếp với trung tâm xét nghiệm để được hỗ trợ.
Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro lẫn mẫu, nhiễm mẫu và đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm là chính xác và tin cậy.
2. Mẫu xét nghiệm ADN không đạt chuẩn để làm xét nghiệm
Một yếu tố nguy cơ có thể gặp phải khi làm xét nghiệm ADN gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm ADN không chính xác hoặc không thể cho ra kết quả là mẫu không đạt chuẩn. Hiện tượng này sẽ được phát hiện khi các chuyên viên kiểm tra mẫu để làm thủ tục hoặc phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.
Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng mẫu xét nghiệm ADN không đạt chuẩn:
(1) Mẫu bị nhiễm ADN của người thu mẫu
Việc người thu mẫu chạm tay trực tiếp vào mẫu dụng cụ thu mẫu (như bấm móng tay) chưa vệ sinh sạch làm bị nhiễm thêm ADN của người khác.
(2) Mẫu bảo quản không đúng cách:
+ Nhiễm khuẩn và vi khuẩn: Nếu mẫu không được bảo quản trong điều kiện sạch sẽ, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn. Điều này có thể làm thay đổi thành phần của mẫu và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
+ Thay đổi nhiệt độ: Một số loại mẫu yêu cầu điều kiện bảo quản nhiệt độ cụ thể. Nếu mẫu được lưu trữ ở nhiệt độ không phù hợp, có thể xảy ra thay đổi hóa học hoặc sinh học không mong muốn.
+ Oxy hóa và giảm chất lượng: Một số mẫu cần phải được bảo quản trong điều kiện không có không khí hoặc oxy hóa. Nếu không tuân theo điều này, mẫu có thể bị phân hủy và chất lượng giảm đi.
+ Ánh sáng: Một số mẫu nhạy cảm với ánh sáng. Bảo quản chúng trong điều kiện ánh sáng mạnh có thể làm thay đổi cấu trúc hoặc tính chất của mẫu.
+ Quá trình làm lạnh và đông lạnh: Mẫu cần được làm lạnh hoặc đông lạnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này cũng cần được thực hiện đúng cách để tránh tình trạng hỏng hoặc biến đổi mẫu.
Để đảm bảo chất lượng mẫu được giữ nguyên và đạt được kết quả chính xác trong các phép kiểm tra, quy trình bảo quản mẫu cần được thực hiện theo các hướng dẫn và điều kiện cụ thể của loại mẫu đó.
Liên hệ với NOVAGEN để được hướng dẫn chi tiết về cách lấy mẫu và bảo quản đúng cách.
(3) Số lượng mẫu không đủ:
Mỗi mẫu đều có số lượng quy định cần thu nhất định, trong trường hợp khách hàng không cung cấp đủ số lượng mẫu cần thiết thì có thể gây khó khăn hoặc không thể tiến hành phân tích mẫu. Vì vậy khách hàng cần đảm bảo lấy đủ số lượng mẫu theo hướng dẫn:
+ Máu: Chích ở đầu ngón tay/ gót chân trẻ sơ sinh tầm 3-4 giọt máu thấm vào đầu que tăm bông hoặc lấy khoảng 2ml vào ống máu.
+ Niêm mạc miệng: Chuẩn bị 3-5 que tăm bông (đã cắt sẵn 1 đầu) đưa vào trong miệng áp sát vào thành má trong xoay đều từ 5-7 vòng lặp lại ở cả 2 bên má, nên súc miệng trước khi lấy.
+ Tóc (râu, lông): Nhổ trực tiếp 3-5 sợi tóc có gốc chân tóc bằng nhíp.
+ Móng tay, móng chân: Vệ sinh đầu bấm sạch sẽ, cắt khoảng 5 mảnh móng tay.
+ Cuống rốn rụng của trẻ sơ sinh để khô tự nhiên bảo quản vào giấy sạch (giấy ăn, giấy viết,….) hoặc phòng bì, không để mẫu vào túi nilong hoặc túi zip, không chạm tay vào mẫu.
+ Bã kẹo cao su: Chỉ được sử dụng bởi 1 người.
