Xét nghiệm ADN pháp lý là việc thực hiện xét nghiệm ADN phục vụ mục đích pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính trong và ngoài nước, xử lý tranh chấp dân sự, điều tra án hình sự,… Ngày nay, nhu cầu đối với dịch vụ xét nghiệm ADN pháp lý ngày càng tăng cao. Để hiểu rõ về tính phức tạp của dịch vụ xét nghiệm ADN pháp lý, xin mời theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung:
- 1 I. XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ LÀ GÌ?
- 2 II. QUY TRÌNH THU MẪU VÀ THỰC HIỆN HỒ SƠ XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ
- 3 III. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN LÀM XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ
- 3.1 1. Xét nghiệm ADN pháp lý để làm khai sinh
- 3.1.1 a. Bố mẹ đã đăng ký kết hôn nhưng đăng ký muộn (mẹ trước đó không vướng bận hôn nhân với người khác)
- 3.1.2 b. Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, người mẹ đang độc thân
- 3.1.3 c. Người mẹ đang vướng bận hôn nhân với người chồng cũ (chưa ly hôn) nhưng đã có con với bố hiện tại
- 3.1.4 d. Khai sinh thông thường bổ sung tên bố/mẹ có yếu tố nước ngoài vào giấy khai sinh của con
- 3.1.5 e. Khai sinh trong các trường hợp đặc biệt
- 3.2 2. Xét nghiệm ADN pháp lý để ly hôn
- 3.3 3. Xét nghiệm ADN pháp lý để thừa kế, phân chia tài sản
- 3.4 4. Xét nghiệm ADN pháp lý để bảo lãnh, nhập tịch
- 3.5 5. Xét nghiệm ADN pháp lý liên quan đến trưng cầu tòa án, các mẫu án
- 3.1 1. Xét nghiệm ADN pháp lý để làm khai sinh
I. XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ LÀ GÌ?
Hiện nay, trong rất nhiều trường hợp khi làm thủ tục pháp lý, khách hàng sẽ cần đến bản kết quả xét nghiệm ADN được công nhận tại các cơ quan nhà nước như phường, xã, huyện và đặc biệt là tại tòa án các cấp. Ví dụ: làm giấy khai sinh cho con trong những trường hợp đặc biệt, làm hồ sơ bảo lãnh, di dân, nhập tịch nước ngoài, giải quyết tranh chấp khi ly hôn hoặc phân chia tài sản thừa kế,…
Xét nghiệm ADN pháp lý là một quy trình quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao và phải tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt.
1. Trách nhiệm pháp lý của NOVAGEN
Đối với gói xét nghiệm pháp lý, NOVAGEN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và pháp luật về danh tính và mối quan hệ giữa những người làm xét nghiệm.
Do vậy, bản kết quả pháp lý phải có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh được danh tính của người làm xét nghiệm, điều này hiển thị qua ảnh chân dung, thông tin giấy tờ tùy thân và kết luận giám định mối quan hệ.
Mặt khác, chuyên viên thu mẫu phải là người đại diện cho trung tâm đảm bảo mẫu được thu là đúng người bằng cách thu mẫu trực tiếp của những người làm xét nghiệm, chụp hình trực tiếp: ảnh chân dung, giấy tờ tùy thân cũng như ghi đơn biên bản thu mẫu có chữ ký và dấu lăn tay của cả 2 bên.
Nếu không thực hiện được đầy đủ quy trình trên thì NOVAGEN không chịu trách nhiệm và không ban hành kết quả có tính pháp lý để phục vụ cho các thủ tục liên quan cơ quan nhà nước.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN tự nguyện với pháp lý khác nhau như thế nào?
2. Giá trị pháp lý của kết quả xét nghiệm ADN pháp lý tại NOVAGEN
Bản xét nghiệm ADN pháp lý tại NOVAGEN được công nhận tại các cơ quan nhà nước như phường, xã, huyện, tòa án các cấp và đại sứ quán. Kết quả xét nghiệm ADN pháp lý tại NOVAGEN thể hiện đầy đủ được các thông tin xác thực danh tính của những người làm xét nghiệm.
Ngoài ra NOVAGEN còn bổ sung công văn xác thực lại quy trình và kết quả giám định do công dân nộp lên cho tòa án, kèm theo đó là giấy phép kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của công ty nếu được yêu cầu.
