Thư viện công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam

Câu hỏi chung về ADN

 

 

Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?

Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?
Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?

Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không? Nhu cầu làm giả xét nghiệm ADN là một nhu cầu có thật từ không ít khách hàng thực hiện xét nghiệm. Vì rất nhiều lý do như muốn che giấu sự sai trái, muốn giữ gìn mối quan hệ gia đình, muốn trục lợi từ tài sản thừa kế,… 

Trên thực tế, sẽ KHÔNG có đơn vị xét nghiệm ADN uy tín nào dám làm giả bản xét nghiệm ADN dưới mọi hình thức, bởi sẽ phải chịu rất nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí bị truy tố trước pháp luật. 

I. Tại sao lại có nhu cầu xét nghiệm ADN và làm giả xét nghiệm ADN? 

1. Nhu cầu làm xét nghiệm ADN hiện nay thế nào?

Xét nghiệm ADN được biết đến là bằng chứng khoa học chính xác nhất hiện nay để xác định sự thật về mối quan hệ huyết thống giữa cha con, mẹ con, họ hàng với nhau. 

Trước đây khi việc xét nghiệm ADN để tìm ra sự thực về quan hệ huyết thống chưa phổ biến, người ta chỉ có thể dựa vào những phỏng đoán về ngoại hình như: mặt mũi, dáng người, tay chân,… để xem xem liệu đứa trẻ có phải con đẻ của người đàn ông này hay không. Hoặc dựa vào nhóm máu để loại trừ những trường hợp không cùng huyết thống do sai lệch quy tắc nhóm máu cha mẹ con. 

Ví dụ cha mẹ cùng nhóm máu A thì con chỉ có thể có nhóm máu A hoặc O, nếu con có nhóm máu khác A và O thì con chắc chắn không phải con ruột của cha mẹ. Song việc so sánh nhóm máu chỉ có thể loại trừ các khả năng không phải con ruột chứ không thể chứng minh được rằng một người liệu có mối quan hệ huyết thống với một người hay không.

Tuy nhiên hiện nay, việc xét nghiệm ADN cha con, họ hàng,… đã trở nên dễ dàng và có mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều. Chỉ từ 2.500.000 VNĐ cho một ca xét nghiệm ADN là bạn đã có thể khẳng định được chắc chắn về huyết thống giữa người với người.

Cuộc sống hiện đại ngày nay làm nảy sinh và thường trực nhiều mối quan hệ phức tạp đi kèm với nhiều nghi vấn, trong đó có những nghi vấn liên quan đến quan hệ huyết thống, ruột thịt. Vì vậy, nhu cầu xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống ngày càng tăng cao.

2. Ảnh hưởng của bản xét nghiệm ADN và tại sao lại cần làm giả xét nghiệm ADN?

Bởi vì bản kết quả xét nghiệm ADN được coi là bằng chứng xác đáng nhất, có giá trị về mặt khoa học và giá trị pháp luật về mối quan hệ giữa người với người. 

Bản xét nghiệm ADN “bóc trần sự thật” về mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng,… từ đó không bí mật nào về huyết thống còn bị che giấu với xét nghiệm ADN. 

Ngoài ra, bản xét nghiệm ADN còn là căn cứ để phân chia tài sản thừa kế, để Đại sứ quán các nước xem xét hồ sơ bảo lãnh nhập tịch nước ngoài,… mang tới những quyền lợi rất chắc chắn và rõ ràng. 

Thế nên, một bản xét nghiệm ADN có thể gây nên tác động vô cùng mạnh mẽ, thậm chí thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một con người, một gia đình, thậm chí một dòng tộc. Mỗi bản kết quả xét nghiệm ADN có thể là niềm vui của gia đình này nhưng cũng có thể là nỗi buồn, là sự chia ly của một gia đình khác. 

