Bà ngoại cháu trai cháu gái có xét nghiệm ADN được không? Có. Bà ngoại cháu trai và bà ngoại cháu gái đều có thể thực hiện xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ bà cháu ruột được, bằng cách sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN ty thể, trong đó ADN ty thể chỉ truyền từ mẹ sang các con, tức chỉ truyền theo dòng họ bên ngoại.
Nội dung:
1. Bà ngoại cháu trai cháu gái có xét nghiệm ADN được không?
Có. Giữa bà ngoại (mẹ ruột của mẹ) hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN với các cháu trai và cháu gái ruột (tức là con trai, con gái ruột của mẹ) để xác minh mối quan hệ huyết thống.
Nguyên lý thực hiện xét nghiệm ADN giữa bà ngoại cháu trai cháu gái dựa vào ADN ty thể.
ADN ty thể là phần ADN nằm ở phần ty thể của tế bào. Các ADN ty thể có tính di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là những người có cùng một mẹ sinh ra sẽ có hệ gen ADN ty thể giống nhau. Các ADN ty thể sẽ không được di truyền sang cho thế hệ con cháu của những người con trai có cùng mẹ đẻ, mà chỉ có chị gái, em gái của những người con trai này mới có khả năng tiếp tục di truyền ADN ty thể sang con trai và con gái của họ.
Dựa trên cơ sở khoa học về di truyền ADN ty thể, bà ngoại sẽ di truyền ADN ty thể cho người mẹ, và người mẹ cũng sẽ truyền ADN ty thể này cho con trai và con gái của minh.
Như vậy, bà ngoại và cháu trai, cháu gái ruột chắc chắn sẽ có phần ADN ty thể trùng khớp với nhau. Và do đó, phương pháp xét nghiệm ADN ty thể có thể xác định được mối quan hệ huyết thống bà ngoại với cháu trai, cháu gái.
- Nếu ADN ty thể giữa bà ngoại và cháu trai, cháu gái trùng khớp: Kết luận bà ngoại và cháu trai, cháu gái có mối quan hệ huyết thống.
- Nếu ADN ty thể giữa bà ngoại và cháu trai, cháu gái KHÔNG trùng khớp: Kết luận bà ngoại và cháu trai, cháu gái KHÔNG có mối quan hệ huyết thống.
2. Xét nghiệm ADN bà ngoại cháu trai cháu gái được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Thực hiện thu mẫu xét nghiệm ADN của bà ngoại và cháu trai, cháu gái
- Bước 2: Phòng thí nghiệm tiến hành phân tích mẫu ADN của bà ngoại, cháu trai và cháu gái
- Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm ADN.
Bước 1: Thực hiện thu mẫu xét nghiệm ADN của bà ngoại và cháu trai, cháu gái
Mẫu xét nghiệm ADN là gì? Mẫu ADN được dùng để xét nghiệm bao gồm 01 trong 05 loại mẫu như sau: máu, niêm mạc miệng (nước bọt), móng tay/chân, tóc có gốc chân tóc, cuống rốn trẻ sơ sinh.
Hiện nay có 3 cách để lấy mẫu xét nghiệm ADN của bà ngoại và cháu trai, cháu gái như sau:
- Bà ngoại và cháu trai, cháu gái tới trực tiếp đơn vị xét nghiệm ADN.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN tới nhà riêng của bà ngoại và cháu trai, cháu gái để tiến hành thu mẫu xét nghiệm.
- Gia đình tự thu thập mẫu ADN tại nhà và gửi tới đơn vị xét nghiệm ADN qua đường bưu điện.
Bước 2: Phòng thí nghiệm tiến hành phân tích mẫu ADN của bà ngoại, cháu trai/cháu gái
Mẫu ADN của bà ngoại và cháu trai, cháu gái sẽ được phòng thí nghiệm tiến hành phân tích bằng hệ thống máy móc chuyên dụng. Mẫu ADN thu được sẽ tiến hành làm sạch, phân tách lấy phần ADN ty thể nằm ở ty thể tế bào, sau đó thực hiện so sánh các vị trí locus gen chung giữa các mẫu ADN bà ngoại – cháu trai, cháu gái
Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm ADN bà ngoại với cháu trai, cháu gái
Sau khi có kết quả ADN, để bảo mật thông tin từng ca xét nghiệm, chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ chủ động gọi điện thông báo qua các kênh liên hệ gồm điện thoại, Email, Zalo… cho người đứng đơn đăng ký xét nghiệm. Trừ khi có sự ủy quyền và xác nhận trực tiếp của người đứng đơn, dữ liệu ADN sẽ không được chia sẻ cho bất kỳ ai, kể cả đó là vợ hoặc chồng hoặc bố mẹ, người thân của những người làm xét nghiệm ADN.
Trung tâm xét nghiệm ADN sẽ gửi bản kết quả đầy đủ (đã được ký và đóng dấu) qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ người nhận hoặc khách hàng có thể đến văn phòng lấy trực tiếp tuỳ theo mong muốn.
3. Xét nghiệm ADN theo dòng họ bên ngoại còn có thể xác định mối quan hệ huyết thống nào khác?
Ngoài bà ngoại cháu trai, cháu trai, xét nghiệm ADN theo dòng họ ngoại (dòng mẹ) còn xác định được những mối quan hệ huyết thống sau:
- Anh chị em ruột cùng mẹ (anh em trai, anh trai em gái, chị gái em trai, chị em gái)
- Dì, bác là nữ (chị em gái ruột của mẹ) với cháu trai hoặc gái
- Cậu, bác là nam (anh em trai ruột của mẹ) với cháu trai hoặc gái
Như vậy, trong trường hợp không thể thực hiện xét nghiệm mẹ con, gia đình hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN giữa cháu với bà ngoại, với dì/bác gái, cậu/bác trai hoặc giữa các anh chị em cùng mẹ với nhau để xác định được mối quan hệ huyết thống trong gia đình.
Kết luận: Bà ngoại cháu trai cháu gái có xét nghiệm ADN được không? Có, bằng cách sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN ty thể – ADN ty thể chỉ truyền từ mẹ sang các con, tức chỉ truyền theo quan hệ họ hàng bên ngoại.