II. QUY TRÌNH THU MẪU VÀ THỰC HIỆN HỒ SƠ XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ
1. Thủ tục thu mẫu
Mẫu xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải do chuyên viên xét nghiệm ADN thu trực tiếp. Bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức dưới đây:
- Những người làm xét nghiệm ADN pháp lý tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và thực hiện lấy mẫu tại trung tâm.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thu mẫu cho những người làm xét nghiệm ADN.
2. Xác minh danh tính người xét nghiệm ADN
Người làm xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc phải được xác minh danh tính. Tức là trên bản xét nghiệm ADN pháp lý phải có đầy đủ thông tin người làm xét nghiệm ADN và chuyên viên xét nghiệm phải đảm bảo mẫu ADN được thu từ đúng người này.
Quy trình xác minh danh tính người làm xét nghiệm ADN như sau:
- Bước 1: Kiểm tra giấy tờ tùy thân (bản gốc) của những người làm xét nghiệm ADN. Giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, hoặc giấy chứng sinh (với trẻ sơ sinh).
- Bước 2: Chụp ảnh những người làm xét nghiệm ADN.
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ADN.
- Bước 4: Người làm xét nghiệm thực hiện lấy dấu vân tay xác nhận vào biên bản thu mẫu.
Đồng thời, người đăng ký xét nghiệm cần điền đầy đủ thông tin và ký tên đầy đủ vào đơn yêu cầu xét nghiệm
Lưu ý: Tất cả các giấy tờ được sử dụng đều phải còn thời hạn tại thời điểm tiến hành làm xét nghiệm, được cấp bởi cơ quan nhà nước. Có thể dùng bản gốc, bản sao hoặc photo công chứng.
III. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN LÀM XÉT NGHIỆM ADN PHÁP LÝ
Xét nghiệm ADN pháp lý có thể dùng trong xác nhận các mối quan hệ sau:
– Huyết thống trực hệ: cha/mẹ- con
– Huyết thống họ hàng theo dòng cha:
+ Ông nội-cháu trai, chú/ bác trai- cháu trai.
+ Bà nội- cháu gái, chị em gái cùng cha.
– Huyết thống họ hàng theo dòng mẹ: bà ngoại- cháu ngoại, bác trai/bác gái/dì/ cậu- cháu ngoại.
Những nhu cầu pháp lý yêu cầu phải làm xét nghiệm ADN:
1. Xét nghiệm ADN pháp lý để làm khai sinh
Đối với trường hợp xét nghiệm ADN làm khai sinh thì yếu tố quan trọng nhất chính là tình trạng hôn nhân của người mẹ và giấy tờ hiện tại người con đang có (giấy khai sinh/ giấy chứng sinh).
a. Bố mẹ đã đăng ký kết hôn nhưng đăng ký muộn (mẹ trước đó không vướng bận hôn nhân với người khác)
Đây là trường hợp làm giấy khai sinh đơn giản do bố mẹ đăng ký kết hôn muộn (bố mẹ đã đăng ký kết hôn trong lúc người mẹ đã mang bầu và trước khi sinh con). Nhiều phường xã kỹ tính họ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm ADN cha con pháp lý để khẳng định đúng cha con ruột. Khi có bản kết quả bố mẹ nộp về phường xã và làm thủ tục khai sinh cho con bình thường.
b. Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, người mẹ đang độc thân
Tại thời điểm làm giấy khai sinh cho con thì người mẹ đang độc thân. Trong trường hợp này thì làm xét nghiệm ADN cha con để bổ sung tên bố hiện tại vào trong giấy khai sinh (con có giấy chứng sinh hoặc đã có giấy khai sinh họ mẹ đều áp dụng được).
+ Mẹ độc thân không vướng bận trong mối quan hệ hôn nhân khác
Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, người mẹ độc thân không vướng bận trong mối quan hệ hôn nhân khác thì sẽ làm xét nghiệm pháp lý 2 bố con.
Khi có kết quả, người mẹ sẽ đứng ra làm giấy khai sinh cho con có tên bố mẹ tại phường xã của mẹ. Nếu muốn đăng ký tại phường xã của bố thì mẹ sẽ xin giấy xác nhận độc thân và mang qua phường xã bên bố làm khai sinh.