Việc nảy sinh nhu cầu làm giả bản xét nghiệm ADN cũng xuất phát từ chính những lợi ích và tác động to lớn mà xét nghiệm ADN mang lại. Những trường hợp có mong muốn làm giả bản xét nghiệm ADN mà chúng tôi đã ghi nhận được qua nhiều năm trong ngành bao gồm:

  • Làm giả kết quả xét nghiệm ADN cha con từ không thành có: Đây là trường hợp làm giả bản xét nghiệm ADN để che giấu sự thực về việc mình đã không chung thủy trong mối quan hệ. Vì muốn che giấu điều sai trái mà mình đã làm, muốn giữ gìn gia đình nên họ có mong muốn có được bản kết quả xét nghiệm ADN giả. 
  • Làm giả kết quả xét nghiệm ADN cha con từ có thành không: Tình huống này thường gặp khi người đàn ông đã nảy sinh sẵn lòng nghi ngờ với vợ của mình, sau đó đi làm xét nghiệm ADN với “kỳ vọng” rằng đứa con không phải của mình. Khi nhận kết quả đứa con có quan hệ huyết thống với mình, họ vẫn không tin tưởng, và tỏ nguyện vọng muốn làm giả bản xét nghiệm ADN để buộc tội người vợ không chung thủy.
  • Làm giả kết quả xét nghiệm ADN để giành giật tài sản thừa kế: Bản xét nghiệm ADN cha con, mẹ con,… theo hình thức pháp lý có thể làm thay đổi hoàn toàn phần tài sản thừa kế mà một người có thể nhận được. Nếu chứng minh được bản thân có quan hệ huyết thống với người để lại tài sản thừa kế, thì bạn sẽ nghiễm nhiên được chia tài sản thừa kế theo các hàng thừa kế theo luật quy định. Cần phải nhớ rằng con đẻ, con nuôi hay con ngoài giá thú đều chung một hàng thừa kế và được chia tài sản thừa kế như nhau. 

Đây là 3 trong số rất nhiều các tình huống khách hàng có mong muốn, thậm chí “tha thiết” được làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN. Trên thực tế, các đơn vị xét nghiệm ADN thường xuyên nhận được những lời đề nghị làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN với những mức giá vô cùng hấp dẫn lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng, gấp hàng trăm hàng nghìn lần so với giá của một dịch vụ xét nghiệm ADN. 

Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?
Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không và tại sao lại cần làm giả kết quả ADN?

Những chuyên viên xét nghiệm ADN cũng thường xuyên được khách hàng đề nghị “giúp anh/chị tráo đổi mẫu xét nghiệm ADN” để có được một bản xét nghiệm ADN có kết quả đúng như mong muốn với cái giá cả trăm triệu đồng, bằng 1 tới 2 năm lương đi làm của những chuyên viên này. 

Vậy thì tại sao không có đơn vị xét nghiệm ADN nào lại dám làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN? 

Bởi trên thực tế, khi làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN, các đơn vị xét nghiệm ADN sẽ phải đối mặt với những hậu quả vô cùng nặng nề mà không có tiền bạc nào có thể “mua” được. 

II. Những hậu quả nặng nề khi làm giả bản xét nghiệm ADN

Việc làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN trước hết vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của một người làm khoa học, cụ thể là ngành sinh học phân tử. Bởi với một người làm khoa học, việc tối quan trọng là phải tôn trọng sự thật khách quan, mang sự thật khách quan ra ánh sáng. Sự thật khách quan ở đây là sự thật về mối quan hệ huyết thống giữa người với người được thể hiện qua bản ADN. 

Ngoài việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đi ngược lại tôn chỉ “tìm ra sự thật khách quan” thì việc làm giả xét nghiệm ADN còn mang tới những hậu quả nặng nề như sau:

1. Dễ dàng bị phanh phui khi làm xét nghiệm ADN đối chứng

Trên thực tế, việc làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN rất dễ dàng bị phanh phui. Bởi có thể làm giả 1 bản xét nghiệm ở đơn vị này song chỉ cần xét nghiệm đối chứng ở 1, thậm chí 2 đơn vị xét nghiệm ADN khác, thì bản xét nghiệm ADN giả ban đầu sẽ bị lật tẩy ngay lập tức. 