+ Tinh trùng: Dùng 3-5 que tăm bông thấm vào trong tinh trùng, bảo quản trong giấy sach hoặc phong bì.
(4) Hình thức thu mẫu chưa chính xác:
Ví dụ, với mẫu tóc thì cần nhổ trực tiếp tóc có gốc chân bằng nhíp, việc dùng tóc cắt ngang, tóc rụng có chân… sẽ không đủ điều kiện làm xét nghiệm.
3. Nguy cơ mất mẫu xét nghiệm ADN
Đây là nguy cơ có thể gặp phải khi làm xét nghiệm ADN tuy ít xảy ra nhưng cũng rất cần lưu ý, đặc biệt với các mẫu khó hoặc không thể lấy lại.
Các trường hợp có thể xảy ra mất mẫu xét nghiệm như:
– Đã thu mẫu không gửi đi ngay nên bị mất hoặc thất lạc do sự bất cẩn của những thành viên trong gia đình.
– Gửi sai địa chỉ Trung tâm xét nghiệm.
– Đơn vị vận chuyển làm mất đơn hàng.
– Tư vấn viên làm mất mẫu của khách.
Để tránh những điều đó xảy ra, khách hàng nên lựa chọn các tư vấn viên và trung tâm uy tín, gửi ngay mẫu sau khi thu được theo đúng hướng dẫn của tư vấn viên, lựa chọn hình thức chuyển phát thích hợp và nhanh chóng.
4. Được tư vấn không đúng gói xét nghiệm
Xét nghiệm ADN bao gồm các kỹ thuật phân tích trình tự ADN và gen phức tạp, có ứng dụng rộng rãi. Riêng về xét nghiệm ADN huyết thống đã có rất nhiều loại hình xét nghiệm:
– Xét nghiệm trực hệ cha/mẹ – con
– Xét nghiệm ADN họ hàng dòng cha (anh – em trai ruột, ông nội – cháu trai, chú/bác – cháu trai ruột, chị em gái ruột, con chú – con bác ruột…)
– Xét nghiệm ADN họ hàng dòng mẹ (anh – chị em cùng mẹ, bà ngoại – cháu trai/gái, dì/bác gái – cháu gái/trai ruột, cậu – cháu ruột…)
– Xét nghiệm ADN thai nhi
– Xét nghiệm ADN hài cốt
Vì vậy, chuyên viên tư vấn cần được đào tạo chuyên nghiệp để có thể tư vấn đúng gói xét nghiệm cho khách hàng, gây ra sự không hài lòng và kết quả không như mong đợi:
– Thiếu thông tin đầy đủ về các gói xét nghiệm: Khi không được cung cấp đầy đủ thông tin về các gói xét nghiệm có sẵn, khách hàng có thể không hiểu rõ về những dịch vụ mà họ cần và không cần, dẫn đến việc chọn lựa không phù hợp với nhu cầu của họ.
– Chọn sai mối quan hệ của người tham gia xét nghiệm: Có những mối quan hệ sẽ không thể xét nghiệm ADN, ví dụ: Ông nội – cháu gái, bà nội – cháu trai…
– Không phù hợp với mục tiêu xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm có thể không cung cấp đủ thông tin hoặc không chính xác để giải quyết vấn đề mong muốn.
– Gói xét nghiệm không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng: Khách hàng có thể lựa chọn một gói không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ, dẫn đến việc thiếu thông tin hoặc kết quả không chính xác.
– Rủi ro phí tốn không cần thiết: Việc lựa chọn các dịch vụ không cần thiết hoặc quá mức, dẫn đến rủi ro phí tốn không cần thiết và không hợp lý.
– Sự không hài lòng và mất niềm tin: Khi kết quả xét nghiệm không đáp ứng đúng mong đợi do thiếu tư vấn đúng gói xét nghiệm, khách hàng có thể cảm thấy không hài lòng và mất niềm tin vào đơn vị cung cấp dịch vụ, ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
5. Đơn từ không đầy đủ khi làm xét nghiệm ADN pháp lý
Xét nghiệm ADN pháp lý có nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình lại có yêu cầu đặc biệt về hồ sơ và thủ tục. Vậy nên phải là những trung tâm có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, là đối tác của Tòa án, Đại sứ quán và các cơ quan hành chính cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp mới có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong việc chuẩn bị đơn từ, hồ sơ đầy đủ khi cần xét nghiệm ADN pháp lý.