* Lưu ý: Trong trường hợp người bố đã có gia đình riêng (nhận con ngoài giá thú) thì chỉ được đăng ký khai sinh tại phường xã nơi mẹ thường trú, không đăng ký bên bố.
+ Mẹ độc thân nhưng trước đó có vướng bận hôn nhân với người khác (đã có giấy xác nhận ly hôn tại tòa): Trường hợp này sẽ xét khoảng thời gian từ lúc có giấy xác nhận ly hôn của tòa đến thời điểm sinh con, ký hiệu là T.
(1) Nếu T> 300 ngày: Ngoài 300 ngày thì con không có liên quan đến người chồng cũ. Mẹ làm khai sinh như trường hợp mẹ độc thân hoàn toàn.
(2) Nếu T< 300 ngày: Trước 300 ngày thì con đang được công nhận là con chung của người mẹ và chồng cũ. Nếu trong thời điểm ly hôn chưa chứng minh được bé là con riêng của mẹ thì quy trình làm giấy khai sinh sẽ diễn ra như sau:
– Làm bản xét nghiệm ADN bố con pháp lý giữa bố hiện tại và con: 2 bản
– Quay về tòa (ưu tiên tòa đã thụ lý vụ ly hôn) nộp kết quả + giấy tờ liên quan để xác nhận vấn đề không phải con chung với chồng cũ -> Tòa sẽ ban hành công văn xác nhận
– Cầm theo công văn về phường xã đăng ký khai sinh như trường hợp mẹ độc thân không vướng bận trong mối quan hệ hôn nhân khác.
c. Người mẹ đang vướng bận hôn nhân với người chồng cũ (chưa ly hôn) nhưng đã có con với bố hiện tại
Trường hợp này người chồng cũ không phải bố ruột của bé nên người mẹ thường sẽ muốn làm khai sinh cho con với tên bố hiện tại hoặc giấy khai sinh chỉ có tên mẹ thôi.
Người mẹ bắt buộc phải làm xong thủ tục ly hôn với chồng cũ (có giấy xác nhận của tòa) thì mới làm khai sinh cho con không có tên người chồng cũ được.
+ Nếu muốn khai sinh họ mẹ:
– Người mẹ tiến hành ra tòa làm thủ tục ly hôn với chồng cũ.
– Trong quá trình ly hôn sẽ làm xét nghiệm ADN giữa chồng cũ và con (chồng cũ hợp tác làm xét nghiệm hoặc theo chỉ định của tòa), nộp kết quả lên tòa để chứng nhận không phải con chung.
– Sau khi làm xong thủ tục ly hôn, cầm theo giấy xác nhận về phường xã làm khai sinh theo họ mẹ.
+ Nếu muốn khai sinh cho con theo tên bố hiện tại:
– Người mẹ tiến hành ra tòa làm thủ tục ly hôn với chồng cũ.
– Có 2 phương án cho khách tham khảo:
- Trong quá trình ly hôn sẽ làm xét nghiệm ADN giữa chồng cũ và con (chồng cũ hợp tác làm xét nghiệm hoặc theo chỉ định của tòa), nộp kết quả lên tòa để chứng nhận không phải con chung. Sau khi hoàn thành thủ tục ly hôn sẽ làm thêm xét nghiệm giữa bố hiện tại và con để mẹ mang lên phường xã làm khai sinh theo tên bố hiện tại.
- Người mẹ hoàn tất quá trình ly hôn với chồng cũ xong xuôi, tiến hành làm xét nghiệm giữa bố hiện tại với con. Nộp lại kết quả lên tòa để chứng nhận không phải con chung -> Tòa ban hành công văn -> Mẹ cầm kết quả + giấy tờ về phường xã làm khai sinh theo tên bố hiện tại.