Người làm xét nghiệm cũng không thể nào tìm đến các đơn vị khác nhau trên cả nước để đề nghị làm kết quả giả cho tất cả các bản xét nghiệm ADN về sau. Chưa kể đến những đơn vị Nhà nước như Viện Pháp y Hà Nội và Viện Pháp y Quốc gia – được coi là hai đơn vị trọng tài, là bên thứ ba để giải quyết tranh chấp kết quả ADN giữa các đơn vị xét nghiệm ADN tư nhân khác. Và dĩ nhiên, những đơn vị xét nghiệm ADN do Nhà nước quản lý sẽ không chấp nhận làm giả bản kết quả ADN. 

Bởi vì việc làm giả kết quả xét nghiệm rất dễ bị phát hiện ra, thế nên không có một đơn vị xét nghiệm ADN có uy tín dám làm giả bản kết quả ADN theo mong muốn của khách hàng. 

2. Mất hoàn toàn uy tín trong ngành xét nghiệm ADN

Một khi bị phanh phui về việc làm sai và làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN, chắc chắn đơn vị đó sẽ mất đi uy tín trong ngành hoàn toàn. Đồng nghĩa với việc sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh ngành xét nghiệm ADN. Số tiền thiệt hại lúc này sẽ lên tới hàng chục tỷ, trăm tỷ đồng. Do đó việc đánh đổi vài chục, vài trăm triệu đồng tiền “lót tay” để làm giả bản xét nghiệm ADN không thể nào so sánh được với uy tín trong ngành. 

Việc xây dựng được uy tín trong ngành xét nghiệm ADN không hề dễ dàng và đơn giản. Không phải đơn vị xét nghiệm ADN nào cũng có thể được làm đối tác có thẩm quyền của các Tòa án các cấp trên cả nước, được chấp nhận sử dụng bản kết quả xét nghiệm ADN tại các đơn vị hành chính Nhà nước. 

Đặc biệt, để có thể có được uy tín và được Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước tin tưởng, chấp nhận sử dụng bản kết quả xét nghiệm ADN được ban hành bởi một phòng thí nghiệm, bởi một đơn vị xét nghiệm ADN cần rất nhiều công sức chứng minh, xây dựng uy tín trong nhiều năm và qua nhiều vòng xét duyệt hồ sơ, kiểm tra khảo sát,… tốn kém rất nhiều công sức và tiền bạc. Để có thể đạt đến cấp độ uy tín cao nhất như vậy, một đơn vị xét nghiệm ADN 

Do đó, trước hậu quả nặng nề đó là mất uy tín hoàn toàn trong ngành, đánh đổi toàn bộ công sức xây dựng lòng tin và vị thế trong ngành của mình thì gần như KHÔNG có đơn vị xét nghiệm ADN uy tín nào chấp nhận việc làm giả bản xét nghiệm ADN. 

3. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí truy tố hình sự

Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không?
Kết quả xét nghiệm ADN có làm giả được không và nếu làm giả thì sẽ xử lý thế nào?

Việc làm giả bản xét nghiệm ADN là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí với những sai phạm nghiêm trọng còn có thể bị truy tố hình sự. 

Căn cứ vào Điều 341 của Bộ luật hình sự 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  6. d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  3. a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  4. b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  5. c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, việc làm giả kết quả ADN, sử dụng kết quả ADN giả được coi là làm giả tài liệu của cơ quan, sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức nên theo quy định của Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Trường hợp phạm tội có tổ chức có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Trường hợp làm giả hoặc sử dụng kết quả ADN giả để chiếm lợi bất chính 50.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Vậy nếu không thể làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN thì liệu có thể thay đổi kết quả xét nghiệm ADN được không? Trên thực tế, khách hàng cũng không thể thay đổi được kết quả xét nghiệm ADN. Đơn vị làm xét nghiệm ADN sẽ phải công bố kết quả đúng sự thật khách quan, không được phép tác động vào kết quả ADN.

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ, mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