Không thể xét nghiệm ADN ông ngoại với cháu trai, cháu gái để xác định mối quan hệ huyết thống được. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà có thể khẳng định chắc chắn như vậy? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ ngay sau đây để được giải đáp một cách chi tiết!
1. Tại sao không thể xét nghiệm ADN ông ngoại với cháu trai, cháu gái?
Ông ngoại cháu trai, ông ngoại cháu gái không thể thực hiện xét nghiệm ADN để xác minh mối quan hệ huyết thống được là vì các lý do sau đây:
- ADN là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển, sinh sản) của người và hầu hết các loài sinh vật khác.
- ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và có một lượng nhỏ nằm trong ty thể, còn được gọi là ADN ty thể.
- Theo nguyên lý di truyền thì ADN ty thể được di truyền theo dòng ngoại, ít xảy ra đột biến và được truyền qua nhiều đời. Do đó, những người có cùng một mẹ sinh ra sẽ có hệ gen ADN ty thể giống nhau.
Tuy nhiên, ADN ty thể sẽ không được di truyền sang thế hệ con cháu của những người con trai có cùng mẹ đẻ mà chỉ những người con gái mới có khả năng di truyền ADN ty thể sang thế hệ con gái.
Vì ông ngoại không di truyền ADN ty thể cho con gái của mình (mẹ của cháu trai, cháu gái) nên không thể sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN ty thể để xác định quan hệ huyết thống giữa ông ngoại với cháu trai, cháu gái được.
2. Cháu trai, cháu gái có thể xét nghiệm ADN được với ai trong dòng mẹ?
Tuy không thể xét nghiệm ADN ông ngoại với cháu trai, cháu gái nhưng cháu gái, cháu trai có thể thực hiện xét nghiệm ADN ty thể để xác định được mối quan hệ huyết thống với những cá nhân sau trong dòng ngoại:
- Bà ngoại (mẹ ruột của mẹ) với cháu trai, cháu gái (con của mẹ).
- Anh chị em ruột cùng mẹ (anh em trai, chị em gái, anh trai em gái, chị gái em trai).
- Bác nữ, dì (chị em gái ruột của mẹ) với cháu trai, cháu gái (con của mẹ).
- Bác trai, cậu (anh em trai ruột của mẹ) với cháu trai, cháu gái (con của mẹ).
3. Xét nghiệm ADN ty thể (họ hàng dòng mẹ) nên sử dụng loại mẫu nào?
Nếu được thu thập, phân tích theo đúng quy trình thì mọi loại mẫu xét nghiệm ADN đều cho ra đúng 1 kết quả và đều có độ chính xác như nhau là 99,999999%. Trong đó, các loại mẫu sinh phẩm được sử dụng để xét nghiệm ADN có thể kể đến như:
- Mẫu xét nghiệm ADN dễ: Mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng.
- Mẫu xét nghiệm ADN thông thường: Mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng tay, mẫu móng chân, mẫu cuống rốn,…
- Mẫu xét nghiệm ADN đặc biệt: Bàn chải đánh răng, kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…
Loại mẫu phổ biến được các đơn vị xét nghiệm ADN ưu tiên thu thập là mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng. Đây là hai mẫu xét nghiệm ADN có nồng độ ADN trong mẫu cao, dễ dàng thu thập và dễ dàng tách chiết.
Trong trường hợp không thu được các mẫu dễ, thông thường hay muốn thu mẫu để làm xét nghiệm bí mật thì có thể thu các mẫu xét nghiệm đặc biệt. Tuy nhiên đây là những mẫu khó, có lượng ADN trong mẫu thấp, lẫn nhiều tạp chất nên có khả năng sẽ không ra kết quả, cần phải thực hiện nhiều bước để làm tinh sạch, tách chiết ADN. Ngoài ra, thời gian trả kết quả xét nghiệm mẫu đặc biệt cũng lâu hơn mẫu dễ, mẫu thông thường.
Như vậy, không thể thực hiện xét nghiệm ADN ông ngoại với cháu trai, cháu gái được. Trong trường hợp không thu thập được mẫu xét nghiệm ADN của mẹ (mẹ không thể có mặt, qua đời hoặc không sẵn sàng để thực hiện xét nghiệm ADN mẹ – con) để xác định quan hệ huyết thống mẹ – con thì hoàn toàn có thể thay thế ông ngoại bằng bà ngoại hoặc bác nữ/dì, bác trai/cậu (anh chị em ruột của mẹ). Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm ADN ty thể giữa anh chị em ruột cùng mẹ để xác định quan hệ huyết thống.