Hỏi đáp quy trình dịch vụ

 

 

Có bắt buộc xét nghiệm ADN khi làm căn cước?

Một bạn đọc đã gửi tới câu hỏi “Có bắt buộc xét nghiệm ADN khi làm căn cước không?” với nội dung cụ thể như sau: Người dân khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN không và việc cung cấp ADN làm căn cước có đảm bảo bảo mật thông tin?

Từ ngày 1/7/2024, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) đã tiến hành triển khai Luật Căn cước và công bố dịch vụ xác thực điện tử. Theo đó, ngoài những thông tin bắt buộc phải cung cấp như thông tin cá nhân, thông tin nhận dạng, thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt) thì người dân có thể tự nguyện cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói.

Có bắt buộc xét nghiệm ADN khi làm căn cước?
Có bắt buộc xét nghiệm ADN khi làm căn cước?

1. ADN căn cước là gì?

ADN (axit deoxyribonucleic) là vật liệu di truyền của tế bào, lưu trữ trong các nhiễm sắc thể ở nhân tế bào và ty thể. ADN của mỗi người sẽ được thừa hưởng từ cha mẹ của mình và thông tin di truyền chứa đựng bên trong ADN sẽ quyết định các đặc điểm nhất định như màu tóc, màu mắt và các kiểu hình khác.

Đặc biệt, ADN của mỗi người là duy nhất, không thay đổi theo thời gian và thông tin sinh trắc học về ADN là loại thông tin có tính đặc trưng, đại diện trọn đời cho một người.

Từ khi Luật Căn cước mới có hiệu lực, nếu người dân có yêu cầu thì sẽ được tích hợp thông tin sinh trắc học về ADN trong thẻ căn cước mới. Thông tin sinh trắc học về ADN được sử dụng để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm một phần rất nhỏ của ADN gọi là STR, chủ yếu sử dụng trong định danh, truy nguyên cá thể.

2. Lấy ADN căn cước bằng cách nào?

Việc tích hợp thông tin sinh trắc học về ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước là một bước tiến đáng kể trong công tác quản lý dân cư và an sinh xã hội. Quy trình thực hiện tích hợp bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Công dân đăng ký tích hợp thông tin ADN, sau đó được hướng dẫn đến điểm thu mẫu.
  • Bước 2: Xác thực thông tin công dân qua thẻ căn cước gắn chip.
  • Bước 3: Các chuyên viên tiến hành thu mẫu ADN của công dân rồi niêm phong và tiến hành gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.
  • Bước 4: Nhận kết quả trong 7 ngày và tiến hành yêu cầu tích hợp ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước tại các cơ quan quản lý căn cước.

Lưu ý: Nếu đã có kết quả xét nghiệm từ các đơn vị đủ điều kiện, công dân chỉ cần cung cấp thông tin này khi làm thủ tục cấp/đổi căn cước, để tích hợp thông tin ADN vào hệ thống.

3. Có bắt buộc xét nghiệm ADN khi làm căn cước?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước 2023 thì trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật này;
  • Bước 2: Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;
  • Bước 3: Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;
  • Bước 4: Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;
  • Bước 5: Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Trong đó, theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước 2023, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:

  • Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
  • Thông tin nhân dạng.
  • Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
  • Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
  • Trạng thái của căn cước điện tử: Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 thì thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói sẽ chỉ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

>>> Xem thêm: Thẻ căn cước tích hợp ADN như thế nào?

Như vậy, trong thủ tục cấp thẻ căn cước thì thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt là những thông tin buộc phải thu thập, còn theo quy định thì thông tin ADN là không bắt buộc.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