Khi khách hàng không được đầy đủ đơn từ và hồ sơ khi cần xét nghiệm ADN pháp lý, có thể xuất hiện một số vấn đề như:
– Gây trì hoãn và chậm trễ trong quá trình xét nghiệm: Khi khách hàng không cung cấp đủ giấy tờ, hồ sơ, trung tâm xét nghiệm cần phải liên hệ lại với khách hàng để yêu cầu thông tin bổ sung hoặc khách hàng cần thực hiện một số thủ tục hành chính, đi lại nhiều lần gây mất thời gian.
– Gây khó khăn trong việc xác định và giải quyết tranh chấp pháp lý: Thiếu thông tin trong đơn từ và hồ sơ có thể gây khó khăn trong việc xác định và giải quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến kết quả xét nghiệm, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến quyền thừa kế, quyền nuôi dưỡng con cái, hoặc việc xác định quan hệ gia đình.
6. Thời gian trả kết quả không đúng như cam kết
Xét nghiệm ADN là dịch vụ thuộc ngành công nghệ sinh học và sinh học phân tử với những quy trình chặt chẽ và yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt về các bước tiến hành phân tích cũng như kiểm tra kết quả.
Sẽ có những cộng tác viên, trung tâm xét nghiệm nhỏ, thậm chí là bệnh viện liên kết với các trung tâm xét nghiệm ADN làm dịch vụ về xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, với những yêu cầu phức tạp về quy trình, cũng như nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thu mẫu, xử lý mẫu, phân tích kết quả… dẫn đến thời gian trả kết quả có thể không đúng như cam kết, gây ảnh hưởng tới kế hoạch công việc của khách hàng.
Chính vì vậy, khách hàng nên tìm đến những trung tâm xét nghiệm lớn, có uy tín lâu năm như NOVAGEN để có thể đảm bảo thời gian nhận kết quả sớm nhất theo nhu cầu. NOVAGEN sở hữu phòng Thí nghiệm đạt chuẩn Quốc tế và các chuyên gia giám định ADN có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về vận hành phòng thí nghiệm và quy trình xét nghiệm, chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng các bước thực hiện quá trình dịch vụ chuyên nghiệp nhất và thời gian nhận kết quả tối ưu nhất.
7. Thông tin cá nhân không được bảo mật
Bảo mật thông tin là một trong những vấn đề mà khách hàng có nhu cầu xét nghiệm ADN vô cùng quan tâm. Nếu thông tin không được bảo mật có thể gây ra các nguy cơ như:
– Tiềm ẩn nguy cơ về quyền riêng tư, ảnh hưởng đến danh tính, gia đình, và cuộc sống cá nhân của họ.
– Nguy cơ bị lạm dụng thông tin: Thông tin từ kết quả xét nghiệm ADN có thể bị kẻ xấu lạm dụng hoặc sử dụng một cách không đúng mục đích, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây nguy cơ bị tấn công mạng hoặc sử dụng thông tin cá nhân để thực hiện các hành động xấu.
– Tác động đến mối quan hệ gia đình: Việc tiết lộ thông tin từ kết quả xét nghiệm ADN có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, gây ra rạn nứt, những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt trong các trường hợp không mong muốn hoặc bất ngờ.
𝐓𝐚̣𝐢 𝐍𝐎𝐕𝐀𝐆𝐄𝐍, 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐨̂𝐢 𝐂𝐀𝐌 𝐊𝐄̂́𝐓 𝐭𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̂́𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝐭𝐮̛ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠:
– Mọi hình ảnh, kết quả xét nghiệm KHÔNG được phát tán, truyền bá hay sử dụng các thông tin của quý khách cho các báo đài để làm truyền thông dịch vụ.
– Chỉ thu thập những thông tin cần thiết để làm thủ tục xét nghiệm. Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng khi có bất kỳ yêu cầu hoặc thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ xét nghiệm.
