Hỏi đáp quy trình dịch vụ

 

 

Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân theo Luật căn cước mới

Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân theo Luật căn cước mới

Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Luật căn cước mới (từ 1/7/2014). Như vậy, thông tin sinh trắc học trong căn cước sẽ bao gồm: khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. Trong đó, thông tin ADN và giọng nói là dữ liệu không bắt buộc, dành cho những công dân có nhu cầu tích hợp thông tin này vào căn cước. 

1. Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân theo Luật căn cước mới

Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân là một bước tiến mới nhằm hoàn thiện dữ liệu căn cước, theo Luật căn cước mới chính thức có hiệu lực từ 01/7/2024. 

Từ đó tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc nhận diện danh tính, lưu trữ thông tin di truyền ADN cha mẹ con, tìm kiếm người thân thất lạc, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ,…

>>> Tham khảo bài viết: Tầm quan trọng của việc đưa định danh ADN vào thẻ căn cước

Đây là điểm mới trong Luật căn cước, nằm trong việc bổ sung thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói) vào căn cước điện tử. Trong đó, thông tin ADN và giọng nói được đưa vào mã định danh theo nhu cầu của công dân (tức là không bắt buộc)

Đây là cơ sở để đồng bộ tài khoản định danh điện tử với căn cước điện tử, giúp công dân thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Những thông tin được đưa vào mã định danh của công dân bao gồm:

  • Thông tin về căn cước: Thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (họ tên chữ đệm khai sinh; số định danh cá nhân; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo…); thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói) 
  • Thông tin được tích hợp: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
  • Thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

2. Sơ lược về việc đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân

a. Thông tin ADN là gì? 

Thông tin ADN là bộ mã ADN của mỗi cá nhân. Mã ADN của mỗi người là duy nhất và không thay đổi theo thời gian. Mã ADN được dùng để nhận dạng và xác thực danh tính của cá nhân, tương tự như dấu vân tay hay mống mắt. 

Không chỉ nhận dạng cá nhân mà mã ADN còn dùng để xác thực mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng. Bởi mã ADN chính là thông tin di truyền của mỗi người, với 50% ADN từ người cha ruột và 50% ADN từ người mẹ ruột.

b. Đưa thông tin ADN vào mã định danh công dân

Có 2 hình thức thực hiện thủ tục, bao gồm: 

  • Thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước
  • Thực hiện thông qua ứng dụng định danh quốc gia VNeID.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; 
  • Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin ADN.

Trình tự, thủ tục thu thập, cập nhật thông tin ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật ADN

Bước 2: Thực hiện cập nhật

  • Nếu thông tin đã có thì kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị.
  • Nếu chưa có thông tin trong hệ thống thì báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn thực hiện thu thập, cập nhật ADN.

Dữ liệu thông tin ADN phải đảm bảo:

  • Được xét nghiệm, phân tích, tạo lập dữ liệu đáp ứng tiêu chuẩn; 
  • Có giá trị pháp lý, bảo đảm xác định duy nhất công dân đó trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Sau khi thực hiện xét nghiệm ADN lấy mã ADN cá nhân, thông tin ADN sẽ được mã hóa dưới dạng mã vạch (barcode), mã QR (QR code) và tích hợp trên thẻ căn cước điện tử, đồng thời lưu trữ và đồng bộ trên cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. 

Thông tin ADN có thể đọc được bằng máy quét trên điện thoại thông minh hoặc các máy quét thông tin chuyên dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin ADN để nhận dạng danh tính hay xác thực quan hệ huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng nội ngoại sẽ chỉ thực hiện được khi có yêu cầu từ cơ quan, đơn vị có thẩm quyền (Bộ Công an). 

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