* Đa số khách hàng sẽ làm theo phương án sau vì không phải chồng cũ cũng sẽ hợp tác hoặc không thể có mặt trực tiếp được. Trong trường hợp chồng cũ không thể có mặt trực tiếp (đang chịu sự quản thúc của pháp luật, đang làm ăn tại nước ngoài không thể về Việt Nam, định cư tại nước ngoài,…) thì mẹ có thể đăng ký xin đơn phương ly hôn với tòa. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa sẽ đưa phương án hỗ trợ phù hợp.
d. Khai sinh thông thường bổ sung tên bố/mẹ có yếu tố nước ngoài vào giấy khai sinh của con
Trường hợp có bố/mẹ có yếu tố nước ngoài (mang quốc tịch nước ngoài hoặc là người nước ngoài), để làm thủ tục tên bố/mẹ vào giấy khai sinh thông thường của con về quy trình, cách thức giống như 2 bố mẹ là người Việt Nam, lưu ý thêm 1 số thông tin sau:
– Giấy tờ tùy thân của người có yếu tố nước ngoài chỉ dùng hộ chiếu.
– Bố/ mẹ là người nước ngoài thì từ cơ quan nhà nước cấp huyện/thành phố mới đủ thẩm quyền để cấp giấy tờ -> Gia đình nên có hỏi trước thủ tục với tư pháp để có sự chuẩn bị đầy đủ.
e. Khai sinh trong các trường hợp đặc biệt
Thông thường khi làm thủ tục khai sinh sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ tùy thân của bố mẹ và của con. Mẹ đang là người giám hộ hợp pháp của con nên mẹ là người đứng ra làm các thủ tục giấy tờ trên cơ quan nhà nước. Tuy nhiên vẫn sẽ có phát sinh một số trường hợp đặc biệt
+ Con không có giấy tờ: Trường hợp này là do gia đình làm mất hoặc tự sinh con tại nhà. Tùy theo giấy tờ sẽ có các phương án xử lý sau:
– Tự sinh con ở nhà: Đăng ký gói xét nghiệm pháp lý bố-mẹ-con (3 người) để xác nhận mối quan hệ huyết thống.
– Mất giấy chứng sinh: Xin cấp lại tại bệnh viện hoặc làm xét nghiệm pháp lý bố mẹ con.
– Mất giấy khai sinh: Xin cấp lại tại UBND nơi cấp giấy khai sinh ban đầu hoặc xin giấy định danh cá nhân của con.
+ Mẹ bé bỏ đi: Trường hợp này thường sẽ làm xét nghiệm bố con để giấy khai sinh chỉ có bố đứng tên. Tuy nhiên do không có người giám hộ (người mẹ) đứng ra làm giấy tờ nên bố bắt buộc phải trình bày trước với tư pháp và được sự đồng ý hỗ trợ từ phường xã thì mới tiến hành làm thủ tục.
+ Bố/mẹ đã mất: Trường hợp bố hoặc mẹ mất (hoặc cả 2 người đều mất), nếu con chưa có giấy khai sinh thì sẽ phải xét nghiệm thông qua người thân khác trong gia đình chứng minh mối quan hệ (thường sẽ là ông bà, anh/chị/em của bố mẹ,…), từ đó người thân sẽ đứng ra làm người giám hộ để bổ sung tên mẹ/bố vào giấy khai sinh.
– Mẹ mất: Thông qua xét nghiệm ty thể để xác minh mối quan hệ với mẹ như bà ngoại- cháu, dì-cháu, cậu-cháu, anh/chị/em cùng mẹ (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật),…
– Bố mất: Thông qua xét nghiệm theo dòng cha để xác minh mối quan hệ với bố như:
- Ông nội- cháu trai, bác trai/ chú- cháu trai, anh em trai cùng bố (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật).
- Bà nội- cháu gái, 2 chị em gái cùng bố (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật).
*Lưu ý: Các trường hợp khai sinh đặc biệt đều cần được trình bày trước với tư pháp và có sự xác nhận đồng ý của cán bộ tư pháp rồi mới tiến hành làm thủ tục.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN khai sinh
2. Xét nghiệm ADN pháp lý để ly hôn
Xét nghiệm ADN pháp lý dùng cho trường hợp ly hôn được khách hàng nộp trực tiếp lên tòa, thường sẽ có các trường hợp sau:
– Chứng minh huyết thống để giành quyền nuôi con.
– Chứng minh huyết thống yêu cầu chu cấp theo trách nhiệm của người giám hộ.
– Chứng minh huyết thống để không thừa nhận con.
– Chứng minh không phải con chung của 2 vợ chồng để làm giấy khai sinh cho cháu theo tên mẹ hoặc theo tên của bố mới.
