Bố con không cùng huyết thống thì có xét nghiệm ADN được với ông nội hay không?
Không. Nếu hai cha con đã không cùng huyết thống cha-con với nhau thì giữa người con và ông nội (cha đẻ của người cha) cũng sẽ không có cùng huyết thống. Như vậy khi xét nghiệm ADN giữa ông nội và cháu sẽ không có quan hệ huyết thống với nhau, trong trường hợp cháu là cháu trai.
Riêng với trường hợp ông nội – cháu gái, hiện nay công nghệ xét nghiệm ADN chưa cho phép xác định quan hệ họ hàng bên nội giữa nhiễm sắc thể dòng X với dòng Y (tức là khác giới tính). Cháu gái cần phải xét nghiệm ADN với bà nội.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đứa trẻ là con ruột của chính người ông nội, thì có thể giải thích được lý do tại sao hai cha con không cùng huyết thống cha con nhưng lại có huyết thống với ông nội. Và như vậy đây là trường hợp cha – con ruột chứ không phải ông nội – cháu.
2 bố con không cùng huyết thống thì có xét nghiệm ADN được với ông nội hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Với trường hợp hai cha con không cùng huyết thống bố – con ruột, thì giữa ông nội (bố ruột của bố) và cháu cũng không thể có quan hệ huyết thống ông – cháu.
Theo cơ sở di truyền học, ADN của con được nhận từ 50% của bố đẻ và 50% của mẹ đẻ:
- Nếu bố và con có cùng huyết thống bố – con với nhau, các vị trí gen trên nhiễm sắc thể (locus gen) mà con được nhận từ bố sẽ phải trùng khớp với nhau
- Nếu bố và con không cùng huyết thống, các vị trí gen trên nhiễm sắc thể (locus gen) sẽ lệch nhau, vì con không nhận ADN từ bố nên không thể trùng khớp.
Tùy thuộc vào giới tính của con mà nhiễm sắc thể con được nhận từ bố và ông, bà nội (tức bố mẹ đẻ của người bố) cũng sẽ khác nhau:
- Nếu con là con trai: Nhận nhiễm sắc thể Y từ bố, nhiễm sắc thể Y này được truyền từ ông nội cho bố.
- Nếu con là con gái: Nhận 1 nhiễm sắc thể X từ bố, nhiễm sắc thể X này truyền từ bà nội cho bố.
Như vậy, nếu bố con không có cùng huyết thống thì ADN từ ông nội di truyền sang bố không thể nào tiếp tục di truyền tới con, và do đó, khi xét nghiệm ADN ông nội với cháu cũng sẽ không cùng huyết thống.
Nếu 2 bố con cùng huyết thống, con là con gái thì khi xét nghiệm ADN ông nội – cháu gái vẫn sẽ không lên được kết quả. Bởi với cháu gái ruột cần phải xét nghiệm ADN với bà nội (mẹ đẻ của bố)
Tóm lại: Nếu hai bố con không chung huyết thống thì chắc chắn khi xét nghiệm ADN với ông nội (bố đẻ của người bố) cũng sẽ không cùng huyết thống. Riêng với trường hợp hai bố con cùng huyết thống, con là con gái, khi xét nghiệm ADN với ông nội cũng sẽ không cho kết quả cùng huyết thống. Chỉ khi hai bố con cùng huyết thống, con là con trai thì khi xét nghiệm ADN với ông nội mới lên kết quả có huyết thống ông nội – cháu trai.
Trường hợp hy hữu: 2 bố con không cùng huyết thống nhưng lại xét nghiệm ADN được với ông nội
Trên thực tế đã ghi nhận một trường hợp: 2 bố con không chung huyết thống nhưng lại xét nghiệm ADN được với ông nội. Bởi vì cậu bé là con của người vợ với ông nội (tức là bố chồng) sinh ra. Nghĩa là lúc này, đứa cháu nội trai trên danh nghĩa thực chất là con trai ruột của ông nội.
Và như vậy, khi làm xét nghiệm ADN giữa người bố với đứa trẻ thì không có quan hệ cha con ruột, song khi xét nghiệm ADN giữa ông nội với đứa trẻ lại phát hiện thấy những điểm gen (locus gen) trùng khớp nhau, từ đó kết luận đứa cháu nội trai chính là con đẻ của người ông.
Kết luận
2 bố con không có cùng chung huyết thống thì có xét nghiệm ADN được với ông nội? Không, trong tất cả các trường hợp khi hai bố con không chung huyết thống thì chắc chắn con cũng sẽ không phải cháu ruột của ông nội (bố đẻ của người bố) và như vậy khi làm xét nghiệm ADN chắc chắn không trùng khớp với nhau. Ngay cả khi đứa con đúng là con ruột của người bố nhưng mang giới tính nữ cũng không thể xét nghiệm ADN với ông nội được mà phải xét nghiệm ADN với bà nội. Chỉ có duy nhất 1 trường hợp hy hữu đó là đứa cháu trai thực chất là con trai của ông nội.