– Chúng tôi có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn truy cập trái phép, tiêu hủy hoặc gây thiệt hại cho thông tin xét nghiệm của bạn.
– Không ai có thể can thiệp làm thay đổi thông tin cũng như kết quả xét nghiệm của khách hàng.
– Không mua bán, trao đổi thông tin khách hàng với mục đích thương mại khác.
Tuy nhiên mỗi khách hàng cũng cần có trách nhiệm với bản kết quả của NOVAGEN ban hành, cụ thể:
– Không giả mạo kết quả, giấy tờ, con dấu, chữ ký, … của Trung tâm ADN NOVAGEN dưới mọi hình thức
– Không lan truyền bản kết quả hoặc thông tin kết quả lên các phương tiện truyền thông để tránh bị lợi dụng, xuyên tạc, hoặc các mục đích xấu khác
8. Có những tư vấn viên cấu kết với khách hàng hoặc người liên quan tráo mẫu gây sai kết quả
Kết quả xét nghiệm ADN thường gây ảnh hưởng lớn đến mỗi cá nhân và mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là những kết quả liên quan tới vấn đề pháp lý như phân chia tài sản, công nhận quan hệ huyết thống… Vì vậy, không ít trường hợp có những khách hàng hoặc những người liên quan sẵn sàng chi trả số tiền rất lớn để chuyên viên tư vấn xét nghiệm ADN tráo mẫu để thay đổi kết luận của xét nghiệm.
Trong những trường hợp này, giá trị đạo đức của những người làm trong ngành ADN được đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, nếu hành vi cấu kết và gian lận trong quá trình xét nghiệm ADN bị phát hiện thì sẽ bị xem xét là hành vi phạm tội và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về gian lận hoặc làm giả tài liệu, có thể bao gồm bản án tù giam hoặc án phạt khác.
Dưới sự điều hành và giám sát chuyên môn của Tổng Giám đốc – TS. Đặng Trần Hoàng, NOVAGEN luôn đề cao tính chính xác, tính trung thực và giá trị đạo đức trong mọi hoạt động kinh doanh và nghiên cứu khoa học.Vì vậy, chúng tôi có thể cam kết về giá trị trung thực trong quá trình cung cấp dịch vụ.
9. Kết quả bị các cá nhân làm giả
Thời gian gần đây, lợi dụng danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm của NOVAGEN, nhiều đối tượng đã mạo danh NOVAGEN để thực hiện hành vi LÀM GIẢ bản kết quả xét nghiệm NIPT – Sàng lọc trước sinh và ADN của trung tâm xét nghiệm ADN NOVAGEN nhằm mục đích lừa đảo hoặc trục lợi cá nhân.
Đối với kết quả xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp nhằm mục đích chính nhằm xác định nguy cơ dị tật thai nhi. Do vậy, khi bị làm giả kết quả hoặc thực hiện xét nghiệm ở các đơn vị không chất lượng, mượn danh các đơn vị uy tín như NOVAGEN. Khách hàng có nguy cơ cao nhận được kết quả sai lệch. Điều này vô cùng nguy hiểm vì dẫn tới nhận định sai các nguy cơ dị tật của thai nhi. Từ đó dẫn tới các quyết định sai trong việc chăm sóc, xử lý thai phụ và thai nhi. Có nguy cơ dẫn tới sinh ra những em bé không khỏe mạnh.
Đối với kết quả xét nghiệm ADN huyết thống. Hệ lụy khi nhận phải kết quả giả sẽ gây lẫn lộn, nhầm lẫn huyết thống. Từ đó có thể dẫn tới những ứng xử, hành xử, quyết định liên quan tới hạnh phúc của gia đình. Thậm chí có thể liên quan tới tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp, kết quả xét nghiệm sẽ liên quan tới pháp luật, tính pháp lý. Người làm giả kết quả hoặc sử dụng kết quả làm giả có thể phải đối mặt với việc kiện tụng, điều tra hành vi của mình.
Do vậy, quý khách hàng lưu ý cần xác định rõ xét nghiệm tại các cơ sở rõ ràng, chính thức của các đơn vị uy tín.
Nguồn: NOVAGEN