– Chứng minh để loại bỏ tên ra khỏi giấy khai sinh của con.
Thông thường các trường hợp ly hôn khi làm thủ tục tại tòa, tùy theo tình huống cụ thể tòa sẽ cho công dân tự tìm trung tâm xét nghiệm để làm hoặc tòa sẽ trưng cầu giám định. Khách hàng cần nắm rõ trường hợp nhà mình và xác nhận lại hướng giải quyết với tòa án.
Trong trường hợp công dân tự đi làm xét nghiệm pháp lý, trung tâm sẽ có công văn xác nhận lại cho tòa án về tính pháp lý của bản kết quả đã được ban hành theo đúng quy định
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN ly hôn
3. Xét nghiệm ADN pháp lý để thừa kế, phân chia tài sản
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự 03 hàng thừa kế:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Theo quy định này thì sẽ có những trường hợp cần có chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế bằng xét nghiệm ADN. Theo hàng thừa kế ưu tiên các xét nghiệm các mối quan hệ sau:
– Huyết thống trực hệ (cha/mẹ- con): Trường hợp cần làm xét nghiệm ADN pháp lý thường xảy ra trong các trường hợp con ngoài giá thú, thất lạc nhau,… hoặc xét nghiệm hài cốt bố/mẹ với con (điều kiện là mẫu hài cốt đủ điều kiện để làm).
– Huyết thống họ hàng theo dòng cha (thường là bố đã mất):
+ Ông nội-cháu trai, bác trai/ chú-cháu trai, anh em trai cùng bố (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật).
+ Bà nội-cháu gái, 2 chị em gái cùng bố (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật).
– Huyết thống họ hàng theo dòng mẹ (thường là mẹ đã mất): Bà ngoại-cháu, dì-cháu, cậu-cháu, anh/chị/em cùng mẹ (1 trong 2 người đã được công nhận là con gái của bố trên giấy tờ pháp luật),…
* Lưu ý: Tùy vào từng trường hợp gia đình cụ thể tòa sẽ có phương án quyết định xét nghiệm xác nhận mối quan hệ sau khi tham khảo thông tin với trung tâm xét nghiệm và được sự công nhận từ các đương sự liên quan.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN phân chia tài sản thừa kế
4. Xét nghiệm ADN pháp lý để bảo lãnh, nhập tịch
Trường hợp bố, mẹ/ con là người nước ngoài (hoặc có quốc tịch nước ngoài) muốn bảo lãnh con/bố, mẹ sang nước ngoài (xin visa, thủ tục xuất cảnh, nhập cư, định cư,…), việc cung cấp giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh là điều kiện tiên quyết.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cho thủ tục bảo lãnh, nhập tịch là Bộ ngoại giao/Đại sứ quán.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN bảo lãnh – di dân – nhập tịch
5. Xét nghiệm ADN pháp lý liên quan đến trưng cầu tòa án, các mẫu án
Trong một số trường hợp đặc biệt, tòa án sẽ trưng cầu giám định ADN. Bên cạnh đó, một số vụ án dân sự, hình sự cũng sẽ được trung tâm pháp y yêu cầu giám định.
– Tùy thuộc vào từng trường hợp, nếu tòa án cho công dân được tự chọn đơn vị để xét nghiệm và nộp lại bản kết quả có đầy đủ tính pháp lý thì chi phí xét nghiệm sẽ do công dân và bên xét nghiệm tự thỏa thuận với nhau theo chi phí niêm yết của đơn vị xét nghiệm.
– Khi một cơ quan tòa án đánh giá một trung tâm uy tín và có chỉ định xét nghiệm để giải quyết thủ tục, khách hàng cần thực hiện theo yêu cầu của tòa án.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm ADN theo yêu cầu tòa án
————–
Xét nghiệm ADN pháp lý là thủ tục quan trọng trong việc giải quyết một số thủ tục pháp lý. Tại NOVAGEN, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ xét nghiệm ADN pháp lý với độ chính xác cao, quy trình chuyên nghiệp và bảo mật tuyệt đối. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của NOVAGEN luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống. Quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, minh bạch và kết quả được công nhận bởi các cơ quan nhà nước, đảm bảo rằng mọi kết quả có giá trị pháp lý cao nhất.
Nguồn: NOVAGEN