“Thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà có đủ tính pháp lý không?” là câu hỏi được rất nhiều khách hàng của NOVAGEN quan tâm và muốn được giải đáp cụ thể hơn.
Việc thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà sẽ có đủ tính pháp lý khi được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN đến thực hiện trực tiếp. Mẫu xét nghiệm do khách hàng tự thu tại nhà sẽ không đủ tính pháp lý và chỉ được phép sử dụng để thực hiện xét nghiệm ADN dân sự tự nguyện. Chi tiết thông tin giải đáp, mời bạn đọc tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ dưới đây!
1. Thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà có đủ tính pháp lý không? Xét nghiệm ADN pháp lý có được thu mẫu tại nhà không?
Vì bản kết quả xét nghiệm ADN phục vụ mục đích pháp lý là loại giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý trước các cơ quan chức năng có thẩm quyền như UBND, Tòa án, Đại sứ quán,… nên đơn vị thực hiện xét nghiệm ADN phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về độ chính xác của kết quả này.
Nếu như xét nghiệm ADN tự nguyện có thể tự thu mẫu tại nhà hay có thể chọn ghi tên thật/ ký hiệu trong thủ tục xét nghiệm để đảm bảo bí mật, quyền riêng tư thì xét nghiệm ADN pháp lý lại khác. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả thì khách hàng sẽ không được tự thu thập mẫu tại nhà mà mẫu phải được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN trực tiếp lấy theo 2 cách sau:
- Những người tham gia xét nghiệm đến địa chỉ của đơn vị xét nghiệm ADN để các chuyên viên tiến hành thu mẫu và làm thủ tục trực tiếp.
- Các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN sẽ đến tận nhà để thu mẫu và làm thủ tục.
Theo đó, thu mẫu xét nghiệm ADN tại nhà sẽ có đủ tính pháp lý khi được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN trực tiếp thực hiện. Trường hợp mẫu do khách hàng tự thu tại nhà sẽ không được phép sử dụng để làm xét nghiệm ADN pháp lý. Không chỉ vậy, xét nghiệm ADN pháp lý còn yêu cầu chụp ảnh chân dung và kiểm tra, chụp lại giấy tờ tùy thân gốc của từng người tham gia xét nghiệm cũng như yêu cầu lăn dấu vân tay, ký vào biên bản pháp lý về việc thu mẫu sinh phẩm đối với người từ 18 tuổi trở lên để hoàn thiện thủ tục.
Mẫu xét nghiệm ADN pháp lý sau khi thu sẽ được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm chuyển vào phòng thí nghiệm để tiến hành tách chiết, phân tích và đối chiếu, so sánh thông tin ADN của những người tham gia.
Kết quả trước khi trả ra đều phải được kiểm tra, rà soát cẩn thận, nghiêm ngặt và phải được phê duyệt, ký với người có thẩm quyền, chuyên môn để hạn chế tối đa việc xảy ra các sự cố liên quan đến thông tin khách hàng hay chênh lệch kết quả.
2. Xét nghiệm ADN pháp lý thường thu thập loại mẫu nào?
Các mẫu sinh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm ADN nói chung bao gồm mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, mẫu tóc có gốc chân tóc, mẫu móng tay/móng chân, mẫu cuống rốn (trẻ sơ sinh), mẫu máu thai phụ, mẫu nước ối, đầu lọc thuốc lá, bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, dao cạo râu,…
Trong xét nghiệm ADN thì mọi loại mẫu được thu thập theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn chất lượng đều sẽ cho ra một kết quả duy nhất và mẫu nào cũng sẽ có độ chính xác như nhau (99,999999%).
Tuy nhiên, khi thu thập mẫu của những người tham gia xét nghiệm ADN pháp lý thì các chuyên viên của trung tâm xét nghiệm thường sẽ ưu tiên lấy những mẫu sinh phẩm có lượng ADN trong mẫu cao, dễ phân tách ADN,… như mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng để có thể trả kết quả cho khách hàng nhanh chóng hơn. Không chỉ vậy, nếu muốn sử dụng các loại mẫu khác như mẫu tóc, mẫu móng tay/móng chân,… thì cần phải nhận được sự đồng ý của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm:
- Xét Nghiệm ADN Dân Sự Và Xét Nghiệm ADN Pháp Lý Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?
- Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý
Kết luận: Hoàn toàn có thể thu mẫu tại nhà để thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì việc thu mẫu cũng như hoàn thiện thủ tục phải được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN đến trực tiếp thực hiện. Nếu còn bất kỳ một thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline NOVAGEN để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giải đáp một cách chi tiết!